Phái đoàn Mỹ gặp đại diện XHDS độc lập
Phái
đoàn Mỹ gặp đại diện XHDS độc lập tại Hà Nội hôm 25/5/2017. Courtesy FB Phạm Bá
Hải
Hoa Kỳ đã đặt điều kiện yêu cầu Việt Nam phải đảm bảo
các quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng trong cuộc đối
thoại nhân quyền lần thứ 21 vừa diễn ra tại Hầ Nội hôm 23 tháng 5 vừa qua.
Bà trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề dân
chủ, nhân quyền và lao động, Virginia Bennett cho những nhà hoạt động xã hội và
nhân quyền Việt Nam biết như vậy trong cuộc gặp tại Hà Nội vào ngày 24 tháng 5.
Tuy nhiên bà Bennett cũng cho biết thêm là mặc dù Hà Nội có vẻ lắng nghe nhưng
bà không thể trả lời chắc chắn Việt Nam sẽ thực hiện thế nào.
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải, người có mặt
trong buổi gặp, cho đài Á châu Tự do biết suy nghĩ của ông về cuộc gặp:
“Chúng tôi thấy rằng năm nào cũng vậy, kết
quả của cuộc đối thoại nhân quyền này, Việt Nam họ đều lắng nghe nhưng thực
thi hoàn toàn khác và chúng tôi không tin Việt Nam sẽ làm theo những đề xuất của
Hoa Kỳ. Trong cuộc đối thoại chúng tôi cũng đề xuất với phía Hoa Kỳ rằng
phải (làm) mạnh hơn nữa việc đưa các tiêu chuẩn nhân quyền vào các hiệp ước
thương mại với Việt Nam và chỉ bằng cách này thì chính quyền Việt Nam mới có khả
năng họ sẽ cải thiện và nới lỏng và tôn trọng một số các hoạt động của những
người đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam.”
Tại cuộc gặp lần này với phái đoàn Mỹ, các nhà hoạt
động xã hội và nhân quyền ở Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề ở Việt Nam như vụ
ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa gây ra hồi năm ngoái gây bất bình
trong người dân. Ông Phạm Bá Hải cho phía Mỹ biết quyền biểu tình ôn hòa đòi
quyền lợi của những người dân bị ảnh hưởng bởi Formosa đã không được đảm bảo.
Không những thế, chính phủ còn truy nã và bắt giữ một số người dân đưa tin về
thảm họa này.
Luật sư Lê Công Định cũng nêu lên trường hợp của tù
nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và kêu gọi phía Hoa Kỳ can thiệp để ông Thức
được trả tự do.
Ngoài ra các vấn đề về tự do tôn giáo, quyền tự do
đi lại của những nhà họa động nữ cũng được đề cập. Các nhà hoạt động cũng yêu cầu
phía Mỹ phải đặt điều kiện về tôn trọng nhân quyền đối với Việt Nam trong
các hiệp định thương mại giữa hai nước.
Tham dự cuộc gặp với phía Mỹ lần này có luật sư Lê
Công Định, thạc sĩ Phạm Bá Hải, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, blogger Huỳnh Thục Vy,
và vợ chồng tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển.
RFA
Hạ viện Mỹ điều trần về nhân quyền VN trước chuyến thăm của TT Phúc
Trước chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến
Mỹ vào ngày 31 tháng 5 tới, một buổi điều trần đã diễn ra tại Hạ viện Mỹ hôm thứ
Năm, 25 tháng Năm, trước cuộc gặp gỡ của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc nhằm mục đích kêu gọi sự quan tâm của hành pháp trước những
tiêu cực về tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua.
Buổi
điều trần tại Hạ viện Mỹ hôm 25/5, nhằm mục đích kêu gọi sự chú ý của hành pháp
trước những tiêu cực về tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua. RFA
Kêu gọi đề cập vấn đề nhân quyền tại Việt
Nam
Buổi điều trần đặt dưới sự chủ tọa của dân biểu
Christopher Smith, chủ tịch nhóm đại diện dân cử về nhân quyền toàn cầu, thành
viên cao cấp Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện và Tiểu Ban Y Tế, Nhân Quyền Toàn Cầu Và
Các Tổ Chức Quốc Tế trong hạ viện Hoa Kỳ.
