Tin Tổng Hợp Liên Quan đến Biển Đông và Trung cộng
(ngày
21.06.2017)
Trung Cộng lại mang dàn khoan HD-981 tiến
vào Biển Đông
Trung Cộng thông báo mang dàn khoan vào Biển Đông. Các
tin bài báo đều bị Việt Cộng cấm đăng, cáp quang bị cắt để chặn thông tin. Sau
đây là nội dung thông báo nguyên văn của Trung cộng:
Hoạt động của giàn
khoan dầu ngoài khơi HD - 981 hoạt động tại giếng khoan Lăng Thủy 25-4-1
I/ Thời gian: 16 tháng 6 năm 2017 đến ngày 15
tháng 9 năm 2017
II/ Vị trí hoạt động khoảng 74 hải lý về phía
Nam với tọa độ 110 ° 02'09" .7kinh Đông và 17 ° 09'07" vĩ Bắc
III/ Thiết bị hoạt động: "Giàn khoan dầu ngoài khơi 981"
IV/ Nội dung công việc: Thực hiện các hoạt động khoan dầu ngoài khơi
V/ Lưu ý:
Các hoạt động được thực hiện liên tục cả ngày và đêm trên giàn khoan dầu bao gồm:
(a) Các tàu hoạt động tín hiệu vào ban đêm được hiển thị bằng đèn nhấp nháy ánh sáng màu đỏ bao quanh thân giàn khoan theo quy định.
(b) Các hoạt động của giàn khoan sử dụng kênh VHF16 để trao đổi thông tin.
(c) Cần tăng cường cảnh giới trong bán kính 2.000m để đảm bảo mọi tàu thuyền qua lại được an toàn cho giàn khoan trung tâm hoạt động.
(d) Hoạt động hoàn thành có thể chấm dứt sớm mà không cần báo trước.
Cục An toàn hàng hải Hải Nam của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Ngày 16 tháng 6 năm 2017
Tướng Trung cộng ‘bất ngờ rời Việt Nam’?Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung cộng Phạm Trường Long.
Giới quan sát nhận định rằng việc một quan chức quốc phòng Trung cộng “bất ngờ rời Việt Nam” sau khi có tuyên bố cứng rắn khi tới Hà Nội cho thấy dường như “sóng gió đang nổi lên” trong quan hệ giữa hai nước láng giềng.
Báo chí trong nước đưa tin, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung cộng Phạm
Trường Long thăm Việt Nam từ ngày 18 rồi dự kiến cùng Bộ trưởng Quốc phòng Việt
Nam Ngô Xuân Lịch “đồng chủ trì các hoạt động giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu
và Vân Nam ngày 20/6”. Tuy nhiên, theo giới quan sát, ông Phạm “đã cắt ngắn
chuyến thăm và rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6”.
VOA Việt Ngữ đã tìm hiểu trên báo chí Việt Nam thì thấy rằng trong ngày
18/6, quan chức quốc phòng Trung cộng này có một loạt các cuộc gặp cấp cao với
ba quan chức trong “tứ trụ” của Việt Nam gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ
tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phạm cũng hội kiến
với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân lịch. Sau đó, truyền thông trong nước không
thấy đăng tải về hoạt động tiếp theo của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung
cộng theo như dự kiến.
Một thông báo ngắn của Bộ Quốc phòng Trung cộng viết rằng Bộ này đã hủy sự
kiện dự kiến diễn ra trên biên giới "vì các lý do liên quan tới sắp xếp lịch
làm việc".Viên chức hai nước gặp mặt khi xảy
ra vụ giàn khoan 981 năm 2014.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore gọi
việc ông Phạm rời Việt Nam sớm là “quyết định bất ngờ”, và rằng đó có thể là “chỉ
dấu cho thấy sóng gió dường như đang tích tụ trong quan hệ Việt – Hoa”.
