03.03.2016

2 năm 6 tháng tù cho Nguyễn Mai Trung Tuấn

2 năm 6 tháng tù cho Nguyễn Mai Trung Tuấn
Image copyright   Facebook Nguyen Van Mieng    Image caption   Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết Trung Tuấn nói lời sau cùng rằng "Bị cáo không phạm tội và xin về đi học"
Tòa án tỉnh Long An, trong phiên tòa phúc thẩm tại trụ sở Tòa án, hôm nay 02/03/2015, đã tuyên án em Nguyễn Mai Trung Tuấn 2 năm 6 tháng tù giam về tội danh bị cáo buộc là “cố ý gây thương tích”, bất chấp các ý kiến của các Luật sư chứng minh “Tòa vi phạm, em Tuấn vô tội”. 

Đồng thời bị cáo phải bồi thường 42 triệu 600 ngàn đồng cho người bị hại là ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng công an huyện Thạnh Hóa.
Ông Thủy là người tham gia đoàn công tác vận động cưỡng chế giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đê bao chống lũ trong địa bàn huyện được thực hiện ngày 14/4/2015.
Trước đó, trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 24/11/2015, Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã tuyên án 4 năm 6 tháng tù đối với Trung Tuấn, sinh năm 2000, về tội ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘cố ‎ý gây thương tích’ theo Điều 104 Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Sau phiên tòa phúc thẩm, , luật sư Nguyễn Văn Miếng - người đại diện pháp l‎ý của Nguyễn Mai Trung Tuấn, nói với BBC từ Long An: “Chín luật sư đã cố gắng hết mức bào chữa theo hướng vô tội để có được bản án công minh cho Tuấn nhưng cuối cùng thiếu niên này cũng phải chịu mức tù giam như vậy, dù theo tôi, một ngày tù với Tuấn cũng là oan”.
 ‘Chính trị hóa’
Luật sư Miếng nhận định: “Vụ án Trung Tuấn đã bị ‘chính trị hóa’, do yếu tố cưỡng chế đất đai và người dân không đồng ý mức bồi thường nên đã có những lời lẽ không hay về Đảng Cộng sản, khiến cơ quan tố tụng không hài lòng. Tuy vậy, điều này chỉ thể hiện trong bút lục chứ hội đồng xét xử không đề cập trong phiên tòa”.
“Thêm vào đó, bản kết luận giám định pháp y về mức thương tật 35% của ông Thủy khiến Tuấn bị khép tội ‘cố ý gây thương tích’. Cũng cần nói rõ là bản kết luận này bất thường do là bản photocopy và còn đóng dấu mật”, ông Miếng nói. 

Phản ứng dư luận về phiên tòa Nguyễn Mai Trung Tuấn
Sự hồn nhiên của đứa trẻ thể hiện qua nụ cười. LS Nguyễn Văn Miếng và trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn. Nguồn: internet

Bản án tù 2 năm 6 tháng dành cho Nguyễn Mai Trung Tuấn của phiên tòa phúc thẩm tại trụ sở Tòa án tỉnh Long An, ngày 02/03/2016 đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ trong công chúng bởi vì ở độ tuổi của trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn là được “gia đình, nhà trường, cơ quan Nhà nước, xã hội và công dân” bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đặc biệt “lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” (Điều 5, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Điều 6, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn ghi rõ: “bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em” và “mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý”.

Nhưng, những cơ quan bảo vệ pháp luật cụ thể là Tòa án tỉnh Long An đã không tôn trọng “tính mạng, nhân phẩm, danh dự” của trẻ em Tuấn mà còn xâm hại quyền của trẻ em. Bà Nguyên, một dân oan Long Khánh đi tham dự phiên tòa phúc thẩm uất ức: “
Đây là một phiên tòa ngồi xổm trên pháp luật bởi vì cháu Tuấn chỉ là một đứa bé bảo vệ cha mẹ, bảo vệ cuộc sống của gia đình. Trong lời nói cuối cùng của cháu Tuấn là xin Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét vụ án bởi vì cháu oan, cháu còn xin được về nhà để được đi học nhưng các ông này không xem xét, ngồi xổm trên pháp luật cố tình tuyên án cháu Tuấn thì rất là tàn nhẫn. Các ông đã cố tình đẩy cháu vào tù trong một môi trường không lành mạnh.


Lo lắng cho tương lai và sự phát triển bình thường của em Tuấn, Nghệ sĩ Ánh Hồng đi tham dự phiên tòa xót xa: “
Trước khi phiên tòa diễn ra, tôi đã phỏng đoán cháu Tuấn sẽ không được trả tự do hay được án treo. Tôi rất lo lắng cho tương lai của cháu Tuấn mới chỉ hơn 15 tuổi thôi mà đã vào tù rồi. Với cái bản án này y như là cái vòng kim cô đeo vào cổ cháu Tuấn thì cháu làm gì còn có tương lai nữa, học hành thì dở dang

Đi học” vốn là quyền và nghĩa vụ trẻ em qui định tại Điều 37, Điều 39 Hiến pháp 2013; Điều 10, Điều 11 Luật Giáo dục; Điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ, chăm sóc và giáo duc trẻ em…