Hiện diện trong buổi điều trần do ông Christopher
Smith triệu tập hôm thứ Năm 25 còn có chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại hạ viện Ed
Royce và đồng viện Alan Lowenthal.
Những người trong đoàn thuyết trình về tự do tôn
giáo và nhân quyền của Việt Nam gồm ông T Kumar, giám đốc quốc tế vận của
Amnesty International, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành Tổ chức Cứu
người vượt biển (BPSOS), và đại diện Cao Trào Nhân Bản Cho Việt Nam.
Tuy nhiên điểm đặc biệt nhất và được chú ý nhiều nhất
là sự xuất hiện của cô Nguyễn Thị Mỹ Phượng đến từ tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ.
Cô Mỹ Phượng là chị ruột của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn, được cho
là tự cắt cổ chết khi đang bị hỏi cung trong đồn công an tỉnh Vĩnh Long hồi đầu
tháng Năm vừa qua. Cô Mỹ Phương nói cô được gia đình bên Việt Nam ủy quyền đi
đòi công lý cho em trai Nguyễn Hữu Tấn vì gia đình cho rằng em trai cô bị cứa đứt
cổ đến chết chứ không phải tự tử bằng con dao rọc giấy như lời công an nói:
Em đến đây trước hết là em cám ơn tiến
sĩ Nguyễn Đình Thắng, ông Chris Smith, ông bà cô bác xa gần đã cùng đồng hành với
gia đình của em. Gia đình rất khủng hoảng, lo lắng và sợ sệt, không biết đến
lúc nào chuyện gì xảy ra cho nên ba của em không dám nói gì hết. Gia đình ủy
quyền hết cho em để em mọi sự kêu oan cho em của em là Nguyễn Hữu Tần chết oan
tại đồn công an, bị người ta đập đầu cắt cổ. Em muốn minh oan cho em của em, nó
không làm gì tội hết.
Theo nhận định của ông T Kumar, Ân Xá Quốc Tế, thì
nhân quyền ở Việt Nam ngày càng xuống dốc mấy năm qua, không một biểu hiện đáng
kể nào để gọi là có sự cải thiện, và Ân Xá Quốc Tế cho rằng lúc này là thời
gian tốt nhất để tổng thống Trump nêu vấn đề với lãnh đạo Việt Nam:
Thứ nhất, thượng đỉnh APEC sắp tới tại
Việt Nam mà ông Trump sẽ tham dự, Ân Xá Quốc Tế mong tổng thống Mỹ yêu cầu Việt
Nam ít nhất phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm trước khi ông đến. Thứ
hai, khi gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng tuần tới, yêu cầu tổng thống
Mỹ manh mẽ nêu bật vấn đề quyền con người đồng thời bày tỏ sự thất vọng của ông
trước thực trạng nhân quyền không hề được cải thiện, yêu cầu nhà cầm quyền Việt
Nam để cho tôn giáo được tự do phát triển, bởi khi người dân được quyền thờ phượng
theo đức tin của mình, được hưởng mọi quyền căn bản của con người thì đất nước
đó mới được gọi là một đất nước tự do.
Vì sao nhân quyền Việt Nam quan trong đối
với Mỹ?
