14.12.2016

Một cách nhìn về “hòa giải - hòa hợp dân tộc” & “xóa bỏ hận thù”

Một cách nhìn về “hòa giải - hòa hợp dân tộc” & “xóa bỏ hận thù”


Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại không bao giờ chống lại Tổ quốc & Dân tộc, chống lại những người Việt trong nước đang sống lầm than dưới sự bóc lột dã man từ lũ tham quan ở thượng tầng kiến trúc, cho đến bọn cường hào ác bá tại hạ tầng cơ sở địa phương. 

ĐCSVN muốn hóa giải hận thù với nhân dân trong nước thì phải chấm dứt hiện tượng CAND đàn áp tàn bạo và giết hại dân lành

Phải thả ngay các nhà trí thức chân chính kiên cường, bất khuất đang miệt mài đấu tranh cho “tự do-dân chủ” đòi quyền sống cho dân tộc, đòi những quyền tự do căn bản của con người... 

Họ là những tù nhân lương tâm như: Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bùi Thị Minh Hằng, Hồ Thị Bích Khương, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Đinh Nguyên Kha, Trần Huỳnh Duy Thức... 


Một sự kiện gây chú ý trong tuần này là khi một du khách Việt Nam thông báo ý định mặc trang phục cờ đỏ sao vàng đến thăm khu Little Sài Gòn của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ở Nam California để kêu gọi “hòa giải - hòa hợp dân tộc”. Khi hắn chính thức xuất hiện tại Phố Bolsa trong bộ áo dài màu đỏ với ngôi sao vàng, tên khùng nầy tên Lê Đình Hùng, có biệt danh Hùng Cửu Long đã gặp sự phản đối quyết liệt từ cộng đồng người Việt tại đây để kêu gọi “hòa giải - hòa hợp dân tộc”. Khi được cảnh sát sở tại đến giải vây, tên này trả lời cảnh sát với lập luận khôi hài rằng: “Vì ứng cử đại biểu quốc hội nên đến đây để kêu gọi “hòa hợp - hòa giải” dân tộc”.

Hành động nầy có thể được mô tả khiêu khích cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại, họ không bao giờ chấp nhận lá cờ máu tỉnh Phúc Kiến của Tàu Khựa trên mảnh đất tự do nầy, đã có hẳn nghị quyết của chính phủ Hoa Kỳ cấm lá cờ đỏ xuất hiện tại đây. Tên Khùng Cửu Long đã khiến mọi người phẫn nộ, la ó xua đuổi hắn như xua đuổi một con chó điên ra khỏi nơi nầy.

Hành động dở hơi của tên “Khùng Cửu Long” làm người ta liên tưởng đến vụ Trần Trường tại Little Saigon quận CAM năm 1999. Trần Trường đã bất ngờ treo một là cờ đỏ sao vàng và một tấm hình của tên tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh trong cửa tiệm sang băng lậu của anh ta cũng tại phố BOLSA, công khai khiêu khích cộng đồng người Việt Tỵ Nạn CS tại đây, khiến khí thế chống cộng của đồng bào cuồn cuộn dâng lên tột đỉnh, hăng say chống đối dữ dội quyết liệt.

Trần Trường chỉ vì thích chơi nổi lấy tiếng ngu, chỉ vì muốn thách thức cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại muốn lấy điểm với tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN để chuẩn bị bán tài sản về nước làm ăn với bọn cộng sản. Đằng sau lưng Trần Trường không có một thế lực chính trị nào chống lưng. Cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản kiên trì biểu tình trong suốt 52 ngày đêm quyết liệt làm rung chuyển thủ đô của người Việt Tỵ nạn Cộng Sản.

Tinh thần đấu tranh bất bạo động và thượng tôn pháp luật trong suốt thời gian đấu tranh, khiến cho nhân viên công lực bó tay, không thể dùng vũ lục để giải tán. Với ý chí đấu tranh kiên cường vô cùng quyết liệt, chính Trần Trường đã vô tình phát triển khí thế ngọn lửa đấu tranh bùng phát mãnh liệt đã lôi cuốn được sự tham gia của cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trên toàn thế giới.