Nhà nghiên cứu này cho rằng “từ sau khủng hoảng giàn khoan năm 2014, quan hệ
Việt – Trung đã có những bước cải thiện đáng kể”, và Hà Nội “cũng tăng cường
quan hệ với các đối thủ chiến lược của nước này, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản”.
Nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế này cho rằng những diễn tiến trên “chắn
chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu” và “có thể đóng một vai trò nào đó”
trong vụ về nước sớm của tướng Phạm.
“Cho dù lý do thực sự cho quyết định của
tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho
quan hệ song phương. Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương
là điều có thể xảy ra trong thời gian tới”, tiến sĩ Hiệp nhận định.
Trong bài tường thuật về chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung
ương Trung cộng, Tân Hoa Xã nêu một chi tiết đáng chú ý, đó là việc ông Phạm
tuyên bố trong cuộc gặp cấp cao với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng “Nam Hải
[Biển Đông] là lãnh thổ Trung cộng từ thời xa xưa”. Đây là lần đầu tiên truyền
thông đưa tin về tuyên bố như vậy của quan chức Trung cộng với Việt Nam.
Hồi năm 2015, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố như vậy
khi trả lời tờ the Wall Street Journal.
Đúng ngày ông Phạm Trường Long hội đàm với các viên chức hàng đầu của Việt
Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo có tư tưởng dân tộc của Trung cộng đăng một bài xã luận
trong đó nhắc tới chuyến thăm Mỹ và Nhật của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Bài báo có đoạn: “Các chuyến thăm liên
tiếp tới Mỹ và Nhật Bản cho thấy sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng vai trò lớn hơn
trong các vấn đề khu vực”.
Hoàn cầu Thời báo viết tiếp rằng “đối
mặt với sự trỗi dậy của Trung cộng, Việt Nam cần phải ve vãn các nước khác ngoài
khu vực nhằm khống chế Trung cộng ở Biển Đông và bảo vệ các quyền lợi của mình”.
Giàn khoan 981 sẽ lại gây sóng gió
trong quan hệ Việt - Trung?
Bài bình luận có đoạn viết tiếp: “Tuy
nhiên, cần phải chỉ ra rằng các chuyến thăm chính thức của ông Phúc sẽ không
thay đổi các thực tế chính trị vì đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm
duy trì quan hệ hữu nghị với Trung cộng với các chuyến thăm của tổng bí thư, chủ
tịch và thủ tướng [Việt Nam]”.
Trong một diễn biến liên quan khác, hôm 20/6, báo Thanh Niên của Việt Nam đã
rút một bản tin ngắn, trong đó nói rằng giàn khoan của Trung cộng “đang hoạt động
phi pháp” tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung cộng đang tiến
hành đàm phán phân định, nhưng không đính chính việc gỡ bỏ bài viết này.
Viễn Đông
(VOA)
Quan hệ Việt Trung bên bờ vực căng thẳng
Nhà giàn DK1 (Ảnh minh họa). Baomoi.vn
Một số diễn tiến gần đây cho thấy mối quan hệ Việt- Trung căng thẳng với
nguy cơ xung đột có thể xảy ra tại khu vực tranh chấp Biển Đông giữa hai phía
Có thể xảy ra đụng độ?
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung cộng, Tướng Phạm Trường Long rời Việt Nam ngay
trước các hoạt động giao lưu biên giới giữa hai nước dự kiến diễn ra từ ngày 20
đến 22 tháng 6 mà không cho biết lý do. Ông Phạm Trường Long đến Việt Nam từ
ngày 18 đến 19 tháng 6.
Cả báo chí Trung cộng lẫn Việt Nam đều có những bài viết cho thấy chuyến
thăm thành công. Tân Hoa Xã thậm chí còn trích lời ông Phạm Trường Long nói
rằng nhờ sự thúc đẩy mối quan hệ của lãnh đạo hai nước, quan hệ Việt Nam Trung
cộng đang phát triển tốt và hợp tác hai bên đã đạt được những kết quả trong
nhiều lĩnh vực. Tướng Phạm Trường Long còn nói Trung cộng sẵn sàng kết nối sáng
kiến Vành Đai Con Đường của nước này với kế hoạch Hai Hành Lang một Vành Đai
Kinh tế của Việt Nam. Hai bên cũng thảo luận các vấn đề về vấn đề biển Đông.
