16.01.2017

Thông báo: Về lễ thắp hương tưởng niệm các tử sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 19/01/1974

Thông báo: Về lễ thắp hương tưởng niệm các tử sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 19/01/1974


Kính thưa anh chị em cô bác!

Như thường lệ, vào ngày Thứ 5 – 19/01/2017 – tới đây, anh em No-U chúng tôi sẽ tiến hành tưởng niệm 43 năm trận Hải chiến Hoàng Sa để tôn vinh những tử sĩ đã hy sinh vì dân tộc.

Trân trọng kính mời anh chị em cô bác ăn mặc trang trọng, lịch sự và phù hợp tới dự lễ tưởng niệm cùng chúng tôi tại Tượng đài Lý Thái Tổ – Hoàn Kiếm – Hà Nội vào lúc 9h00 ngày 19/01/2017.

Đề nghị chính quyền Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự và ngăn cản bọn dư luận viên đến quấy rối, phá hoại buổi lễ này. Những kẻ tiếp tay, phá rối lễ tưởng niệm là đi ngược lại truyền thống yêu nước nhớ nguồn, là xúc phạm vong linh tiên tổ, là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ phụng của người dân Việt Nam và nhất định sẽ bị quả báo!

Anh em No-U Hà Nội kính báo!


Tóm lược cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Ngày 14/1/1974, một tàu của quân Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện 2 tàu hải quân Trung cộng đang thả neo tại đảo Hữu Nhật (thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa), đây vốn là đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 16/1/1974, tàu HQ-16 của Việt Nam Cộng Hòa ra đến đảo Hữu Nhật và phát hiện đảo này và các đảo gần đó là Duy Mộng, Quang Hòa đều đã bị Trung cộng ngang nhiên chiếm giữ.

Ngày 17/1/1974, một toán “người nhái” đã lên các đảo Trung cộng chiếm đóng trái phép, nhổ cờ Trung cộng và cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa.
10 giờ sáng ngày 18/1/1974 , tàu HQ-16 mang theo quân đổ bộ đến đảo Quang Hòa, nhưng bị tàu Trung cộng cản không cho lại gần đảo, khiến tàu HQ-16 chuyển hướng khác rồi dùng xuồng cao su tấn công chiếm lại đảo. Thế nhưng phía Trung cộng phát hiện và nổ súng khiến 1 thiếu úy tử trận, cuộc đổ bộ bất thành và phải rút lên tàu HQ-16.

Sáng 19/1/1974, các tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa (gồm có HQ 10, HQ 16, HQ 4 và HQ 5) nhận lệnh đến chiếm lại đảo Quang Hòa trong hòa bình với mệnh lệnh không được nổ súng trước, yêu cầu phía Trung cộng rời khỏi đảo.

Trên đảo Quang Hòa lúc này có cả một đại đội Trung cộng chiếm giữ, phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ có 74 người. Khi những người lính Việt Nam Cộng Hòa vừa đặt chân lên đảo yêu cầu Trung cộng rút khỏi đây, lập tức phía Trung cộng nổ súng đáp trả, khiến bên Việt Nam Cộng Hòa 2 người tử trận, 2 người bị thương.

Trước Việc Trung cộng hung hăng không chịu rút khỏi đảo, phía Việt Nam Cộng hòa quyết định phải nổ súng để chiếm lại đảo. 
Sơ đồ trận chiến theo mô tả trong sách Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của Vũ Hữu San và Trần Đỗ Cẩm. (Ảnh vnexpress.net)

10h25 ngày 19/1/1974, các tàu Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu khai hỏa dùng pháo bắn vào các tàu Trung cộng, các tàu chiến của Trung cộng di chuyển liên tục nhằm tránh đạn và nổ pháo bắn trả. Lúc này các thiết bị của Việt Nam Cộng Hòa do quá cũ kỹ nên rất khó liên lạc được với nhau ảnh hưởng lớn đến việc phối hợp.

Tàu HQ-4 vừa nhả đạn thì bộ phận bắn tự động bị hỏng, phải bắn bằng tay từng phát một rất nặng nề và chậm chạp lại không chính xác, vì vậy tàu HQ-4 phải rút lui để sửa chữa dưới sự yểm trợ của tàu HQ-5.

10h35 tàu HQ-10 bị trúng đạn, hạm trưởng bị thương, nước bắt đầu tràn vào tàu, nhưng binh sĩ trên tàu vẫn bình tĩnh giao tranh với các tàu Trung cộng. Tàu Trung cộng mang số hiệu 389 bị trúng đạn bốc cháy. Tàu Trung cộng mang số hiệu 396 cũng bị trúng đạn, nhưng trước khi bị chìm tàu này đã tìm cách đâm vào tàu HQ-10 rồi chìm hẳn. Tàu HQ-10 vừa trúng đạn lại bị đâm nên không điều khiển được.

10h55 do thiết bị quá cũ kỹ nên đạn pháo của tàu HQ-5 bắn nhầm vào tàu HQ-16 khiến tàu này không thể tham chiến được và rút lui.

Thêm một tàu Trung cộng số hiệu 274 bị trúng đạn bốc cháy phải dạt vào đảo Quang Hòa.

11h Trung cộng điều thêm tàu trợ lực tấn công tàu HQ-5 khiến tàu này bị trúng đạn hỏng mất tháp pháo và hệ thống liên lạc. Tuy thế tàu HQ-5 vẫn cố gắng cầm cự khiến tàu Trung cộng bị trúng đạn.

11h10 tàu HQ-10 dần dần chìm hẳn, hạm trưởng cùng 62 binh sĩ khác đã nằm lại tại nơi đây mãi mãi, số còn lại tìm cách thoát được ra ngoài tàu.
Lúc này bên Việt Nam Cộng hòa có 4 tàu thì 1 tàu bị hỏng, 1 tàu bị chìm, 2 tàu bị trúng đạn và số đạn pháo còn lại rất ít. Lúc này cố vấn Hoa Kỳ cho biết Trung cộng điều thêm 17 tàu đến (gồm 4 tàu ngầm và 13 chiến hạm), vì thế nên quyết định rút lui. Các tàu Trung cộng sau giao tranh bị trúng đạn hỏng nặng cũng phải rút về đảo.

Phía bên Việt Nam Cộng Hòa có 74 binh sĩ tử trận (trong đó riêng tàu HQ-10 có 63 binh sĩ gồm cả trạm trưởng Ngụy Văn Thà).

Bốn chiến hạm Việt Nam Cộng hòa tham gia trận chiến. (Ảnh vnexpress.net)

Lễ tưởng niệm 74 tử sĩ Hoàng Sa ngày 19/1/2016 tại tượng Đài Lý Thái Tổ, Hà Nội. Hình BBC