Một phụ nữ hoạt động cho nhân quyền và dân oan bị bắt giam
Bà
Trần Thị Nga (áo đỏ) bị công an đọc lệnh bất giam hôm 21/01/2017. Hình thính giả gửi RFA
Công an Việt Nam vừa bắt giam một phụ nữ hoạt động
nhân quyền, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, theo
Điều 88 bộ luật hình sự.
Bà Trần Thị Nga, được biết nhiều qua cái tên Thúy
Nga, một khuôn mặt quen thuộc của giới đấu tranh vì dân chủ nhân quyền cho Việt
Nam bị công an bắt vào tối hôm nay tại nhà riêng của bà tại Phủ Lý, Hà Nam.
Trước đó vài giờ bà Nga bị cô lập không cho ra khỏi
nhà để đi mua sắm tết, bà kêu cứu trên mạng xã hội và nhiều người đã ghi nhận lời
kêu cứu này.
Bà Nga có hai con còn nhỏ, bà liên tục phải thay đổi
chỗ ở vì bị công an, an ninh thay nhau sách nhiễu. Nhà bà bị côn đồ ném những
thứ dơ bẩn và có lúc khóa cửa ngoài không cho bà ra ngoài để sinh hoạt.
Bà Nga từng sang Đài Loan xuất khẩu lao động tại đó
bà phát hiện ra những sai trái của công ty môi giới đối với công nhân xuất khẩu
lao động, bà đứng ra tố cáo với chính phủ Đài Loan và sau đó khi về lại Việt
Nam bà tiếp tục tranh đấu cho người lao động bằng cách công khai tố cáo với
chính phủ những hành vi phi pháp của các công ty này.
Tranh đấu cho dân oan
Bà Nga không chỉ lên tiếng cho giới lao động xuất khẩu
mà còn cho những người dân bị thu hồi tài sản, đất đai một cách phi pháp.
Năm 2013 bà được giải nhì cuộc thi “Quyền
Con Người và Tôi” qua phóng sự ‘Người dân Bồng Lai’ đòi quyền được sống
trong một môi trường trong lành.
Vào tháng 5/2015 bà bị hành hung đến trọng thương
khi một nhóm côn đồ hơn 5 người dùng tuýt sắt chặn đường đánh bà cùng hai con
nhỏ trước cổng Công ty Cơ khí Điện Thủy Lợi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Tuy nhiên chính quyền chẳng những không giải quyết
mà còn trở mặt với bà. Những biện pháp trừng phạt người đàn bà kiên cường này
đã liên tiếp gây khó khăn cho bà nhưng với bản tính bất khuất bà Thúy Nga chưa
bao giờ bị khuất phục và ngoan ngoãn làm theo dời đề nghị của chính quyền.
Việc bắt giam bà với cáo buộc “tuyên truyền chống
phá nhà nước” theo điều 88 Bộ luật hình sự là một sự xâm phạm nặng nề lên quyền
bày tỏ chính kiến của người dân, nhất là công khai bưng bít những sai trái của
chế độ mà người dân tố cáo.
RFA
Bà Trần Thị Nga bị bắt vì điều 88
Ảnh:
bà Trần Thị Nga. Nguồn:
internet
Bà Trần Thị Nga
– một người hoạt động vì nhân quyền tại tỉnh Hà Nam bị bắt theo điều 88 BLHS.
Bà xuất thân từ
một phụ nữ đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Sau khi được sống trong một xã hội
tự do và dân chủ hơn Việt Nam, bà đã thức tỉnh và kể từ khi trở về Hà Nam bà đã
trở thành một người hoạt động nhân quyền năng nổ.
Hôm nay, ngày 24
Tết âm lịch cơ quan an ninh điều tra tỉnh Hà Nam đã đọc lệnh bắt bà, để lại 2 đứa
trẻ dưới 10 tuổi bơ vơ. Chưa rõ an ninh tỉnh Hà Nam có nhận nuôi 2 con nhỏ này
của bà hay không.