Theo Tân Hoa Xã, ông Phạm Trường Long cho biết tình hình biển Đông đã ổn định
trong thời gian qua và đang có hướng tích cực. Ông cũng kêu gọi hai bên tuân
thủ những thỏa thuận đã đạt được giữa lãnh đạo hai nước về vấn đề biển Đông.
Một số chuyên gia quốc tế cho rằng lý do của quyết định cắt ngắn chuyên
thăm Việt Nam có thể liên quan đến việc Việt nam mới đây cho phép công ty nước
ngoài tiến hành các hoạt động khai thác gần bãi Tư Chính, nơi Trung cộng cắt
cáp tàu khảo sát địa chính của Việt Nam hồi năm 2011. Giáo sư Carl Thayer thuộc
Học viện Quốc phòng Úc viết cho đài Á châu Tự do qua email, nhận định về điều
này như sau:
‘Nếu Tướng Phạm Trường Long yêu cầu Việt Nam ngừng các hoạt động khai
thác dầu tại lô 136/03 thì điều này có thể là một cố gắng nhằm cho thấy Việt
Nam đã không tuân thủ các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo hai đảng. Can thiệp
này của Tướng Phạm Trường Long sẽ làm Việt Nam khó chịu vì phía Việt Nam cũng
nêu vấn đề đường chín đoạn mà Trung cộng vẽ ra đi vào vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam có thể đã từ chối lời yêu cầu này và khẳng định
chủ quyền của Việt Nam’.
Giáo sư Carl Thayer cũng cho
biết đã có thông tin về việc Trung cộng đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay
vận tải Y -8 đến khu vực khai thác của Việt Nam. Theo ông rất có thể sẽ có những
đụng độ xảy ra tại khu vực này trong vài ngày tới và nếu điều này xảy ra thì
đây có thể là sự kiện nghiêm trọng nhất trong vài năm qua tại biển Đông.
Ngoại giao đi dây làm Trung
cộng tức giận
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, viết trên trang của ISEAS vào hôm 21 tháng
6 rằng những chuyến thăm gần đây của lãnh đạo Việt Nam tới các nước Nhật Bản và
Hoa Kỳ có thể là yếu tố làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt Trung.
Cụ Thể là chuyến thăm của ông Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản vào hồi đầu
tháng 6. Nhân chuyến thăm này, hai nước đã ký kết các thỏa thuận trị giá 22 tỷ
đô la. Phía Nhật Bản cũng cam kết cung cấp khoản tài trợ tương đương 350 triệu
đô la Mỹ để Hà Nội nâng cấp các tàu tuần duyên và tăng cường khả năng tuần tra
biển.
Hồi đầu năm nay, nhân chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng
tuyên bố sẽ cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra mới để trang bị cho lực lượng cảnh
sát biển của Việt Nam.
Hồi tuần trước, lực lượng tuần duyên Nhật bản và Cảnh sát biển Việt Nam
cũng tổ chức buổi diễn tập chống đánh cá trộm ở Biển Đông. Đây là cuộc diễn tập
chung lần đầu tiên giữa hai nước với nội dung này.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung cộng hôm 18 tháng 6 có bài xã luận chỉ trích
các bước đi ngoại giao của Việt Nam. Bài xã luận viết ‘tham vọng của Việt Nam’
có thể 'khuấy động đối đầu và làm bất ổn khu vực', và ‘việc Việt Nam thường
xuyên trao đổi với Hoa Kỳ và Nhật Bản về vấn đề biển Đông không nên được coi là
việc làm tử tế’
Hôm 16 tháng 6 Trung cộng cũng đưa giàn khoan dầu 981 đến cửa Vịnh Bắc Bộ
mà Việt Nam và Trung cộng cũng đang đàm phán phân định. Cục Hải sự Trung cộng
cho biết giàn khoan này sẽ tác nghiệp tại đây trong khoảng thời gian từ 16 tháng
6 đến 15 tháng 9. Cục Hải sự Trung cộng yêu cầu tàu thuyên qua lại khu vực này
trong khoảng cách an toàn là 2 km với giàn khoan.
