„Việt Nam chứng tỏ theo bén gót đàn anh, kể cả sự nhỏ mọn và hèn hạ
vốn là điều mà Trung cộng đã và đang tiếp tục ứng xử với các nước. Việt Nam
chưa dám nhỏ mọn với nước khác ở cấp quốc gia nhưng bù vào đó chính quyền hả hê
ứng xử một cách nhỏ mọn vào người dân của mình“
Sự nhỏ mọn đã lên tới ác độc
canhco
Sự nhỏ mọn bắt đầu từ Trung cộng khi họ yêu cầu Mỹ
không tiếp phái đoàn Đài Loan đến Washington DC tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức
của Tổng thống Donald Trump, thế nhưng yêu cầu này bị Mỹ phớt lờ, ông Yu
Shyi-kun và đoàn đại biểu của Đài Loan đã được Mỹ cấp một chỗ ngồi tốt để theo
dõi trực tiếp buổi lễ nhậm chức của ông Trump. Nói với báo chí Mỹ, ông Yu công
kích: "Thật khó có thể để tin rằng đất
nước với 5.000 lịch sử và những vinh quang của mình lại tập trung chú ý đến chi
tiết nhỏ này Điều này chỉ cho thấy rằng họ quá nhỏ mọn".
Nhưng đây chỉ là việc nhỏ, đối với người đại diện nước
Mỹ Trung cộng cũng không khá hơn, cũng nhỏ mọn khi bất chấp nghi thức ngoại
giao trong câu chuyện xảy ra đối với chuyến đi Trung cộng của Tổng thống Barak
Obama.
Khi chiếc Air Force One đáp xuống Hàng Châu để tham
dự Hội nghị thượng đình G20 Trung cộng đã cố tình không cung cấp thang để Tổng
thống Obama và phái đoàn xuống sân bay.
Trên đường băng, nhân viên tổng thống Mỹ phải rất vất
vả tìm kiếm một chiếc thang giúp Obama xuống đất trong khi việc này là bổn phận
của nước chủ nhà. Khi cánh báo chí Nhà Trắng đứng vào hàng để đợi nghi thức tiếp
đón từ nước chủ nhà, những gì họ nhận được chỉ là một cán bộ Trung cộng la hét
với đoàn Mỹ.
Người đàn ông Trung cộng có lẽ là nhân viên an ninh
yêu cầu báo chí Nhà Trắng phải đi khỏi khu vực sân bay. Phía Mỹ cố giải thích rằng
đây là máy bay của Barack Obama và họ tháp tùng tổng thống. Tuy nhiên, người
đàn ông Trung cộng hét lên: “Đây là đất nước của chúng tôi”. Người này sau đó
tìm cách ngăn cản cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và phụ trách báo chí
Ben Rhodes đến gần chiếc Không lực Một.
Sự nhỏ mọn này rất tiếc đã không được chính phủ Mỹ
đáp trả tương xứng ngay sau đó. Tổng thống Obama bị dư luận báo chí Mỹ cho là
không có phản ứng thích hợp, có tờ còn cho là nhu nhược.
Hai năm sau, sự nhỏ mọn ấy trả phải trả giá: Đảng
Dân chủ mất phiếu vì chủ trương mềm yếu trong vấn đề đối ngoại (mà vụ Hàng Châu
là một giọt nước làm tràn ly) Hai nữa, mạnh và trực tiếp hơn: Tổng thống Trump
công khai khiêu khích Tập Cận Bình rằng sẽ xem xét lại chính sách “một Trung cộng”
vốn là tử huyệt của Đảng Cộng sản Trung cộng.
Sự nhỏ mọn có cái giá của nó.
Việt Nam chứng tỏ theo bén gót đàn anh, kể
cả sự nhỏ mọn và hèn hạ vốn là điều mà Trung cộng đã và đang tiếp tục ứng xử với
các nước. Việt Nam chưa dám nhỏ mọn với nước khác ở cấp quốc gia nhưng bù vào
đó chính quyền hả hê ứng xử một cách nhỏ mọn vào người dân của mình,
đặc biệt với những người đàn bà cô thế nhưng có tính cách mạnh mẽ chống lại
chính quyền. Đề che lấp sự nhỏ mọn, chính quyền đã hành xử rất bài bản và “đúng
quy trình” để cuối cùng là chiếc còng số tám.
Người bị trả thù mới nhất là chị Trần Thị Nga, sống ở
Phủ Lý Hà Nam, nơi công an được tung lên mạng hàng ngày vì sách nhiễu, cô lập,
theo dõi, bắt bớ ngắn ngày, phá hoại tài sản đối với chị Nga. Báo chí dòng
chính hoàn toàn im lặng như hàng ngàn vụ sách nhiễu khác chỉ có cư dân mạng chú
ý và “phát tán” thông tin này. Và sự nhỏ mọn lên tới cực điểm: Chị Nga bị bắt với
cáo buộc vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự, “tuyên truyền chống nhà nước”.