VIẾT NGẮN
CHO BẠN
Bà
Trần Thị Nga. Nguồn: internet
Bạn có biết người phụ nữ này không? Cô ấy tên là Trần
Thị Nga, quê ở Hà Nam, tuổi Đinh Tỵ, tức là bằng tuổi tôi. Nhưng cô ấy hơn hẳn
tôi về lòng can đảm và ý chí quật cường.
Sau nhiều ngày bị khủng bố, đe dọa và quản thúc tại
nhà, hôm nay cô ấy chính thức bị bắt đi tù, theo điều 88 “tuyên truyền chống
nhà nước CHXHCN VN”, tức là cũng bị cáo buộc chống lại cái thứ không có thật giống
như tôi gần chục năm về trước. Điều 88, 79 và 258 đương nhiên là những điều luật
cho phép nhà nước bắt người tùy tiện, trừng trị những con người không cùng
chính kiến với chế độ.
Nga có 4 đứa con trai, đứa thứ 3 chưa được 7 tuổi, đứa
út mới lên 4 tuổi. Cả hai đứa đều gọi tôi là “mẹ”, một bà mẹ có lẽ giờ chúng
không còn nhớ mặt, vì ít khi được gặp nhau.
Chỉ vì đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, chống lại
những bất công xã hội mà Nga liên tục bị sách nhiễu, đe dọa, bị đánh đập, bắt bớ,
bắt cóc và câu lưu trái phép. Không những thế, các con của Nga cũng luôn là mục
tiêu tấn công của kẻ ác, kẻ xấu. Năm 2014, khi đang đi cùng hai con nhỏ, Nga đã
bị những kẻ lạ mặt đánh đến gãy chân. Cô khẳng định thủ phạm của trận đòn thù
này chính là công an.
Năm 2015, một cuốn sách e-book về những phụ nữ đấu
tranh cho quyền con người ở châu Á được tái bản. Cuốn sách bao gồm 17 chân dung
của những phụ nữ quả cảm trong những quốc gia và vùng lãnh thổ mà nhân quyền bị
đàn áp dữ dội. Trần Thị Nga và Đỗ Thị Minh Hạnh là hai phụ nữ Việt Nam vinh dự
có tên trong cuốn sách này.
Nếu bạn xem những hình ảnh của phía truyền thông “lề
đảng” ghi lại cảnh Nga bị bắt và bị giải đi, hẳn bạn sẽ cảm phục cô. Bị bao vây
bởi một lực lượng đông đảo công an sắc phục lẫn thường phục, nhưng cô vẫn giữ
được nét bình thản, điềm tĩnh và vô cùng tự tin. Hoàn toàn ngược lại, phe bắt
người tỏ ra lo lắng, căng thẳng. Bạn hãy nghe đoạn cuối clip khi Nga bị còng
tay và giải đi.
-THẾ À? OK… LÚC ĐẤY CÓ KHI XÃ HỘI ĐÃ THAY ĐỔI RỒI.
Tôi đoán rằng có thể khi ấy Nga bị nhân viên an ninh
nào đó đe dọa và cô đã đối đáp lại như thế.
Nếu cô ấy phạm tội thật sự, làm những điều bất trung
bất nghĩa, liệu cô có giữ được vẻ đĩnh đạc và thần thái hơn người như thế
không?
Trần Thị Nga, Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhiều
người phụ nữ khác không làm gì sai nhưng vẫn phải ngồi tù. Bởi vì họ yêu con và
mong cho con có những thứ tốt đẹp, những thứ tốt đẹp có được trong sự thẳng thớm
và đàng hoàng.
Ngoài Nấm và Gấu, hôm nay lại có thêm hai đứa trẻ bé
xíu khác là Tài và Phú phải lìa xa mẹ. Tết năm nay, nhà của chúng không còn rộn
rã tiếng cười.
Bà Trần Thị Nga. Nguồn: internet