20.08.2016

Nhà cầm quyền CSVN nuốt lời hứa với chính quyền Úc


Nhà cầm quyền CSVN nuốt lời hứa với chính quyền Úc

SAU 18 THÁNG THƯƠNG THUYẾT, CSVN NHẬN 228 TRIỆU USD VIỆN TRỢ ĐỂ ĐỒNG Ý CHO ÚC TỔ CHỨC TƯỞNG NIỆM 50 NĂM CHIẾN TRẬN LONG TÂN NGÀY 18/8/2016 NHƯNG PHÚT CHÓT TRỞ QUẺ!


Lính Úc trong trận chiến rừng cao su Long Tân ngày 18/8/1966

Hôm Thứ Năm 18/8/2016 là ngày kỷ niệm 50 năm trận ác chiến xảy ra giữa quân đội Úc Đại Lợi (Australia) giao tranh đẩm máu nhất với Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vào hai ngày đêm 18/8 và 19/8/1966 tại rừng cao su thuộc xã Long Tân, huyện Đất Đỏ phía nam Vũng Tàu, Việt Nam.

Để quên đi kỷ niệm đau thương về chiến tranh, và để bắt đầu một chương mới hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng giữa Úc Đại Lợi (gọi tắt là Úc - Australia) và CsVN, chính phủ Úc đã đề nghị với chính quyền CsVN tại Hà Nội cho phép các cựu chiến binh Úc và gia đình thân nhân các tử sĩ Úc đã chết tại trận chiến Long Tân cách đây 50 năm được đến tại vùng chiến địa xưa trong rừng cao su xã Long Tân thuộc huyện Long Điền Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tổ chức lễ tưởng niệm.


Sau 18 tháng thương thuyết, CsVN đã vòi vĩnh đòi một số viện trợ kinh tế tài chánh mới được phép tổ chức và chính phủ Úc đã "thỏa mãn" xong xuôi các khoản viện trợ với tổng cộng là 228 triệu đô la; nhưng khi 1.000 du khách người Úc gồm các cựu chiến binh Úc và gia đình của các tử sĩ Úc mất mát trong trận chiến Long Tân đã đến Việt Nam chờ làm lễ cầu nguyện bên cây Thánh Giá trong khu rừng cao su Long Tân thì bất ngờ vào chiều Thứ Tư 17/8/2016 giờ Việt Nam; chính quyền Hà Nội do Bộ Ngoại giao CsVN thông báo cho Bộ Ngoại giao Úc là không đồng ý cho Úc tổ chức tưởng niệm trận chiến Long Tân nhân ngày "Cựu chiến Binh Úc trong chiến tranh Việt Nam" (Vietnam Veteran's Day of Australia).

Thủ tướng đương nhiệm thứ 29 của Úc là ông Malcolm Turnbull thuộc đảng Tự Do (Liberal Party) đã gọi điện thoại cho người đồng nhiệm là Thủ tướng "Ma-dzê in Việt Nam" Nguyễn Xuân Phúc vào tối Thứ Tư 17/8/2016 giờ Hà Nội nhưng ông Thủ tướng CsVN không tiếp vì ông không nói được tiếng Anh, ngoại trừ nói "Ma-dzê in Việt Nam".

Bộ trưởng Ngoại giao của Úc là bà Julie Bishop kiêm thành viên Quốc hội Úc đã làm việc trực tiếp với Bộ trưởng Ngoại giao CsVN để yêu cầu Việt Nam giữ đúng lời hứa cho phép như đã thảo luận suốt 18 tháng qua mà hai Quốc gia đã thỏa thuận. Nhưng thật xấu hỗ vì CsVN nuốt lời cam kết sau khi đã nhận các khoản viện trợ của Úc.

Các khoản viện trợ gồm Viện trợ ODA (Official Development Assistance) giúp phát triển Cơ sở hạ tầng không hoàn lại cho năm 2015-2016 là USD86 Triệu; Quỹ viện trợ hỗ tương (Bilateral Budget) là USD58.4 Triệu cho nam 2016-2017 và vòi vĩnh mới nhất là viện trợ ODA năm 2016-2017 là USD83.6 Triệu. Ngoài ra chính phủ Úc cho tăng số du học sinh Việt Nam đến học tại Úc năm 2016 là 24.000 sinh viên nam nữ mà hầu hết là con em cán bộ, đảng viên.