Chị Nga tuyên truyển điều gì? Hãy xem những gì mà chị
làm qua thông tin đầy đủ từ nhiều nguồn trên mạng xã hội và truyền thông quốc tế
trong đó có bản tin ngắn ghi nhận việc chị Nga bị bắt vào ngày 21 tháng Giêng
năm 2017 của RFA:
“Bà Trần Thị
Nga, được biết nhiều qua cái tên Thúy Nga, một khuôn mặt quen thuộc của giới đấu
tranh vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam bị công an bắt vào tối hôm nay tại nhà
riêng của bà tại Phủ Lý, Hà Nam. Trước đó vài giờ bà Nga bị cô lập không cho ra
khỏi nhà để đi mua sắm tết, bà kêu cứu trên mạng xã hội và nhiều người đã ghi
nhận lời kêu cứu này.
Bà
Nga có hai con còn nhỏ, bà liên tục phải thay đổi chỗ ở vì bị công an, an ninh
thay nhau sách nhiễu. Nhà bà bị côn đồ ném những thứ dơ bẩn và có lúc khóa cửa
ngoài không cho bà ra ngoài để sinh hoạt.
Bà
Nga từng sang Đài Loan xuất khẩu lao động, tại đó bà phát hiện ra những sai
trái của công ty môi giới đối với công nhân Việt Nam, bà đứng ra tố cáo với
chính phủ Đài Loan và sau đó khi về lại Việt Nam bà tiếp tục tranh đấu cho người
lao động bằng cách công khai tố cáo với chính phủ những hành vi phi pháp của
các công ty này.
Tuy
nhiên chính quyền chẳng những không giải quyết mà còn trở mặt với bà. Những biện
pháp trừng phạt người đàn bà kiên cường này đã liên tiếp gây khó khăn cho bà
nhưng với bản tính bất khuất bà Thúy Nga chưa bao giờ bị khuất phục và ngoan
ngoãn làm theo dời đề nghị của chính quyền.
Bà
Nga không chỉ lên tiếng cho giới lao động xuất khẩu mà còn cho những người dân
bị thu hồi tài sản,đất đai một cách phi pháp.
Năm
2013 bà được giải nhì cuộc thi “Quyền Con Người và Tôi” qua phóng sự ‘Người dân
Bồng Lai’ đòi quyền được sống trong một môi trường trong lành.
Vào
tháng 5/2015 bà bị hành hung đến trọng thương khi một nhóm côn đồ hơn 5 người
dùng tuýt sắt chặn đường đánh bà cùng hai con nhỏ trước cổng Công ty Cơ khí Điện
Thủy Lợi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Việc
bắt giam bà với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ luật
hình sự là một sự xâm phạm nặng nề lên quyền bày tỏ chính kiến của người dân,
nhất là công khai bưng bít những sai trái của chế độ mà người dân tố cáo.”
Ngay sau khi bị bắt, một làn sóng mạnh mẽ trên mạng
xã hội, hàng chục người công khai danh tính, hình ảnh của mình và đòi bị bắt
như chị Nga với lý do đơn giản: họ là chị Nga, sẽ tiếp tục tranh đấu cho sự tự
do của chị.
Trước đây Khánh Hòa cũng từng nhỏ mọn đối với chị
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm bằng cách bắt giữ người đàn bà nổi tiếng
này.
Điều đáng chú ý, cả hai người đàn bà bị trả thù đều
có con còn nhỏ. Hai đứa con của chị Nga có lẽ là những đứa bé bất hạnh nhất Việt
Nam bởi chúng từng bị giam giữ chung với mẹ, từng bị cô lập trong nhà không được
đến trường và điều khủng khiếp nhất là chứng kiến mẹ bị hành hung, tấn công và
sỉ nhục nhiều lần bởi công an lẫn côn đồ.
Sự nhỏ mọn mà chính quyền Việt Nam dung dưỡng cho
công an các cấp biểu hiện trên từng khuôn mặt của những cán bộ thi hành lệnh bắt
giam chị. Mỗi ánh mắt hay từng cái nhếch mép, hành động đều toát lên vẻ ác độc
và đầy tự ti. Chiếc còng số 8 tra vào tay chị trong khi kẻ cầm nó lại không dám
nhìn vào mắt người mà chúng cho là phản động. Chị Nga đúng là phản động theo ngữ
nghĩa tích cực nhất: Thay đổi tư duy nhỏ mọn của bọn cầm quyền.
Và khi sự nhỏ mọn lên tới cao trào chúng trở thành
ác độc và thâm hiểm.
Một chính quyền ác độc thâm hiểm ngay cả
với người đối lập cũng đáng bị lên án, huống chi với một người đàn bà chỉ có
hai đứa con và một cái miệng?