Nhận xét về những diễn biến mới trong quan hệ hai nước vài ngày qua, giáo
sư Carl Thayer cho rằng đây là một bước thụt lùi quan trọng trong quan hệ hai
nước kể từ sự kiện Trung cộng đưa giàn khoan 981 vào gần khu vực quần đảo Hoàng
Sa đang tranh chấp giữa hai nước hồi năm 2014. Theo giáo sư Carl Thayer đây là
dấu hiệu cho thấy Trung cộng đang hung hăng hơn để đáp lại những chuyến thăm
gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân PHúc tới Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm thúc đẩy
quan hệ quốc phòng và an ninh với hai nước. Nếu đúng đây là phản ứng của Trung
cộng thì đây là một phản ứng vụng về và phản tác dụng của Trung cộng, Giáo sư
Carl Thayer viết.
RFA
Tuần tra Biển Đông : Mỹ sẽ nói ít, làm nhiều
Chiến hạm
Mỹ USS Dewey đi qua Biển Đông ngày 06/05/2017Kryzentia Weiermann/ Courtesy U.S.
Navy/Handout via REUTERS
Kể từ tháng 10/2015, Hải
quân Mỹ có nhiều cuộc tuần tra hải quân để bảo vệ quyền tự do hàng hải (gọi tắt
là FONOP) ở Biển Đông, chống lại tham vọng của Bắc Kinh độc chiếm vùng biển
này. Bắc Kinh phản ứng dữ dội trước mỗi cuộc tuần tra áp sát một số đảo nhân tạo
mà Trung cộng bồi đắp và kiểm soát, vốn thường được đưa tin rộng rãi.
Một số diễn biến
gần đây cho thấy chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump dường như
đang điều chỉnh chính sách : nói ít hơn và làm nhiều hơn. Cụ thể là gia tăng các hoạt động tuần tra nhằm
bình thường hóa sự hiện diện của Hải quân Mỹ trên toàn bộ vùng biển này, nhưng
hạn chế quảng bá.
Theo Reuters, hôm
15/06/2017, chiếm hạm Mỹ USS Sterett đã ghé thăm cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng
Đông, Trung cộng, căn cứ thuộc Hạm Đội Nam Hải, có nhiệm vụ kiểm soát Biển
Đông. Phát biểu với báo giới trên chiếc tàu chiến này, tư lệnh Hạm Đội Thái
Bình Dương Mỹ, đô đốc Scott Swift, đã hoan nghênh một diễn biến mới đây mà ông
cho là « rất tích cực » trong chính sách Biển Đông của
Washington: Đó là giảm thông tin, quảng bá về các hoạt động tuần tra tại Biển
Đông.
Chuyến viếng thăm của tư lệnh
Mỹ diễn ra chỉ ba tuần sau chuyến tuần tra FONOP của tàu chiến Mỹ USS Dewey
trong phạm vi « 12 hải lý » của Đá Vành Khăn (Mischief Reef), quần đảo Trường
Sa. Tư lệnh Scott Swift đã từ chối trả lời các câu hỏi về các hoạt động của tàu
USS Dewey.
Dưới thời Obama, các đợt
tuần tra tại Biển Đông đã được quảng bá rộng rãi. Trang mạng chuyên về thời sự
chính trị châu Á The Diplomat nhấn mạnh đến việc nhiều tin tức rò rỉ ra ngoài
trước ba cuộc tuần tra.
Về tương lai của các chiến
dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, lãnh đạo Hạm đội Thái Bình Dương nhấn mạnh là
các hoạt động tuần tra tại Biển Đông không những vẫn sẽ tiếp tục như chiến lược
đã được vạch ra dưới thời tổng thống tiền nhiệm Obama, mà còn gia tăng về mức độ.