Sau khi thương thuyết lần chót vào chiều 17/8/2016, Bộ Ngoại giao CsVN tại Hà Nội chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao Úc biết rằng Việt Nam hoàn toàn không đồng ý để bất cứ ai hay bất cứ cơ quan nào của Úc được phép tổ chức buổi tưởng niệm 50 năm cuộc chiến Long Tân. Hà Nội hoàn toàn không nói lý do tại sao từ chối vào phút chót.

Mời xem Video tài liệu về trận ác chiến rừng cao su Long Tân 18/8 và 19/8/1966:


Mặc dầu buổi chiều 17/8/2016 Bộ Ngoại giao Hà Nội đã thông báo việc từ chối; nhưng tối 17/8/2018 thì Thủ tướng Úc cố gắng thương thuyết trực tiếp lần nữa với Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc. Sáng 18/8 giờ Úc, Bộ trưởngBộ Cựu Chiến Binh Úc là ông Dan Tehan nói trên trang Tin tức Úc news.com.au rằng "Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nói chuyện vào buổi tối 17/8/2016" và rằng "Nhờ Thủ tướng Malcolm Turnbull kêu gọi chính phủ Việt Nam bày tỏ cảm thông và nhân từ với các cựu binh và gia đình đến Việt Nam, chính phủ Việt Nam quyết định cho phép được "đặt vòng hoa tại địa điểm" và không xem đó là sự kiện." Ông Dan Tehan nói: "Việt Nam cũng sẽ cho phép nhóm tối đa 100 người Úc đến thăm địa điểm."


Ông Bộ trưởng Cựu Chiến binh Úc Dan Tehan nói chính phủ Úc "rất biết ơn" chính phủ Việt Nam. Trong khi Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tuyên bố là "rất ngạc nhiên và tuyệt vọng".  Bà Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop ra Thông cáo trên trang Website của Bộ Ngoại giao Úc cho hay chương trình tưởng niệm 50 năm trận đánh Long Tân bị hủy bỏ.


Sau khi Thủ tướng Úc cố gắng kêu gọi "chính phủ Việt Nam bày tỏ cảm thông và nhân từ với các cựu binh và gia đình đến Việt Nam" nhưng không được chấp thuận nên bà Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop đã ra một Thông Cáo trên Website chính của Bộ Ngoại giao Úc như hình chụp trên đây, ghi nguyên văn rằng:

"Cancellation of the 50th anniversary service at Long Tan" (Hủy bỏ chương trình Lễ tưởng niệm 50 năm tại Long Tân).
Joint Media release (Cùng tham gia phổ biến Truyền thông):
- Minister for Foreign Affairs, The Hon. Julie Bishop, MP (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, quý bà Julie Bishop, thành viên Quốc Hội.
- Minister for Veterans Affairs, The Hon. Dan Tehen, MP (Bộ trưởng Cựu Chiến Binh, ngài Dan Then, thành viên Quốc Hội.

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop

17 August 2016 (Ngày 17/8/2016).
The Vietnamese Government has advised the Australian Government that it will not permit the ceremony to commemorate Vietnam Veteran's Day at the Long Tan Cross site at 15:30 on 18 August 2016 to proceeed. (Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Chính phủ Úc rằng họ không cho phép nghi lễ tưởng niệm Ngày Cựu Chiến Binh Việt Nam tại địa điểm Thập Tự Giá ở Long Tân được cử hành.

The Government is deeply disappointed at this decision, and the manner in which it was taken, so close to the commemoration service taking place. (Chính phủ (Úc) thất vọng sâu sắc về quyết định nầy, và cách thức được áp dụng, quá gần với lễ tưởng niệm tổ chức tại địa điểm). 

Tuy nhiên vào phút chót sáng ngày Thứ Năm 18/8/2016, Hà Nội cho phép một nhóm nhỏ gồm tối đa 100 người Úc được đi vào khu rừng cao su thuộc xã Long Tân, huyện Đất Đỏ phía nam Vũng Tàu để "du lịch và đặt một vòng hoa tại "Bia Thánh Giá" là di tích lịch sử cấp quốc gia được công nhận theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 của Bộ Văn hóa Thông tin.

Một đoạn Video ngắn được một người quay vội cho thấy Công An CsVN chận xét người lạ là một việt kiều cấm vào khu Di tích "Bia Thánh Giá" vào ngày 18/8/2016 nên không biết nhóm 100 người Úc có được cho phép vào thực hay không. Báo chí Úc loan tin Cảnh sát CsVN địa phương ở Long Tân, gần thành phố Hồ Chí Minh, đã đóng cửa khu tưởng niệm có hình chữ thập. Một nhóm phóng viên của hệ thống truyền hình ABC đã bị chặn lại khi chỉ cách khu tưởng niệm 200 mét.

https://www.youtube.com/watch?v=dR08LS12d6o

TRUNG CỘNG CHỈ THỊ CHO CSVN CẤM ÚC VÀO LÀM LỄ TƯỞNG NIỆM LONG TÂN:

Tin chính xác của VietPress USA phối hợp từ Úc, Hoa Kỳ và Hà Nội cho hay rằng văn phòng Bộ Chính trị của đảng Cộng Sản Trung cộng đã gọi điện thoại chỉ thị thẳng cho Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng là cấm không cho Chính phủ Úc tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm trận chiến Long Tân vào ngày 18/8/2016.

Tổ chức R.H. Hoa Kỳ cũng nói rằng Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung cộng Lý Khắc Cường đã có chỉ thị cho Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc không cho phép Úc tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm trận chiến rừng cao su Long Tân.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull 

Theo các chỉ thị cao cấp trên đây của đảng CS Trung cộng, Bộ Ngoại giao Trung cộng cũng đã yêu cầu Bộ Ngoại giao CsVN trả lời dứt khoát với Bộ Ngoại giao Úc là tuyệt đối không cho phép tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm trận chiến Long Tân đã được hai quốc gia Úc - Việt Nam thỏa thuận cho phép các cựu quân nhân Úc từng tham gia chiến tranh Việt Nam và gia đình tử sĩ Úc đã chết tại rừng cao su Long Tân được đến cầu nguyện và đặt vòng hoa tại di tích Cây Thánh Giá vào lúc 3:30pm chiếu Thứ Năm 18/8/2016 theo giờ Việt Nam. 
Bia Thánh Giá nguyên thủy do Đại đội D Tiểu đoàn 6 Hoàng Gia Úc dựng lên giữa rừng cao su Long Tân lúc 3:30PM ngày 18/8/1969

Bia Thánh Giá nguyên thủy bị mất đi nên vào năm 2002 Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến VN đã lập lại Bia Thánh Giá nầy cho đến nay.

Lính Úc trong chiến trận Long Tân 18 và 19/8/1966

Quân đội Hoàng gia Úc tham gia cuộc chiến tại Việt Nam và trận chiến Long Tân

Quân đội Úc tham gia vào chiến tranh Việt Nam bắt đầu chỉ là một toán Cố vấn gồm 30 quân nhân Úc đến Saigon vào năm 1962, sau đó tăng dần theo nhu cầu chiến tranh và cao điểm nhất là 7.672 quân nhân và nhân viên dân chính Úc theo thỏa thuận của chính phủ Úc do Thủ tướng Robert Menzies(1949-1966) ký kết vào tháng 4/1965 tăng cường hỗ trợ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tính cho đến khi quân đội Úc rút khỏi Miền Nam VN vào cuối năm 1972 thì chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đau khổ và lâu dài nhất của quân đội Úc tham chiến ở nước ngoài. Hiện nay quân đội Úc cũng có một số giữ gìn hòa bình tại Afghanistan và đây là đóng góp cho chiến tranh nước ngoài lớn lao của Úc từ sau Đệ II Thế Chiến. 
Lính Úc chết trên trận chiến Long Tân ngày 18/8/1966

Tuy nhiên, trong chiến tranh VN, quân đội Úc hầu hết làm về hậu cầu, làm công tác dân sự vụ như làm đường, xây dựng nhà cữa giúp dân, khám bệnh. Quân đội Úc rút khỏi Nam Việt Nam vào năm 1970 khi 8 RAR (Royal Australian Regiment) hoàn thành thời gian hoạt động rồi rút về mà không đơn vị nào đến thay thế. Cuộc triệt thoái tiếp tục cho đến ngày 11/01/1973 khi tình hình chiến sự tại Nam Việt Nam sôi sục thì lính Úc đã triệt thoái gần hết cho đến tháng 7/1973. Còn lại một Đại đội canh gác Tòa Đại sứ Úc và di tản hết cùng với các nhân viên dân sự, các hãng thầu Úc và nhân viên Tòa Đại sứ Úc và rút đi trước ngày 30/4/1975 khi Cộng sản Bắc Việt chiếm Saigon. Tổng kết cả quân đội, dân sự, cố vấn, nhà thầu Úc làm việc tại nam Việt Nam là 60.000 người và đã có 521 người bị giết, hơn 3.000 người bị thương.

Trận chiến tại rừng cao su Long Tân, Núi Đất nằm phía nam Vũng Tàu là trận đánh nổi tiếng nhất của quân đội Úc trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc đụng độ này xảy ra vào hai ngày 18 và 19 tháng 8 năm 1966 tại một khu rừng cao su rậm rạp thuộc xã Long Tân, nay thuộc huyện Đất Đỏ, phía nam Vũng Tàu, Việt Nam.

Theo tài liệu của quân đội Úc thì trong hai ngày trước đó, ngày 16 và 17 tháng 8, khu đồn trú của quân Úc tại Núi Đất bị bắn pháo liên tục. Tin tình báo và do thám cho rằng có rất nhiều binh lính của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTGPMNVN - hay còn gọi là Việt Cộng) đang kéo về bao vây khu này. Tuy nhiên trong các cuộc hành quân trước đó, quân Úc chưa từng gặp một lực lượng nào của đối phương.

Lính Úc bị thương trong trận chiến Long Tân 18/8 và 19/8/1966

Khoảng 03:30PM chiều ngày 18/8/1966, tiểu đội 11 của trung đoàn 6 đang đi kiểm soát trong khu rừng cao su gần xã Long Tân thì đụng một lực lượng khá hùng hậu của quân MTGPMNVN. Tiểu đội 11 do Thiếu úy Gordon Sharp chỉ huy, bị tấn công mãnh liệt và không đường thoát, nhưng họ vẫn không lùi bước. Trong cơn mưa tầm tã, Đại tá Harry Smith kêu gọi pháo binh yểm trợ và trực thăng tiếp tế đạn dược. Sau 2 ngày đêm chiến đấu, quân Úc bảo vệ được khu vực kiểm soát của họ, MTGPMNVN buộc phải rút lui để bảo toàn lực lượng. Tuy chiến thắng tại Long Tân là một chiến thắng quan trọng của Quân đội Úc nhưng họ cũng chịu tổn thất rất về nhân mạng gồm 18 binh lính Úc từ 19 đến 22 tuổi đều thiệt mạng tại Long Tân. Phía CsVN theo như tài liệu quân sự Úc thì đã có hằng trăm quân đội CS Bắc Việt và MTGPMNVN chết. Phần nhiều do trọng pháo của Liên quân Úc và Tân Tây Lan.

Năm 1969, Tiểu đoàn 6 Hoàng Gia Úc trở lại Việt Nam theo nhiệm kỳ 2. Đại đội D đã tự mình dựng một Cây Thánh Giá bằng xi măng có gắn bảng đồng ngay giữa khu rừng cao su xã Long Tân nơi xảy ra chiến trận ngày 18 và 19/8/1966 để tưởng niệm các đồng đội Úc của mình đã hy sinh trong trận đánh đẩm máu nầy. Cây Thánh Giá đã được dựng lên lúc 3:30PM chiều ngày 18/8/1969 ngay tại địa điểm mà Trung Đội 11 Úc đã chạm súng lúc 3:30PM ngày 18/8/1966 trong khu rừng cao su xã Long Tân  Buổi lễ đơn giản nhưng rất uy nghiêm, cảm động và đầy ý nghĩa. Theo Website của Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thì trên Thánh Giá có bảng đồng ghi "Kỷ niệm những người lính thuộc Đại đội D, Tiểu đoàn, Lữ đoàn lực lượng đặc nhiệm Hoàng Gia Úc đã bỏ mình tại nơi đây trong trận đánh Long Tân ngày 18/8/1966 – Tiểu đoàn 6 liên quân Úc – Tân Tây Lan dựng lên ngày 18/8/1969."

Lính Úc tản thương trận Long Tân 18/8/1966

Ngày 22/01/1988 Bộ Ngoại giao Úc đề xướng việc mở một cuộc đàm phán với chính quyền CsVN nhằm mục đích đưa cây Thánh Giá Long Tân về nước Úc, nhưng chính phủ Việt Nam đã tuyên bố cây Thập tự Thánh Giá Long Tân là một hiện vật lịch sử vô giá và nó thuộc về tài sản quốc gia nên Bộ Văn Hóa Thông Tin đã ra Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 công nhận Bia Thánh Giá Long Tân và khu vực rừng cao su xảy ra chiến trận Long Tân là di tích lịch sử chống ngoại xâm của Quân dân Miền Nam VN. Sau đó chẳng hiểu sao Cây Thánh Giá đã bị mất đi nên vào năm 2002, Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến tại VN đã dựng lại một cây Thánh Giá Long Tân khác và tồn tại cho đến nay. Đoạn đường giữa rừng cao su đi vào Bia Thánh Giá được lát gạch đỏ cho du khách đi bộ.

Trong nhiều năm qua, vào ngày Lễ Anzac Day 25/4 (Ngày Lễ Cựu Chiến Binh Úc) và Ngày 18/8 cuộc chiến Long Tân được đặt là Ngày Cựu Chiến Binh Việt Nam Úc, rất nhiều người Úc gồm du khách, các cựu chiến binh Úc, thân nhân các tử sĩ Úc đã đến thăm Bia Thánh Giá Long Tân và đối với người Úc Bia Thánh Giá Long Tân là một điểm du lịch cần đến và rất thiêng liêng. Nhưng các cuộc thăm viếng lẻ tẻ đều do cá nhân hay do Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến VN tổ chức mà thôi.

Vào ngày Thứ Năm 02/6/2016 vừa qua, nước Úc đã đón 33 thi hài các tử sĩ Úc tử trận tại Việt Nam, trong đó có 18 thi hài tử sĩ Úc hy sinh trong chiến trận Long Tân, được hồi hương từ một nghĩa trang tạm thời ở Malaysia. Đây là số hài cốt các tử sĩ Úc cuối cùng từ chiến trường Việt Nam được đưa trở về đoàn tụ với gia đình và quê hương xứ Kangaroo Úc.
 
Úc đón tiếp 33 hài cốt Tử sĩ Úc hồi hương ngày 02/6/2016

Qua sự kiện hồi hương tử sĩ Úc nầy và nhân ngày 18/8/2016 tưởng niệm 50 năm cuộc chiến Long Tân, các cựu Chiến binh Úc từng tham chiến tại Việt Nam đều đã lớn tuổi và không hy vọng còn kéo dài sức khỏe nên đã đề nghị Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull  thương thuyết với Chính phủ CsVN chấp thuận cho Chính phủ Úc do Bộ Ngoại Giao và Bộ Cựu Chiến Binh Úc đứng ra tổ chức Lễ Tưởng Niệm đặt vòng hoa và cầu nguyện cho các linh hồn chiến binh Úc hy sinh tại Long Tân. Úc cũng muốn buổi tưởng niệm đó cầu nguyện cho linh hồn của các Bộ đội MTGPMNVN và Bộ đội CS Bắc Việt tham chiến trận Long Tân được an nghĩ. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Úc đứng ra tổ chức Lễ Tưởng niệm nầy nên đã sắp xếp mọi nghi thức, chi phí tốn kém, đưa tất cả số cựu chiến binh Úc và thân nhân tử sĩ Úc đến Việt Nam trước đó 2 ngày để chờ giờ làm lễ vào lúc 3:30PM chiều Thứ Năm 18/8/2016 là giờ má trận Long Tân cách đó 50 năm bắt đầu nổ súng. Thế nhưng... chiều tối Thứ Tư 17/8/2016 Bộ Ngoại giao CsVN thông báo cấm Úc không được phép tổ chức!

Sau 18 tháng thương thuyết qua lại nhiều lần, chính quyền CsVN đặt các điều kiện đòi hỏi Úc viện trợ kinh tế, viện trợ ODA phát triển hạ tầng không hoàn lại và tăng cường số du học sinh được học bỗng giáo dục qua Úc.. Tổng số viện trợ đã được thỏa thuận và Úc cấp cho CsVN là 228 triệu USD..

Thế nhưng sau khi lấy xong tiền viện trợ, CsVN đã trở quẻ vào phút chót tuân lệnh Trung cộng để cấm chính phủ Úc trong vụ tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm cuộc chiến Long Tân. Thủ tướng Úc, Quốc Hội Úc, Bộ Ngoại giao Úc, Bộ Cựu Chiến Binh Úc và nhân dân Úc cứ tưởng rằng Đảng CsVN và chính quyền CsVN có danh dự qua các phiên họp suốt 18 tháng thỏa thuận và cam kết; nhưng nay quả thật là một sự phỉ nhỗ vừa được đưa vào lịch sử nước Úc cận đại!

Vụ rắc rối nầy chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến vấn đề Ngoại giao giữa Úc và CsVN. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến Binh Úc Dan Tehan cho rằng quan điểm của chính phủ Úc xem quyết định của chính phủ Việt Nam không liên quan đến vấn đề nào khác trong quan hệ song phương giữa Úc và Việt Nam. Ông nói: “Việc này chỉ liên quan đến Long Tân, không liên quan đến khía cạnh nào khác trong mối quan hệ”. 

Hạnh Dương, dịch và Tổng hợp.
VietPress USA
http://www.vietpressusa.com/


Dựng Bia Thánh Giá lần đầu lúc 3:30PM chiều 18/8/1969 tại rừng cao su Long Tân

Lễ dựng Bia Thánh Giá nguyên thủy lúc 3:30PM ngày 18/8/1969 tại rừng cao su Long Tân
Đại đội D Tiểu đoàn 6 Quân đội Hoàng Gia Úc đã dựng Bia Thánh Giá nguyên thủy ngày 18/8/1969
Một cựu Chiến binh Úc ghi trê chiếc nón "Chúng ta hãy quên đi Long Tân"


Những điểm cần đính chính trong bài viết về Long Tân của Ký giả Hạnh Dương

Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)

Ngày 18 tháng 8, 2016, VietPress USA đăng bài viết của Ký giả Hạnh Dương, tựa đề: “SAU 18 THÁNG THƯƠNG THUYẾT, CSVN NHẬN USD228 TRIỆU VIỆN TRỢ ĐỂ ĐỒNG Ý CHO ÚC TỔ CHỨC TƯỞNG NIỆM 50 NĂM CHIẾN TRẬN LONG TÂN NGÀY 18/8/2016 NHƯNG PHÚT CHÓT TRỞ QUẺ!” (xin click vô đây) 

Phần vì tựa đề nói lên bản chất lật lọng, đểu cáng xưa nay của VC, phần mọi người Việt yêu nước đều căm ghét, khinh bỉ VC, nên nhiều người đã phổ biến rộng rãi bài viết của ông trên các diễn đàn, các trang web, cũng như tới các thân hữu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy bài viết của ông có những điểm không chính xác, cần được tác giả đính chính, để không ảnh hưởng đến uy tín của tác giả nói riêng, cũng như những người cầm viết hải ngoại nói chung.

Ký giả Hạnh Dương Giám Đốc Điều Hành Nhật Báo Việt Báo Bắc California

1. VIỆN TRỢ USD228: Tác giả đưa ra con số này có thể là căn cứ vào tổng số tiền viện trợ của Úc cho VN (ODA) tài khoá 2015-16 ($86 triệu) + 2016-17 ($83.6 triệu) + 2016-17(Bilateral Budget $58.4 triệu). Nếu đúng vậy, con số này không chính xác ở 2 điểm. Một, số tiền viện trợ $83.6 triệu cho tài khoá 2016-17 là bao gồm cả Bilateral Budget $58.4 triệu (The Australian Government will provide an estimated $83.6 million in total ODA to Vietnam in 2016-17. This will include an estimated $58.4 million in bilateral funding to Vietnam managed by DFAT). Hai, số tiền viện trợ này được tính Úc kim, không phải Mỹ kim. (xin click vô đây)

2. VIỆN TRỢ VÀ TƯỞNG NIỆM LONG TÂN: Không biết tác giả đã căn cứ vào đâu khi nhận định, VC đã nhận số tiền viện trợ này để đồng ý cho Úc tổ chức tưởng niệm 50 năm Long Tân? Sự thật, trong suốt nhiều thập niên qua, mỗi năm Úc đều có ngân sách vài tỷ Úc kim, viện trợ giúp đỡ các quốc gia kém mở mang, phát triển trong đó có VN, gọi tắt là ODA (Official Development Assistance). Ngân sách ODA của Úc trong tài khoá 2016-17 là $3.8 tỷ Úc kim, trong đó có VN $83.6 triệu, chiếm 2.2%. Ngoài ra, trong tài khoá 2016-17, các quốc gia kém mở mang khác cũng đều được Úc viện trợ ODA, như Căm Bốt ($90 triệu), Lào ($40.7 triệu), Phi Luật Tân ($81.9 triệu), Nam Dương ($365.7 triệu), Papua New Guinea ($558.3 triệu)… (xin click vô đây)

3. VỀ DU SINH VN: Tác giả viết “Ngoài ra chính phủ Úc cho tăng số du học sinh Việt Nam đến học tại Úc năm 2016 là 24.000 sinh viên nam nữ”. Sự thật, 24,0000 là tổng số sinh viên VN ghi danh học tại Úc trung bình mỗi năm (around 24,000 Vietnamese students enrol in education institutions in Australia each year), chứ không phải là số lượng du sinh VN được chính phủ Úc cho TĂNG LÊN cho riêng năm 2016 như tác giả đã viết. Điều đó có nghĩa, mỗi năm số lượng du sinh VN ghi danh có thể trên dưới 24,000 em, trong số đó có một số lớn đã ghi danh trong năm trước, và có thể sẽ tiếp tục ghi danh trong năm sau. Cụ thể, theo thống kê, năm 2013, tổng số du sinh VN ghi danh trên toàn nước Úc là 26,015, đứng hàng thứ tư, sau China (150,116 em), India (49,265 em) và Nam Hàn (27,580 em).

4. TC CHỈ THỊ CSVN CẤM ÚC LÀM LỄ TƯỞNG NIỆM LONG TÂN: Phần này, tác giả nhận xét CSVN là đầy tớ của Trung Cộng: “Tin chính xác của VietPress USA phối hợp từ Úc, Hoa Kỳ và Hà Nội cho hay rằng văn phòng Bộ Chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã gọi điện thoại chỉ thị thẳng cho Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng là cấm không cho Chính phủ Úc tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm trận chiến Long Tân vào ngày 18/8/2016. Tổ chức R.H. Hoa Kỳ cũng nói rằng Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có chỉ thị cho Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc không cho phép Úc tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm trận chiến rừng cao su Long Tân.”Rõ ràng, nhận xét này không sai, nhưng vì những thiếu sót 1, 2, 3 đã trình bày ở trên, nên độc giả mong muốn tác giả đưa ra những bằng chứng cụ thể hơn để chứng minh cho nhận xét của mình. 



5. HÌNH ẢNH: Trong bài viết, tác giả có minh hoạ bằng một số hình ảnh, nhưng phụ đề không chính xác. Thí dụ, dưới tấm hình trên, tác giả viết: “Lính Úc trong chiến trận Long Tân 18 và 19/8/1966”. Sự thật bức hình trên chụp trực thăng thuộc Phi đoàn 9 Iroquois đang hạ cánh để chuyển binh lính Úc thuộc Tiểu đoàn 7 tại một vùng cách căn cứ Núi Đất 23 cây số, vào tháng 11 năm 1967 (hơn 1 năm sau trận Long Tân). (xin click vô đây).


Dưới tấm hình trên, tác giả viết: “Bia Thánh Giá nguyên thủy bị mất đi nên vào năm 2002 Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến VN đã lập lại Bia Thánh Giá nầy cho đến nay.” Viết vậy không chính xác, vì thứ nhất, Thánh Giá nguyên thuỷ được dựng vào năm 1969 không hề bị mất, mà do VC cất giữ và trưng bầy trong viện bảo tàng Đồng Nai(The original Cross and plaque are still on display at the Dong Nai Museum in Bien Hoa, where they can be seen by visitors in their Vietnam War era display) nhằm kiếm tiền từ khách du lịch Úc (như hình dưới đây). Thứ hai, vì VC từ chối trả lại Thánh Giá nguyên thuỷ, nên một Thánh Giá khác giống như Thánh Giá nguyên thuỷ được dựng lên vào năm 1989, và 15 tháng 4 năm 2002 hoàn thiện việc tân trang với số tiền $5,885.



Năm 2012, chính phủ Úc đã mượn Thánh Giá nguyên thuỷ này về triển lãm tại Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Úc từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013 (a special loan of the Cross was made to the AWM, which displayed the Cross in Canberra from August 2012 to early June 2013).