Về câu hỏi tại sao tự do tôn giáo và nhân quyền của
Việt Nam lại quan trong đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và quan trọng đến
nhường nào, dân biểu Chris Smith khẳng định:
Dân biểu Chris Smith phát biểu tại buổi
điều trần ở Hạ viện Mỹ hôm 25/5. RFA PHOTO
Việt Nam có thể trở thành một đồng minh
hữu nghị của Mỹ, dân tộc Việt Nam là một trong những người bạn người đồng minh
thân thiết của Hoa Kỳ. Vấn đề ở đây là chính phủ của đất nước này. Lẽ ra người
dân phải được hưởng những điều tốt lành hơn nhưng nhà cầm quyền lại tiếp tục vi
phạm tự do tôn giáo, bắt bố đàn áp người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động
xã hội, các giáo hội lớn nhỏ như Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thiên Chúa Giáo
vẫn bị sách nhiễu, người theo đạo Tin Lành thì bị đe dọa, thậm chí bị đánh đập
và bị buộc chối đạo.
Việt Nam phải là một quốc gia cần đặc biệt
quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo. Những điểm tôi vừa nêu ra ở đây là nhắm đến
chính phủ chứ không phải người dân Việt Nam. Là người đặc biệt quí trọng nhân
dân Việt Nam, tôi thực lòng mong mỏi người dân Việt Nam có cuộc sống xứng đáng
hơn.
Vẫn theo lời dân biểu Chris Smith, nhân quyền là một
giá trị phổ quát và toàn cầu mà Việt Nam đã ký kết nhưng không hề tôn trọng. Việt
Nam có những con người quả cảm như luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và những
nhà tranh đấu khác, dân biểu Chris Smith nói tiếp, tiếc rằng những người ấy
không được cơ may phục vụ đất nước mà lại bị tù đày, bị sách nhiễu, bị ngược
đãi trong tù.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng là một trong 3 thuyết
trình viên, nhấn mạnh về 3 điểm: Tôi
muốn chỉ ra rằng trong 12 tháng qua với giới lãnh đạo mới trong đảng cộng sản
cũng như trong nhà nước Việt Nam thì không có gì tốt hơn mà nó lại tệ hơn đối với
những tôn giáo độc lập với nhà nước. Ví dụ của sự tệ hại hơn đó là trường hợp
anh Nguyễn Hữu Tấn bên Phật Giáo Hòa Hảo chết trong đồn công an mới đây.
Chúng tôi đưa ra một số đề nghị cụ thể,
đó là tuần tới khi tổng thống Trump gặp ông Nguyễn Xuân Phúc thì hãy yêu cầu dời
hội nghị thượng đỉnh APEC khỏi Đà Nẵng bởi Đà Nẵng là nơi đã xảy ra vụ đàn áp
Giáo xứ Cồn Dầu cách đây mấy năm. Và hiện nay chính quyền Đà Nẵng cũng đang muốn
lấy luôn chùa An Cư của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất.
Điểm thứ hai chúng tôi yêu cầu Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ phải thực thi các luật mới trong đó đặc biệt có luật Magnitsky toàn
cầu nhắm vào khoảng 200 giới chức chính quyền mà chúng tôi đã thu thập và chuyển
cho Bộ Ngoại Giao để có biện pháp chế tài.
Thứ ba là chúng tôi đề nghị những vị dân
biểu quan tâm hãy có thể thức truyền thông trực tiếp với phía chính quyền Việt
Nam nhằm nêu quan ngại đối với những vụ đàn áp nhân quyền ngay khi nó xảy rat
hay vì chờ đến những cuộc điều trần thì mới nêu lên.
Tại buổi điều trần lần lượt tên tuổi của những tù
nhân lương tâm như Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, mục sư Nguyễn Công
Chính và vợ ông ta, bà Trần Thị Hồng, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vân vân...
đã được hai vị dân biểu Ed Royce và Alan Lowenthal nhắc đến trong phần trình
bày của mình.
Đối với dân biểu Ed Royce, đó là lý do khiến ông đến
và lên tiếng hôm nay:
Vấn đề chúng tôi nêu lên hôm nay và vấn
đề chúng tôi dùng để thúc đẩy hành pháp quan tâm đến là trong cuộc gặp với thủ
tướng Việt Nam xin tổng thống nên yêu cầu ông ta tôn trọng nhân quyền và quyền
tự do tín ngưỡng của người dân.