Ngày 23/11/2016, trả lời BBC từ Sài Gòn, tên Khùng Cửu Long nói: “May mắn là tôi chỉ bị sây sát nhẹ sau vụ việc nầy...” tên Khùng nầy nói thêm.“Đừng ai hỏi tại sao tôi lại tự cho mình các quyền gánh vác trọng trách hòa giải, trong khi tôi chỉ là một cá nhân không có chức vụ trong chính quyền.” Tên Khùng Cửu Long cũng cho hay “sẽ còn ra tranh cử đại biểu Quốc hội những năm sau và chuyện hòa hợp dân tộc là việc cả đời tôi theo đuổi”.

Hồi tháng 3/2016, Lê Đình Hùng nói với BBC: “Tuyên ngôn tranh cử của tôi là chủ trương hòa hợp sẽ giúp dân tộc đoàn kết, quốc gia hưng thịnh. Tôi tự cho mình là người tiên phong tạo ra khuôn mẫu khác biệt và là hình mẫu mới cho môi trường chính trị Việt Nam.”

oOo

Lê Đình Hùng không phải là người tiên phong tạo ra khuôn mẫu khác biệt như hắn tự phong. Trước hắn đã có luật sư Đặng Dũng từ Sài Gòn cũng gởi cho BBC ngày 07/2/2007, đề nghị Thủ tướng Y tá Nguyễn Tấn Dũng cho soạn “Luật đại xá” ruồi bu. Xin trích một đoạn: “Nhà nước chúng ta hiện nay thường được chỉ đạo cho báo chí nói về những nhà kỹ trị như Lý Quang Diệu, Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Mahathir hay Bill Gates và tập trung vào chuyện làm sao để nước giàu, kinh tế phát triển. Nhưng đọc mòn con mắt cũng không thấy báo chí VN nói về đất nước Nam Phi và Nelson Mandela với Luật về “Hòa giải & Hòa hợp dân tộc” của họ vào năm 1998...” Luật sư Dũng viết tiếp. “Đất nước nầy cần phải có một Đạo luật về Hòa giải - Hòa hợp dân tộc, Ân xá - Đại xá và Tha thứ cấp quốc gia...” (ngưng trích).

Khác với Lê Đình Hùng, một tên vô học thức cũng như tên Trần Trường truớc đây, có phát ngôn “cà chớn” cũng không đáng trách nhiều, nhưng với Luật sư Đặng Dũng viết những lời nầy mới thật đáng khinh bỉ về trình độ của một trí thức vô sản khi nói về cái “Luật Đại Xá”. Nên nhớ rằng: “Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn CS ở hải Ngoại “không phải là tội phạm hình sự” để được Đảng & Nhà nước CSVN đại xá hoặc tha thứ. Cái đạo luật về “Hòa giải & Hòa hợp dân tộc” & “xóa bỏ hận thù” do Nelson Mandela đề xướng là dành để tha thứ tội ác của nhà cầm quyền do cựu Tổng thống De Clerk lãnh đạo gây ra trước đây. Cái quyền đại xá và tha thứ thuộc về nạn nhân chứ không phải kẻ gây ra tội ác!!!

Tôi phản đối ý kiến của Luật sư Đặng Dũng cũng như tên Khùng Cửu Long về cái gọi là “Hòa giải - Hòa Hợp dân tộc” & “Xóa bỏ hận thù”. Lời kêu gọi của những người nầy thật phi lý và lố bịch, vì tất cả người Việt Nam ở hải ngoại và người Việt Nam sống ở trong nước, dù sinh trưởng ở ba miền khác nhau: Bắc-Trung-Nam đều có chung một Tổ Quốc mang tên Việt Nam, cùng một huyết thống con Rồng cháu Tiên, cùng chia sẻ cái nôi “Văn hóa truyền thống dân tộc” và sát cánh cùng nhau, chung lưng đấu cật từ thế hệ nầy sang thế hệ khác chống lại kẻ thù truyền kiếp của dân tộc từ phương Bắc để tồn tại.

Có thể nào người Việt Nam ở trong nước cùng chung một huyết thống là đối tượng căm thù của người Việt Nam Tỵ Nạn CS ở hải ngoại? Nói trắng ra, Luật sư Đặng Dũng và tên Khùng Cửu Long muốn kêu gọi đồng bào hải ngoại “Hòa hợp - Hòa giải” & “Xóa bỏ hận thù” với cái ĐCSVN buôn dân bán nước đó thì đúng hơn! 

Cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại chỉ chống tập đoàn lãnh đạo ngố & cán ngố ĐCSVN độc tài, đảng trị, một lũ đầu gấu sâu dân mọt nước, bất tài vô dụng, tham nhũng thối nát đang đưa dân tộc ta đến tận cùng của sự nghèo đói và lạc hậu kém cả Lào và Campuchia.

Cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại không bao giờ chống lại Tổ quốc & Dân tộc, chống lại những người Việt trong nước đang sống lầm than dưới sự bóc lột dã man từ lũ tham quan ở thượng tầng kiến trúc, cho đến bọn cường hào ác bá tại hạ tầng cơ sở địa phương. Những người chủ của một nước “Độc lập - Tự do” bị bọn tư bản nước ngoài chà đạp nhân phẩm, đánh đập dã man mà được trả với đồng lương chết đói ngay trên quê hương của mình. Bằng chứng là khối người Việt tại hải ngoại gởi tiền về giúp đỡ người Việt trong nước lên đến con số gần 15 tỷ USD hàng năm.


Gương “hòa giải - hòa hợp” dân tộc của Nelson Mandela

Năm 1910, Cộng hòa Nam Phi (Republic of South Africa) do thiểu sô dân da trắng cai trị đất nước nầy bằng chánh sách độc tài và kỳ thị chủng tộc: “Chủ nghĩa Apartheid”. Và trong bối cảnh lịch sử đầy đen tối đó của dân tộc Nam Phi đã nổi bật một gương mặt đấu tranh bất khuất của một tù nhân chính trị: Nelson Mandela, người đã kiên trị chống lại chế độ kỳ thị chủng tộc (Anti - Apartheid Organization) trong suốt 28 năm ròng rã cô đơn trong ngục tù.

Từ năm 1962, ông bị biệt giam vì tội kích động lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc của Đảng Quốc Gia (National party) là Đảng cầm quyền do người da trắng lãnh đạo. Ông được trả tự do vào ngày 11/2/1990 sau 28 tù đài dài đăng đẳng. Ông trở thành lãnh tụ của Đảng Anti-Apartheid Organization.

Tháng 10 năm 1963, giải Nobel Hòa Bình được trao cho Nelson Mandela, Chủ tịch Đảng Quốc Đại Phi Châu (African National Congress) và F.W. de Klerk, tổng thống Nam Phi về những hoạt động giải thể chủ nghĩa Apartheid tại Nam Phi.

Hôm đó là ngày thứ ba 10 tháng 5 năm 1994 là ngày ông Nelson Mandela nhận chức vụ Tổng thống Nam Phi và trở thành nhà lãnh đạo da đen đầu tiên của Nam Phi sau 300 năm bị cai trị bởi thiểu số da trắng. 
Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất, niềm tin mãnh liệt vào lẽ phải và sự thật trong suốt 28 năm tù đày đã khiến nhà cầm quyền kỳ thị chủng tộc phải lùi bước giành chánh quyền về cho dân tộc Nam Phi mà không tốn một giọt máu. 

Ông Nelson đâu cần đến cái gọi là “chiến tranh giải phóng dân tộc” 
& “đấu tranh giai cấp” ngu xuẩn như HCM và ĐCSVN đâu.

Ông Nelson Mandela còn vĩ đại hơn nữa là nhân danh sự đau khổ của chính bản thân mình trong vũng lầy sôi sục hận thù chủng tộc, ông chẳng những tha thứ mà còn bắt tay với kẻ thù da trắng để dựng nước. 

Ông kêu gọi “Đoàn kết dân tộc” & “xóa bỏ hận thù”. 3/4 người da đen bản xứ cùng với 1/4 người da trắng (gốc di dân đến từ châu Âu vào thế kỷ thứ 18) cùng nhau bắt tay xây dựng và phát triển Cộng Hòa Nam Phi trở thành một trong những quốc gia giàu có và văn minh tiến bộ nhất Châu Phi. 
Ông Nelson Mandela đâu cần tập trung kẻ thù da trắng vào các trại tập trung cải tạo, đày ải họ để trả thù, giống như bọn lãnh đạo ĐCSVN đã làm đối với Quân, Cán, Chính Miền Nam Việt Nam đâu.

