„…tại Miến Điện, những
gương mặt tươi trẻ, đầy hy vọng đang toát ra độ tự tin của thế hệ 'tôi nghèo
nhưng tôi là ông chủ' quyết định vận mệnh dân tộc.“
Miến Điện (Myanmar) lại làm người Việt ngạc nhiên
Nguyễn Giang BBC World Service, Asia Region
Image copyright AFP
Tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein vừa chúc mừng đảng ̣đối lập của bà
Aung San Suu Kyi thắng lợi trong kỳ bầu cử vừa qua (90% phiếu sơ bộ).
Lời chúc là chỉ dấu quân đội Miến Điện, được đảm bảo 25% ghế
trong Quốc hội, chấp nhận cuộc chơi chuyển quyền qua lá phiếu.
Nhưng họ sẽ vẫn muốn 'bảo kê'
chính trị hay chuyển đổi thành quân đội chuyên nghiệp thì chúng ta còn phải
chờ xem.
Image copyright EPA
Image caption Tướng Thein Sein chúc mừng đối thủ là bà Aung San Suu Kyi
NLD thắng lớn nhưng gần 90
đảng phái khác cũng muốn có vai trò của họ, nhất là ở các vùng sắc tộc.
Dù sao thì Miến Điện đã bước qua ngưỡng đầu
của quá trình dân chủ hóa mà cả ông Thein Sein và bà Suu Kyi đều có vai trò
quan trọng.
Có người bạn của tôi mới viết
trên Facebook rằng "Việt Nam cần một Aung San Suu Kyi nhưng còn cần hơn
là một Thein Sein".
Quả vậy, dù có khác biệt phe
phái, quân đội Miến Điện đã đồng ý 'dấn thân' vào cuộc chuyển đổi hòa bình
với ông Thein Sein là một biểu tượng.
Chuyện Miến Điện không xảy ra
bất chợt mà đã có đó cả 5-10 năm nay.
Nhưng nhìn chung, người Việt
Nam theo mọi xu hướng lại một lần nữa tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí bất ngờ
trước biến chuyển ngoạn mục tuần qua.
Các nhà lãnh đạo cao nhất hình
như chưa từng tiếp xúc và cũng chưa thấy phát biểu gì mấy ngày qua về bà Aung
San Suu Kyi.
Một lần nữa, dù cùng trong
ASEAN với Miến Điện, Việt Nam lại đi sau Trung cộng trong chính trị khu vực.
Hồi tháng 6, ông Tập Cận
Bình đã mời bà Aung San Suu Kyi sang Bắc Kinh trong giao lưu hai đảng vì bà chỉ
mới là dân biểu không có chức danh nhà nước.
Trước đó, Đảng đoàn Trung cộng
cũng mời Đoàn Thanh niên của NLD sang thăm, điều chưa thấy xảy ra với Đảng và
Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam.
Image copyright Getty
Báo chí 'cách mạng' Việt Nam
cũng tránh nói đến cách mạng dân chủ Miến Điện.
Báo Đảng Trung cộng khôn ngoan
hơn, đã qua bài trên Global Times khẳng định "dân chủ hóa tại Miến Điện
không phải là Cách mạng Màu".
Trên thực tế, màu hay không
màu thì cũng là chuyển đổi lớn ngay biên giới phía Nam khiến báo chí Trung Hoa phải phù phép về ngôn từ để mở đường giao lưu
một khi NLD lên nắm quyền.
Quyền lợi kinh tế Hoa lục tại Miến
Điện lâu nay dựa trên 'guanxi' với quân đội và bị phê phán là "gắn chặt
với tham nhũng", theo ông Moe Myint Kyaw, Tổng thư ký Phòng thương mại và
công nghiệp Miến Điện nói với BBC tiếng Hoa.
Ai sẽ lo các quyền lợi kinh tế
của Việt Nam tại Miến Điện khi chính quyền Nay Pyi Daw thay đổi?
Đi sau và chỉ nhìn phần ngọn?
Nhưng người Việt Nam ở hải ngoại và giới vận động dân chủ nhân quyền
trong nước cũng không nhanh và đi xa hơn chính quyền bao nhiêu trước chủ đề Miến
Điện.
Trước bầu cử, nhiều nhóm xã
hội dân sự từ Nam Dương, Tân Gia Ba, Thái Lan...đã tự tổ chức đoàn sang Miến
Điện làm quan sát viên.
Xin nhắc họ cứ đi với tư cách
cá nhân, hội đoàn sinh viên, NGO chứ không đại diện cho các chính phủ, không
phải quan sát viên của EU hay ASEAN.
Còn người Việt Nam thì sao?
Theo những gì tôi biết thì
không có nhóm nào như vậy từ Việt Nam sang Miến Điện.
Sau cuộc bỏ phiếu lịch sử,
các ý kiến thể hiện ra trên mạng xã hội tiếng Việt cũng không có gì mới mẻ,
chủ yếu nói theo báo chí quốc tế.
Một số nhà vận động nhân
đây đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải thay đổi tương tự.
Nhưng cũng chỉ là đòi hỏi chung
chung, ai nghe?
Thậm chí không ít người Việt
còn coi nước này còn nghèo - thu nhập bình quân chừng 1200 USD, thấp hơn Việt
Nam (2000 USD -2013), nên không có gì đáng học.
Đây là tư duy rất ngắn hạn,
khiến ta không hiểu vì sao bà Aung San Suu Kyi và Miến Điện được quốc tế ngưỡng
mộ đến thế.
Chính sự hình thành của dân
chủ từ nền tảng kinh tế lạc hậu, chia rẽ sứ quân, xung đột sắc tộc như Miến
Điện mới đáng nói.
Khi các lý thuyết xã hội, các
giá trị cơ bản bị thử thách mà vẫn thắng lợi, bài học dân chủ Miến Điện có ý
nghĩa hơn nhiều cho loài người, so với dân chủ ở các nơi ổn định, thịnh vượng
lâu đời như Na Uy, Canada, Iceland...
Nó cũng bác bỏ thuyết rằng
phải có dân trí thật cao hoặc thu nhập đến mức nào đó mới có thể bầu cử dân
chủ.
Công dân Miến Điện ở nước ngoài cũng có quyền bỏ phiếu trong khi một số
nước khác thì không.
Chưa rõ cuộc bầu cử có tạo ra động lực mới cho ASEAN vốn thường tập
trung bảo vệ 'status quo' sao cho chính giới yên thân mọi bề.
Nhưng tại Miến Điện, những gương mặt tươi trẻ, đầy hy vọng đang toát ra
độ tự tin của thế hệ 'tôi nghèo nhưng tôi là ông chủ' quyết định vận mệnh
dân tộc.
Họ khiến những người dân Đông Nam Á khác thấy tự hào lây.