Tôi hài lòng về mối quan hệ nồng ấm giữa
Việt Nam với Hoa Kỳ cũng như hy vọng về một tương quan bền vững xây dựng hơn nữa
trong những ngày tới. Thế nhưng mối quan hệ tốt đẹp phải được củng cố bằng sự hợp
tác liên tục hầu cải thiện dị biệt trong tinh thần tương kính và tôn trọng nhân
quyền và thượng tôn luật pháp. Đó là quan điểm của chúng tôi, còn tất cả tùy
thuộc vào thiện chí của Việt Nam.
Buổi điều trần hôm thứ Năm kết thúc bằng những phút
cảm động khi dân biểu Chris Smith đến bắt tay, trò chuyện và an ủi chị ruột của
người quá cố Nguyễn Hữu Tấn.
Chị gái Nguyễn Hữu Tấn quì xin dân biểu Mỹ cứu giúp
Tham gia buổi điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ còn có bà
Nguyễn Thị Mỹ Phượng, chị ruột của anh Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Hòa Hảo vừa
thiệt mạng với các vết cắt trên cổ trong khi bị tạm giam ở Vĩnh Long.
Dân
biểu Chris Smith và chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng, chị ruột của anh Nguyễn Hữu Tấn
Dịp này, bà Mỹ Phượng đã trình bày về hoàn cảnh khó
khăn gần như bị cô lập mà ba mẹ cô cũng như vợ con anh Nguyễn Hữu Tấn phải gánh
chịu sau cái chết tức tưởi của anh. Bà đã quì xuống cầu xin sự giúp đỡ của dân
biểu Chris Smith với lí do gia đình tại Việt Nam bị chính quyền gián tiếp đe dọa.
Bà khẩn thiết kêu gọi:
“Gia đình của
tôi rất lo sợ khủng hoảng. Tôi không muốn ai chết nữa hết. Cháu của tôi thấy
cha của nó chết như vậy, nó quá khủng hoảng. Mẹ của nó thì ngồi đâu khóc đó. Cả
nhà tôi đều lo sợ.”
Dân biểu Chris Smith tỏ ra rất quan tâm đến trường hợp
cô Mỹ Phương vừa trình bày. Những ý kiến đề đạt và nghe được hôm nay, ông cam kết,
sẽ chuyển những ý kiến này qua hanh pháp để một lần nữa tạo thêm áp lực buộc Việt
Nam cải thiện chính sách tôn giáo và nhân quyền đang xuống cấp nghiêm trọng bao
năm qua.
Các nhân chứng khác tham gia điều trần như đại diện
Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, đại diện Ủy ban Cứu người Vượt biển
BPSOS, và ông T. Kumar, Giám đốc ban Quốc tế của tổ chức Ân xá Quốc tế đồng
thanh thúc giục hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ gây áp lực buộc chính quyền Việt Nam
chấm dứt đàn áp nhân quyền và phóng thích tù nhân lương tâm.
VOA
Ân xá Quốc tế yêu cầu VN tuân thủ Quy tắc Nelson Mandela
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói điều kiện giam giữ ông Thức
vi phạm nhiều điều khoản của Quy tắc Nelson Mandela của Liên Hiệp Quốc.
Tổ chức Ân xá Quốc tế vừa gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng
Công an Tô Lâm để bày tỏ quan ngại về điều kiện giam giữ “vi phạm Quy tắc
Nelson Mendela” đối với trường hợp của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người đang chịu
án tù 16 năm về tội “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam” theo Điều 88.
Trong thư, tổ chức Ân xá Quốc tế nêu lên quan ngại về
“tình trạng giam giữ không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế” đối với ông Thức, “làm ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần” của ông.
Ân xá Quốc tế nói điều kiện giam giữ ông Thức hiện
nay vi phạm nhiều điều khoản của Quy tắc Nelson Mandela của Liên Hiệp Quốc, quy
định về việc giam giữ tù nhân.