Khắp nơi trên thế giới, nhiều lãnh tụ các quốc gia và nhân dân các nước đã nghiêng mình kính nể và ngưỡng mộ ông kể cả kẻ thù, gọi ông Nelson Mandela là hiện thân của Thánh Gandhi. Người tù chính trị mang mã số 466/64 đã đi vào Lịch sử Danh nhân của Thế kỷ XX.


Gương “xóa bỏ hận thù” giữa dân tộc Pháp & Đức

Nhắc lại để nhớ, nhân ngày lễ kỷ niệm 60 năm ngày 6/6/1944 là ngày Quân đội Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandie để giải phóng nước Pháp và châu Âu. Đáp lời mời của Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là J. Chirac và hơn 20 nhân vật lãnh đạo các quốc gia gồm có Tổng thống G.W. Bush, Nữ hoàng Anh Elisabeth... và đặc biệt với sự hiện diện lần đầu tiên trong lịch sử của Thủ tướng Đức lúc bấy giờ là Schroeder.

Thủ tướng Đức Schroeder đi viếng nghĩa trang La Cambe nằm giữa khu tam giác Normandie - Isigny - Bayeux là nơi an nghĩ cuối cùng của 21.000 binh sĩ Đức Quốc xã trên phần đất của Pháp. 

Chánh phủ và nhân dân Pháp đã hào hiệp nhường phần đất nầy để chôn cất tử tế, tươm tất những kẻ thù đã giày xéo quê hương mình. Nghĩa trang La Cambe có thảm cỏ xanh um, bóng cây tươi mát, có mộ bia bằng đồng đen nằm trên mặt đất.

Trên mảnh đất Pháp nhượng cho nước Đức nầy, Thủ tướng Đức Schroeder long trọng tiếp đón Tổng thống J. Chirac. Hai vị nguyên thủ của hai quốc gia ôm chầm lấy nhau. 

Thủ tướng Đức Schoeder, nhân danh dân tộc Đức, chính thức nhìn nhận những tội ác của Phát xít Đức trước đây và xin nhân dân Pháp tha thứ, họ đã đánh dấu tinh thần “xóa bỏ hận thù” giữa hai dân tộc Pháp & Đức. Thật vô cùng xúc động!

Nhượng đất để chôn cất xác quân thù đã từng chiếm đóng và giày xéo quê hương mình, quả là một hành động nhân đạo của một dân tộc văn minh vì “nghĩa tử là nghĩa tận”, mọi oán thù đều được xóa bỏ. Dân tộc Pháp tôn trọng nghĩa trang La Cambe nơi an nghỉ của những người lính Đức nằm xuống sau chiến tranh, vì nó đã thuộc về quá khứ. Dân tộc Pháp hành sử văn minh thật! Cao thượng thật! Nhân đạo thật! Họ rất xứng đáng được thế giới tôn vinh là một trong những dân tộc văn minh nhất thế giới.


Nhìn Lại “Nghĩa Trang Mạc Đỉnh Chi” & “Nghĩa Trang Biên Hòa”

Nhìn lại Việt Nam sau ngày 30/4/1975. Tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN là những quái thú man rợ, sản phẩm của giống Hồ giao hợp với máy móc, chui ra từ các “xưởng đẻ”. Nó có cái bản chất tàn bạo của dã thú và cái lạnh lùng vô cảm của máy móc. 

Để trả thù tất cả những người thuộc chế độ VNCH đã nằm xuống trước đây, họ dùng xe ủi đất “Madzê in China” (buldozer) san bằng nghĩa trang “Mạc Đỉnh Chi” nơi an nghỉ của cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm & ông Ngô Đình Nhu, Thống tướng Lê Văn Tỵ, Trung tướng Nguyễn Viết Thanh... 

Nghĩa trang quân đội Biên Hòa và các Nghĩa trang của QĐVNCH rải rác khắp 4 Vùng Chiến Thuật cũng cùng chung số phận, vừa để phục thù rửa hận, vừa xóa sạch vết tích của QLVNCH để viết lại lịch sử.

