Việt Nam xếp vị trí 60/138 nền kinh tế trong Báo
cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu, với lo ngại lớn nhất là trình độ của lực lượng
lao động.
Image
copyright GETTY
Đây là báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.
Tại
Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6,
sau Singapore (2), Malaysia (25), Thái Lan (34), Indonesia (41) và Philippines
(57).
Khi được hỏi về
yếu tố lo ngại khi kinh doanh tại Việt Nam, trình độ lực lượng lao động và bất ổn
chính sách là hai yếu tố đứng số một và hai.
Thụy Sỹ,
Singapore và Mỹ vẫn lần lượt giữ nguyên ba vị trí thứ nhất, nhì và ba.
Đây là năm thứ 8
liên tiếp Thụy Sỹ đứng đầu xếp hạng.
Image copyright REUTERS
Có ba nhóm chính trong tiêu chí đánh giá.
Việt
Nam xếp thứ 73 về Yêu cầu căn bản (kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản - y tế, cơ sở hạ tầng, thể chế).
Tiếp theo là các yếu tố nâng cao hiệu suất (giáo dục và đào tạo bậc
cao, độ hiệu quả trên thị trường lao động, hiệu quả trên thị trường hàng hóa, sự
phát triển của hệ thống tài chính, trình độ công nghệ, quy mô thị trường).
Ở nhóm này, Việt Nam đứng thứ 65.
Cuối cùng là các yếu tố về tinh vi - đột phá (sự tinh vi của hệ thống
doanh nghiệp, khả năng đột phá).
Ở nhóm này, Việt Nam được xếp thứ 84.
Theo báo cáo, cạnh
tranh được định nghĩa là "nhóm thể chế, chính sách và yếu tố quyết định đến
sức sản xuất của một nền kinh tế, từ đó tác động lên sự thịnh vượng của quốc
gia".
Xếp hạng các vấn đề khi kinh doanh ở Việt Nam
- Trình độ lao động không đủ
- Bất
ổn chính sách
- Quy
định thuế
- Mức
thuế
- Tiếp
cận tài chính
- Đạo
đức kém trong người lao động
- Tham
nhũng
- Bộ
máy chính phủ không hiệu quả
- Hạ
tầng không đủ
- Lạm
phát
- Kiểm
soát ngoại tệ
- Tội
phạm, trộm cắp
- Quy
định về lao động hạn chế
- Bất
ổn chính phủ
- Không
đủ khả năng sáng tạo
- Y
tế công cộng kém
(Từ danh sách các yếu tố được đưa ra,
người trả lời khảo sát của WEF cho điểm để có bảng xếp hạng các vấn đề)
Tin BBC tiếng Việt