Bà Lê Đinh Kim Thoa, vợ ông Trần Huỳnh Duy Thức, cho
VOA biết trong lần thăm mới nhất, gia đình muốn gửi cho ông Thức một đèn pin bằng
nhựa, sau khi biết ông bị giam trong tình trạng thiếu ánh sáng dẫn tới bị suy
giảm thị lực nghiêm trọng. Nhưng trại giam đã không cho phép ông Thức nhận đèn
pin.
Thân nhân ông Thức nói họ bị gây khó dễ đủ kiểu. Em
trai ông Thức, ông Trần Huỳnh Duy Tân, nói với VOA:
“Họ
bố trí để gặp anh Thức trong một phòng đặc biệt, cách ngăn bằng một tấm kiếng,
nói chuyện cũng khó, ảnh cũng không thể bắt tay được người nhà. Họ đối xử rất
tàn bạo với gia đình và anh Thức trong chuyện đó".
"Hồi
trước, cái đường mà ảnh đi từ trại giam đi ra, gia đình đi từ ngoài vô, có một
cái cổng làm bằng hàng rào. Gia đình còn tranh thủ bắt tay được với ảnh. Nhưng
đến lần thứ hai thì họ lấy một tấm tôn chắn ngang luôn. Họ cắt luôn con đường
mà chỉ để thọt tay qua hàng rào nắm tay ảnh một cái, để ảnh nắm tay vợ con một
cái, mà họ cũng không cho, họ ngăn luôn”.
Theo tổ chức Ân xá Quốc tế, việc trại giam không cho
phép ông Thức gửi và nhận thư từ hay tiếp cận các ấn phẩm, tài liệu là vi phạm
điều 58(1) và 64 của Quy tắc Nelson Mandela.
Ngoài ra, “trong quá trình thụ án, ông bị chuyển trại
nhiều lần mà không báo trước cho gia đình, khiến họ phải đi quãng đường xa để
thăm ông”, điều này vi phạm điều 59 trong quy tắc của Liên Hiệp Quốc.
Quy tắc Nelson Mandela quy định “tù nhân phải được
giam giữ, trong phạm vi có thể, ở những trại giam gần nhà hay nơi phục hồi xã hội
của họ”.
Kể từ khi ông Thức bị chuyển ra trại giam ở Nghệ An,
gia đình không thể đi thăm ông mỗi tháng như trước đây vì nhiều điều kiện trở
ngại.
Gia đình ông Thức nói họ rất lo ngại cho tình trạng
sức khỏe của ông, đặc biệt sau khi được cập nhật tin tức từ nhạc sĩ Trần Vũ Anh
Bình, người bị giam chung với ông Thức ở trại Xuyên Mộc, vừa mãn hạn tù 4 năm về
Điều 88.
“Thời gian ở
Xuyên Mộc, anh Thức cũng bị xỉu vài lần. Có lần đang nằm trên giường, ảnh xỉu,
té xuống đất, may mà có cái thùng đỡ được cái đầu. Lần thứ 2 là ở trong nhà vệ
sinh trong đó, ảnh bị xỉu, té xuống đập bể cái thau luôn. Gia đình rất lo. Mới
cách đây vài ngày gặp Trần Vũ Anh Bình mới biết được chuyện đó nên gia đình rất
lo. Hồi nào tới giờ ảnh có bệnh huyết áp thấp, thêm điều kiện như thế này thì rất
nguy cho sức khỏe của ảnh”.
Tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu chính quyền Việt Nam
tuân thủ Quy tắc Nelson Mandela, đối xử với ông Thức bằng sự tôn trọng và phẩm
giá, đồng thời “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho ông Thức và các tù
nhân lương tâm khác.
Ngay sau cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt tại Hà Nội
vào ngày 23/5, phái đoàn Mỹ do Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề dân chủ,
nhân quyền và lao động, bà Virginia Bennett, đã có cuộc gặp riêng với một số
nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam vào ngày 24/5. Phía Việt Nam đề nghị chính phủ
Hoa Kỳ quan tâm và can thiệp để ông Trần Huỳnh Duy Thức sớm được trả tự do.