Thật đáng xấu hổ! Khi đọc bài viết của Brennon Jones đến viếng Nghĩa trang Biên Hòa năm 2002, đăng trong International Herald Tribune số ra ngày 28/2/2005. Nhà báo này ghi nhận cái cảm giác choáng váng khi thấy cảnh tàn phá, các vết ô uế do gia súc trên các ngôi mộ. Trông thật kinh khủng!

Lúc đó đã 32 năm trôi qua, Thủ tướng Y tá Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 1568 đề ngày 27/11/06 chuyển quyền quản lý 58 hecta đất thuộc khu Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa từ Quân khu 7 / Bộ Quốc Phòng sang tỉnh Bình Dương vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương. 

Đó chỉ là tấm bình phong che đậy ý đồ nham hiểm là xóa sạch vết tích chính nghĩa của QL/VNCH để đổi trắng thay đen, viết lại lịch sử lừa dối các thế hệ trẻ lớn lên sau chiến tranh.



ĐCSVN đã gây nợ máu với nhân dân MNVN như thế nào?

1. Đánh tư sản mại bản:
Sự kiện đánh tư sản mại bản do cộng sản Hà Nội thực hiện đối với đồng bào MNVN theo Quyết định số 111/CP tháng 4/1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt vào việc tịch thu nhà của, đất đai tài sản của nhân dân MNVN. 
Các đợt đánh tư sản được Hà Nội thực hiện theo từng kế hoạch X1, X2 và X3 như sau:

- X1: Bắt đầu vào sáng ngày 11/9/1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành MNVN và thành phố Sài Gòn. Đợt nầy chủ yếu nhắm vào tài sản của các cư dân thành thị, tịch thu nhà cửa và cưỡng bức toàn bộ nạn nhân phải đi về vùng “kinh tế mới” sống chết mặc bây, có khoảng 600.000 người. Kế tiếp là cưỡng bức người Việt gốc Hoa phải rời Việt Nam.

- X2: Được Hà Nội tiến hành từ tháng 3/1978 và kéo dài tới năm 1990 thì chấm dứt. Đợt nầy chủ yếu nhắm vào tiểu thương, tiểu tư sản và các thành phần sản xuất nhỏ rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ VNCH lãnh đạo. Nền công nghiệp nhẹ và sản xuất đồ gia dụng như nồi nhôm Ba cây Dừa, xe ô tô La Dalat, xưởng dệt... cho tới nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẩm như đường, bột giặt, giấy... tất cả máy móc đều được tháo gỡ chở ra miền Bắc VN để xây dựng CNXH.

Riêng chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị vào tháng 5/1978 đã quốc hữu hóa toàn bộ đất đai của nông dân MNVN vào tay nhà nước cộng sản thông qua tập đoàn sản xuất gây ra nạn đói năm 1979 vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại MNVN. Tổng số lúa gạo của nông dân MNVN bị chở hết ra ngoài Bắc để cứu đói nhân dân miền Bắc mà không thông qua quy chế thu mua, ước tính có khoảng 4 triệu tấn gạo được chở ra Miền Bắc XHCN vào năm 1978.

Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải loan báo thu mua lúa từ nông dân MNVN với giá cao gấp cả trăm lần giá quy định của Nhà nước để cứu nguy tình thế bất mãn của nông dân miền Nam.

- X3: Chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn. Sau chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ cộng sản miền Bắc kéo vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà tịch thu của người dân tại đây. 
Ước tính có khoảng 150.000 người từ miền Bắc di cư vào Sài Gòn trong đợt nầy.

Đỗ Mười nguyên là dân “thiến heo” thất học, sau này là Tổng bí thư ĐCSVN thay thế Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban Cải tạo Trung Ương. Vào ngày 16/2/1976 là người chỉ huy trực tiếp thực hiện đợt di dân miền Bắc vào Nam sinh sống. 

Trong chiến dịch nầy, người dân Sài Gòn phải bị mất hết tài sản, nhà cửa và cưỡng bức đi vùng “kinh tế mới” có khoảng 600.000 người, tạo ra một sự hoang mang cực độ chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. 