Tòa án Long An “giam cầm” trẻ em Tuấn với mục đích trừng trị 

Bác sĩ Đinh Đức Long đi tham dự phiên tòa nhận xét: “
Bất chấp những lời bào chữa của các LS cho em Tuấn thì tòa vẫn tuyên án cháu Tuấn một bản án nặng nề, chà đạp lên pháp luật. Cháu Tuấn bị tù tội thì không phải là biện pháp tốt nhất vì khi ở tù cháu không được đi học, môi trường trong nhà tù sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đến tinh thần lẫn thể chất của cháu, trong tù cháu tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau thì chưa chắc sau này cháu Tuấn sẽ trở thành người tốt được, thì đây không phải là mục đích giáo dục mà mang tính chất răn đe và trấn áp nhiều hơn.

Trẻ em Tuấn không có tội và phải trả tự do cho em

Luật sư Nguyễn Bắc Truyển bình phẩm: “
2 năm 6 tháng tù, có thể được án treo, sao các ông hẹp hòi, tàn ác với một đứa trẻ như vậy? Tất cả gia đình Tuấn đã bị tù tội vì sự áp bức. Nay, các ông lại tiếp tục cầm tù một đứa bé. Ráng cố gắng kéo dài chế độ thêm 2 năm 6 tháng mà thi hành cho hết bản án vô nhân đạo này. Đối với tôi và đồng bào Việt Nam, Nguyễn Mai Trung Tuấn là một người con hiếu thảo với Cha Mẹ, biết bảo vệ gia đình mình trước những bất công và cường hào ác bá, dù Tuấn chỉ là một đứa bé.”.

Blogger Phạm Thanh Nghiên tiếp lời: “
Đừng bao giờ mong chờ công lý được thực thi bởi một thế chế mà pháp luật được vẽ ra để bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho những kẻ cai trị. Và tất nhiên toàn bộ hệ thống Pháp luật ấy là để phục vụ và củng cố cho hệ thống độc tài toàn trị.

Blogger Bạch Cúc: “
Ngày hôm nay lịch sử VN sẽ ghi nhận sự ô nhục của nền tư pháp bất công và tàn bạo với một đứa trẻ.”

Thao Teresa phẫn nộ: “
Xử 2 năm 6 tháng tù một đứa trẻ 15 tuổi vì nó dám đứng lên bảo vệ tài sản quyền lợi hợp pháp của gia đình. Rõ ràng chế độ này đã chứng minh được tính ưu việt chuyên ăn cướp của dân. Quá là nhục nhã cho một nền tư pháp dã man vô nhân tính.”

Dan Nguyen nói rằng: “
Trách nhiệm của đứa con trai là bảo vệ gia đình mình. Em đã hoàn thành trách nhiệm. Em sẽ là tấm gương để ta dạy con ta. Các vị hôm nay xử án em hãy nhớ cho rõ: Sẽ tới ngày nhân dân sẽ xử các vị đúng với những gì các vị làm hôm nay.”

Nụ cười của Tuấn trong phiên tòa

Hình ảnh trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn ngồi trước vành móng ngựa khi tòa nghị án và em nở một nụ cười thật tươi đã lan truyền nhanh trên các trang mạng xã hội. Nụ cười của em đã khiến công luận càng thương em nhiều hơn. Anh Trần Hoan nói: “Một thứ vũ khí cổ đại nhất mà lũ bạo quyền thấy rất khó chịu là: Và nụ cười luôn nở trên môi” 

Blogger Hoàng Vi chia sẻ: “2 năm 6 tháng, em vẫn bình thản nở nụ cười. Rồi em sẽ trở về và trở nên mạnh mẽ hơn. Tôi tin vậy. Chúc em luôn bình an. Thật nhục nhã cho những người đã chỉ đạo viết nên bản án của em ngày hôm nay!!!”.

Cũng cần nhắc lại là sự việc của gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn đã xảy ra khi họ đang sinh sống yên lành trên mảnh đất dầy công vun xới từ bao đời. Bỗng nhiên mảnh đất này bị nhà cầm quyền tuyên bố thu hồi, bồi thường 300 ngàn đồng một mét vuông, trong khi đất tại khu liền kề được người dân bán với giá 25 triệu đồng một mét vuông.  Gia đình Tuấn, cùng một hộ dân liền kề, quyết bảo vệ đất, chống lại Đoàn cưỡng chế, “cưỡng chiếm” bằng được mảnh đất của gia đình em. Kết quả, 12 người bị nhà cầm quyền bắt giam, tuyên án tổng cộng 27 năm tù giam, và 6 năm, 6 tháng tù treo. Bà Mai thị Kim Hương, mẹ của Nguyễn Mai Trung Tuấn, bị tuyên 3 năm 6 tháng tù giam, và cha của Tuấn, Ông Nguyễn Trung Can bị tuyên án 3 năm tù giam. Nguyễn Mai Trung Tuấn bị tuyên án 4 năm 6 tháng tù.

Nguyễn Mai Trung Tuấn, khi đó 14 tuổi và đang là học sinh lớp 9  đã phải nghỉ học, cùng gia đình chống lại bọn “cường hào ác bá” đỏ ở địa phương.