Dự kiến, tổng thời gian mà các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ hiện diện tại Biển
Đông trong năm 2017 có thể hơn 900 ngày, so với con số trung bình từ 600 đến
700 ngày/năm.
Về sự thay đổi nói trên,
báo Anh Financial Times dẫn lời bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung cộng
tại Trung tâm Center for Strategic and International Studies, có trụ sở tại
Washington. Theo chuyên gia này, việc Washington quảng bá rộng rãi về các cuộc
tuần tra trong giai đoạn khởi đầu chiến dịch trong hai năm 2015 và 2016 một phần
là để trấn an các đồng minh trong khu vực, trong khi đó, chiến dịch FONOP hiện
nay đã trở thành một nhiệm vụ bình thường, không còn cần « thảo luận » nữa.
Chuyên gia về an ninh quốc
tế cũng lưu ý là các cuộc tuần tra FONOP của Hoa Kỳ đã diễn ra từ nhiều thập kỷ
nay, và không chỉ nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, chống lại
tham vọng bá quyền của Trung cộng. Bài bình luận « Hải quân Mỹ duy trì hiện diện tại Biển Đông », trên The Diplomat, dẫn
lại bản báo cáo thường niên của bộ Quốc Phòng Mỹ, theo đó FONOP là một chương
trình bảo vệ luật pháp quốc tế trên biển trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải
chỉ nhắm riêng vào Trung cộng. Riêng tại Biển Đông, hoạt động bảo vệ tự do hàng
hải của Hải quân Mỹ là trên toàn khu vực, chứ không chỉ riêng tại một số đảo đá
nhân tạo mà Trung cộng đang nỗ lực quân sự hóa.
Việc điều chỉnh chính sách
nói trên của Hoa Kỳ cho thấy Washington vừa kiên quyết trong chính sách bảo vệ
tự do hàng hải ở Biển Đông, chống tham vọng độc chiếm của Bắc Kinh, nhưng cũng
vừa duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung cộng, bất chấp các căng thẳng
chính trị. Chuyến công du Trung cộng ba ngày của tư lệnh Hạm đội Thái Bình
Dương là chuyến viếng thăm đầu tiên của một chiến hạm Hoa Kỳ tại Trung cộng kể
từ tháng 8/2016, và cũng là chuyến thăm đầu tiên dưới thời tổng thống
Donald Trump.
Trọng
Thành (RFI)
Tướng Trung cộng Phạm Trường Long: 'Đảo ở Nam Hải là của TQ'
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung
ương Trung cộng, Tướng Phạm Trường Long trong chuyến thăm hai ngày 18-19/6 đã gặp
gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.
Theo Tân Hoa Xã, khi ở Việt Nam ông Phạm đã nói rõ
về chủ quyền của Trung cộng ở 'Nam Hải'.
Ông Phạm Trường Long hôm Chủ Nhật có các cuộc họp với
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Ông Phạm được Tân Hoa Xã dẫn lời theo đó nói nhờ sự
nỗ lực thúc đẩy của lãnh đạo hai nước nên quan hệ Việt-Trung nay đang phát triển
tốt, và đã gặt hái được kết quả trong một số lĩnh vực.
"Trung cộng
sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc đưa sáng kiến Một Vành đai Một Con đường
của Trung cộng kết nối phù hợp với kế hoạch Hai Hành lang Một Vành đai Kinh tế
của Việt nam, và thúc đẩy hợp tác thiết thực trong mọi lĩnh vực để cùng phát
triển," ông nói.
Trung cộng coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác
quân sự với Việt Nam, và sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy mạnh hơn nữa mối quan
hệ này, ông Phạm nói thêm.
Liên quan tới chủ đề Biển Đông, Tân Hoa Xã tường thuật
rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung
cộng dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung cộng kể từ thời thượng cổ."