Cuối đợt X3, ghi nhận của Hà Nội là có khoảng 950.000 người Sài Gòn bị cưỡng bức đi vùng “kinh tế mới” không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là 1.200.000 người.

Sau chiến dịch X3 do Đỗ Mười trực tiếp chỉ huy, đã có hơn 14.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn phải phá sản, kéo theo 270.000 công nhân lao động hoàn toàn bị trắng tay.

Tổng số tài sản thiệt hại lên đến 21 tỷ USD và tiến trình phục hưng đất nước hoàn toàn không còn hy vọng phục hồi.

Thiệt hại to lớn nầy vì đất nước được lãnh đạo bởi một tay thiến heo ngu dốt tên Đỗ Mười.


2. Trại tập trung cải tạo quân, cán, chính VNCH:

Sở trường của CSVN rất quỷ quyệt trong việc che giấu những tội ác “trời không dung đất không tha” đối với đồng bào MNVN. Thật vậy, phải nói là vô phương có những thước phim và hình ảnh bọn đồ tể 

Việt Cộng đã thảm sát đẫm máu 5.000 đồng bào vô tội trong biến cố Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968 và vụ thảm sát 3.157 đồng bào làng Ba Chúc, thuộc tỉnh An Giang nội trong một đêm 18/4/1978 còn dã man, khủng khiếp hơn cả Tết Mậu Thân 1968. 

Giết người tàn bạo rồi đổ tội cho tên diệt chủng Pol Pot và Khmer Đỏ để lấy lý do tự vệ trước khi mở chiến dịch tấn công qui mô vào lãnh thổ Campuchia vào ngày 15/6/1978.

Thành thực mà nói, thấm thoát đã 40 năm trôi qua rồi kể từ ngày 30/4/1975. Hận thù nào rồi cũng phôi pha theo thời gian. Nhưng, CĐVN tại hải ngoại thế hệ di dân thứ nhất tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, họ có thể tha thứ nhưng không thể nào quên tội ác của ĐCSVN đã đày đọa, trù dập tập thể quân, cán, chính VNCH trong các trại tù tập trung cải tạo. Đã có quá nhiều tài liệu, hồi ký do những tù nhân chính trị tố cáo tội ác của những tên cai tù cộng sản đánh đập, tra tấn dã man các quân, cán, chính VNCH trong hàng trăm trại tù cải tạo trên khắp cả nước, đã có hàng trăm ngàn tù nhân chính trị MNVN đã bỏ mình trong các trại tập trung cải tạo của cộng sản. Thiết tưởng cũng không cần thiết viết lại.

Điển hình là cuốn sách nổi tiếng “Tôi Phải Sống” của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ viết về trại tù Thanh Cẩm rất trung thực và sống động. Có một câu chuyện để nói lên sự tàn ác và dã man của cán bộ của trại tù cải tạo Thanh Cẩm. Những ai đã từng đi qua khu “kiên giam”, khó mà quên được hình ảnh của Linh mục Hùng với chân phải bị cưa lên khỏi gối. Ngài bị chưa chân đến 2 lần trong một thời gian ngắn tại nhà thương huyện Cẩm Thủy vào năm 1979 chỉ vì một mụt nhọc trên bàn chân mà không được cán bộ công an trại cho chữa trị.

Về sau vết thương trở thành mạch lươn, ăn ruồng trong xương ống quyển, do đó cán bộ trại cho đưa ngài ra bệnh viện huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cưa chân ngài. Lần cưa chân đầu tiên, vì lớp da không bọc được đầu xương ống quyển nên phải cưa chân lại lần thứ hai cũng 
thực hiện bằng lưỡi cưa sắt và cưa sống không gây mê và gây tê, 
người ta cưa chân ngài như cưa một ống nước bằng sắt. Ngài đã chết đi, sống lại nhiều lần trên lâm sàng. 
Đây là một lối hành tội cực kỳ tàn ác, dã man để khủng bố tinh thần các vị linh mục khác.

Sau khi được trả tự do, ngài đã được Chúa gọi vào năm 1997 tại Sài Gòn. Tzvetan Todorov đã nói rất đúng: “Chủ nghĩa Cộng sản và những trại tập trung cải tạo của nó là thử nghiệm tối hậu về đạo đức con người cộng sản”.


Đọc thêm: