16.02.2017

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Lá Cờ Ngũ sắc trong Đoàn Người đi khiếu kiện Formosa ngày 14.02.2017

"Ngày hôm nay, khi thấy lá cờ truyền thống của dân tộc song hành với đồng bào thuộc giáo xứ Song Ngọc, đủ thấy ý thức của đồng bào chúng ta đã bước lên được tầm cao mới về ý thức chính trị - phân biệt được lằn ranh chính tà, một ranh giới cần thiết cho một đoàn biểu tình trong nước."


Tìm Hiểu Ý Nghĩa Lá Cờ Ngũ Sắc trong Đoàn Người đi khiếu kiện Formosa ngày 14.02.2017




Nghiên cứu về ý nghĩa lá cờ ngũ sắc, chúng ta thấy có nhiều giải thích khác nhau, chưa đồng nhất về xuất xứ và ý nghĩa của lá cờ này. Do đó trong vấn đề biên khảo về lá cờ ngũ sắc, người viết sẽ không đi sâu về ý nghĩa các màu sắc của nó, chỉ nói lên các vấn đề căn bản và cần thiết trong một biểu tình hay tuần hành của đồng bào trong nước. 


Một bài viết về lá cờ này mà tôi rất trân trọng đó là bài: Ý NGHĨA NHỮNG LÁ CỜ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM, của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang: 

Ngoài ra chúng tôi có thấy trong lời kêu gọi của Lm Nguyễn văn Lý: "Kính mong mỗi nhà - mỗi người đều có sẵn Cờ Quốc Tổ Ngũ Sắc Linh Kỳ" và ông đã có đề cập tới lá cờ này như sau:

Cờ 5 màu, quen gọi là Ngũ Sắc Tinh Kỳ hoặc Ngũ Sắc Linh Kỳ
của Tổ Tiên Dân Tộc Việt có từ thời 2 Bà Trưng, thế kỷ thứ I TCN,

thường dùng trong các Lễ Hội VN, như Lễ Hội Đền Hùng, Lê Lợi, Quang Trung,...

Để hợp với tâm ý ngũ hành của Dân Tộc Việt, nên dùng cờ vuông,
5 màu từ trung tâm ra ngoài theo thứ tự :
Vàng trung tâm – Xanh – Đỏ – Trắng – Tím – diềm tua đỏ.

Tiếp đến chúng tôi có theo dõi đoạn Video Clip của giáo dân Song Ngọc lên đường đi khiếu kiện Formosa ngày 14.2.2017. Thật ra không phải đây là lần đầu cờ ngũ sắc xuất hiện trong đoàn người đi khiếu kiện do Cha Trần Đình Thục hướng dẫn. Mà cờ ngũ sắc đã từng xuất hiện vào sáng 18/10/2016, khi 1000 giáo dân là những ngư dân Nghệ An cầm theo những lá cờ ngũ sắc gọi là "Ngũ sắc tinh kỳ" trong khi tiến về Hà Tĩnh kiện Formosa.

Có người nói cờ ngũ sắc là cờ Thần. Vậy cờ Thần ngoài được treo ở đền, đình là nơi thờ thần ra, tại sao lại treo cả ở chùa, ở các cơ sở tín ngưỡng và cả ở các lễ hội truyền thống dân gian nữa? Cờ ngũ sắc mà chúng ta thấy hiện nay có sự sắp xếp các màu theo không một thứ tự nào? ở trung tâm của lá cờ là màu gì? Nếu như sự hiểu biết về ý nghĩa khác nhau thì nảy sinh quan niệm khác nhau về máu sắc rồi đưa đến việc sắp xếp thứ tự cũng khác nhau.

Nơi Văn miếu Quốc tử giám, người ta thấy có treo 25 lá cờ ngũ sắc lớn nhỏ khác nhau. Các màu được sắp xếp không theo trật tự nào cả. ở trung tâm của lá cờ màu đỏ có, màu vàng có, màu tím có... 

Nếu ra Hồ Gươm đi trên cầu Thê Húc, thì người ta sẽ thấy có 18 lá cờ ngũ sắc cắm ở hai bên thành cầu, mỗi bên 9 lá. Trên cột cờ trước đền Ngọc Sơn có treo một lá cờ ngũ sắc rất to, nhưng các lá cờ ngũ sắc ở đó màu sắc sắp xếp rất lộn xộn. Tất cả các lá cờ ngũ sắc ở Văn miếu Quốc tử giám, đền Ngọc Sơn rất đẹp, màu sắc sặc sỡ, nhưng sắp xếp các màu sắc không theo quy luật nào, không nói lên được ý nghĩa gì cả.

Không ai biết được cờ ngũ sắc xuất hiện từ lúc nào, nhưng căn cứ theo các tranh cổ, các chuyện dân gian thì thấy cờ ngũ sắc xuất hiện từ thời Hai Bà Trưng (40 - 43). Hàng ngàn năm nay ông cha ta đã sáng tạo ra cờ ngũ sắc để nó có mặt trong tất cả các lễ hội, các đền, đình, chùa, các cơ sở tín ngưỡng nói chung. Sự xuất hiện 5 màu trên có gỉa thuyết cho rằng nó phù hợp với 5 màu của ngũ hành là xanh (mộc),đỏ (hoả), vàng (thổ), trắng (kim) và tím(thuỷ).

Cờ ngũ sắc hay cờ Lễ hội: hình vuông hay tam giác, có năm màu lồng vào nhau, trong cùng màu vàng, đến màu đỏ, màu xanh lá, màu trắng và màu xanh lam”. Tuy nhiên có rất nhiều nơi coi: "Màu lá cờ có màu vàng ở giữa màu chính thống cho cờ lễ, đó là màu đại diện cho Việt Nam"

Thêm nữa, điều này lý giải vì sao tâm thức Việt hay lấy màu vàng làm nền mà ít ai quan tâm nguyên do. Ví dụ, khi nói đến bà Triệu là “Đầu voi phất ngọn cờ vàng”, Văn học không thiếu màu cờ này, Nguyễn Nhược Pháp mô tả cảnh Nguyễn Biểu từ giã Vua Trùng Quang đi sứ, có câu:

Sứ bỗng nhìn quanh buồn ủ rũ
Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ

Cho nên cờ Đời Nguyễn, với tầng lớp Nho học cao thâm lựa chọn, luôn lấy màu vàng làm nền”.

Vì những lý do như đã nói ở trên, nên phần đông đã tôn trọng cờ ngũ sắc có 5 màu hình vuông được coi là cờ truyền thống dân tộc. Màu ở trung tâm lá cờ là màu vàng ( thổ), kế đến là màu xanh (mộc), màu đỏ (hoả), màu trắng(kim), màu tím (thuỷ). Ngoài cùng là diềm cờ có tua màu đỏ, tượng trưng cho ngọn lửa vĩnh cửu đang rực cháy; là biểu tượng của sự thái bình, thịnh vượng, phát huy truyền thống và phát triển của dân tộc.

Lá cờ mà đồng bào Song Ngọc mang trên đường đi kiện tập đoàn Formosa ngày 14.2.2017 vừa qua, là một sáng kiến rất hay đáng được trân trọng và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng đấu tranh trong nước hiện nay.

Những ai đã từng quan tâm và theo dõi các cuộc biểu tình đều có nhận xét như sau, ý thức của các đoàn người đi biểu tình chống Chủ nghĩa bành trướng của thiên triều trước đây đã trưởng thành qua từng giai đoạn . Trước đây khi đi biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng thì đồng bào chúng ta hay mang theo cờ đỏ sao vàng, một lá cờ không phải của Việt tộc - có xuất xứ từ tỉnh Phúc Kiến và đó là lá cờ tạo quá nhiều hệ lụy cho dân tộc VN, đem cả nước đi vào thống khổ và phá sản toàn diện về các mặt: Kinh tế, chính trị , quân sự, văn hoá, đạo đức.... Đồng bào chúng ta trong khi biểu tình về nhân quyền cũng mang theo cờ đỏ sao vàng, là điều cần nên nên tránh vì lá cờ này mà đất nước và đồng bào chúng ta phải sống lầm than, khổ sở trong nhiều thập niên qua. Khi lá cờ máu này du nhập vào VN thì đất nước đã bước vào thời kỳ đen tối nhất - người dân mất hết nhân và dân quyền. Một lá cờ tạo quá nhiều oan khiên cho Việt tộc chúng ta, sao ta lại có thể mang đi theo trong lúc đi đòi nhân và dân quyền? một việc làm hết sức nghịch lý. Khôi hài hơn là đi biểu tình chống Trung Cộng lại mang theo hình võ nguyên giáp, một hành động hết sức ngây thơ của một số đồng bào chúng ta, vì VNG là một tay sai trung thành tuyệt đối với Tàu Cộng, là tên đồ tể chuyên giết hại người yêu nước và các đảng đối lập trong thập niên 40 (t.k 20).

Một điểm son đáng được lưu ý về lá cờ ngũ sắc, vì mang ý nghĩa truyền thống qua nhiều triều đại trong quá khứ nên nói lên được tính biểu tượng cho sự hội tụ của hồn thiêng sông núi , anh linh của các tiền nhân đã ra sức chống sự xâm lăng từ phương Bắc để giữ vững độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ ngoài ra nó còn nói lên được khí thế đoàn kết của Hội Nghị Diên Hồng - một tập hợp có sự hiện diện của mọi tầng lớp giai cấp trong cộng đồng dân tộc thời nhà Trần vào thế kỷ 13.

Ngày hôm nay, khi thấy lá cờ truyền thống của dân tộc song hành với đồng bào thuộc giáo xứ Song Ngọc, đủ thấy ý thức của đồng bào chúng ta đã bước lên được tầm cao mới về ý thức chính trị - phân biệt được lằn ranh chính tà, một ranh giới cần thiết cho một đoàn biểu tình trong nước.

Người viết và những đồng bào đang sinh sống ở hải ngoại luôn quan tâm và hướng về các đồng bào trong nước để hỗ trợ khi cần thiết và chia sẻ sự thống khổ với đồng bào ruột thịt trong nước, chúng tôi rất cảm phục tinh thần dũng cảm bất khuất của vị linh mục chủ chăn giáo xứ Song Ngọc - Lm Trần Đình Thục và đồng bào đã tham dự vào việc khiếu kiện Formosa ngày 14/2/2017. Cầu mong chúa nhân từ che chở cho mọi người được bình an trước móng vuốt của loài lang sói ác với dân hèn với giặc.

XEM THÊM:

2.Ý nghĩa của những lá cờ cổ truyền VN
https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/…/y-nghia-nh%E1…/

Nguyen Thi Hong