Ông cũng ghi nhận tình thế hiện thời tại Biển Đông
đã được ổn định và đang trở nên ngày càng tích cực hơn, đồng thời kêu gọi hai
nước tuân theo sự nhận thức chung quan trọng các lãnh đạo đảng, nhà nước hai
bên.
"Hai
bên cần tăng cường đối thoại chiến lược và kiểm soát tốt các khác biệt, nhằm
duy trì quan hệ chung cũng như nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Nam Hải,"
Tướng Phạm Trường Long nói.
Trong các cuộc gặp gỡ riêng rẽ với Tướng Phạm, giới
lãnh đạo Việt Nam đều đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt-Trung, Tân Hoa Xã tường
thuật.
Trung cộng lại đưa giàn
khoan Biển Đông?
Trước đó, cũng trong tháng Sáu này, có tin nói giàn
khoan của Trung cộng đã hoạt động trở lại tại Biển Đông.
Bản
quyền hình ảnh DWNEWS Image caption DWNews hôm 7/6/2017 đăng bài và ảnh nói
các tàu cá Việt Nam 'quấy nhiễu giàn khoan' Trung cộng, nhưng không nêu rõ thời
gian và địa điểm xảy ra các hoạt động 'quấy nhiễu' này
Đặc biệt, không lâu trước chuyến thăm Việt Nam của
Tướng Phạm Trường Long, một số trang mạng tiếng Trung như DWNews đăng tin nói"
"các thuyền cá của Việt Nam liên tiếp quấy nhiễu quá trình hạ đặt giàn
khoan" của họ.
Trong một bài đăng hôm 7/06/2017, trang DWNews đăng
hình hai chiếc thuyền được cho là của Việt Nam bị công nhân giàn khoan Trung cộng
dùng vòi rồng phun nước đuổi ra.
Bài này mô tả đây là cách công ty khai thác dầu Trung
cộng dùng "phún xạ phản kích" và cho hay rằng phía Trung cộng đã yêu
cầu Việt Nam "lập tức đình chỉ quấy nhiễu".
Tuy nhiên, bài báo không nói rõ về tọa độ của giàn
khoan dầu đang được đặt ở đâu trong Biển Đông, cũng như ngày xảy ra "các
hoạt động quấy nhiễu" đó.
Bài báo này cũng nhắc lại các vụ việc về giàn khoan
HD-981 năm 2014 "bị 40 tàu thuyền Việt Nam" liên tiếp "công
kích".
Điều hiển nhiên là cả vùng biển này luôn được Trung
cộng khẳng định là thuộc chủ quyền của họ và Việt Nam cũng nói là của mình.
BBC
Tiếng Việt
Việt Nam: Trung cộng cần hành động trách nhiệm
Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng như vậy sau khi
Bộ Quốc phòng Mỹ ra báo cáo nói rằng Bắc Kinh sắp hoàn tất việc quân sự hóa các
đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
hôm 15/6 nhắc lại rằng “ Mọi việc làm của
nước ngoài tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho
phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp và không thể làm thay đổi thực tế
là Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo này”.
Phản ứng của nữ phát ngôn viên này được đưa ra sau
khi Bộ Quốc phòng Mỹ đầu tháng này công bố một phúc trình trong đó nói rằng
tính đến cuối năm 2016, Bắc Kinh đã xây dựng đến 24 nhà chứa máy bay cùng nhiều
công sự trên các thực thể tranh chấp với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, là
Bãi đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn, theo AP.
Ngũ Giác Đài cũng nhận định rằng Bắc Kinh có khả
năng triển khai nhiều máy bay chiến đấu tới các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng
ở quần đảo Trường Sa.
Về nhận định trên, bà Hằng nói: “Chúng tôi cho rằng là một quốc gia lớn ở khu
vực và trên thế giới, Trung cộng cần hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng
trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như ở Biển Đông trên cơ sở
tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Chính quyền Bắc Kinh chưa lên tiếng phản ứng trước
các phát biểu của nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
VOA
Tiếng Việt