Hoa Kỳ ngày càng thêm lo ngại về cách thức mà Trung Cộng sử dụng để đòi hỏi và thể hiện chủ quyền.
Bắc Kinh nới rộng sự hiện diện tại Biển Đông – Hoa Kỳ
phản ứng bằng một động tác ngoạn mục: Diệt lôi hạm „USS Lassen“ tuần hành gần
quần đảo Trường Sa. Tòa đại sứ Trung Cộng tại Washington cho đây là hành động „phô
trương bắp thịt“.
Hoa Kỳ đã đưa một chiến hạm vào vùng Biển Đông. Phát
ngôn viên quân sự Hoa Kỳ thông báo là diệt lôi hạm „USS Lassen“ đã có chuyến hải
tuần trong phạm vi 12 hải lý thuộc các bãi đảo nhân tạo do Trung Cộng bồi đắp
trước đó và nói đây là „chuyến hải tuần bình thường phù hợp với luật quốc tế“.
tàu chiến này đã lưu lại nhiều giờ trong vùng biển đó và trong những tuần kế tiếp,
sẽ lại có thêm những chuyến hải tuần khác. Đài CNN cho biết là tổng thống Obama
đã cấp phép cho các chuyến hải tuần – đối với Trung Cộng là một sự sỉ nhục.
Tòa đại sứ Trung cộng tại Washington thì cho đây là
một hành vi „phô trương bắp thịt“. Phát ngôn viên Zhu Haiquan yêu cầu Hoa Kỳ „hãy
chấm dứt ngay những hành động hoặc lời nói có tính cách khiêu khích“ Người Mỹ
hãy hành động có ý thức, nhằm bảo đảm sự gìn giữ hoà bình và ổn định trong vùng.
Tự do lưu thông hành hải không thể được lợi dụng để
khoe sức mạnh và „xúc phạm đến chủ quyền và an ninh của các quốc gia khác“.
Bộ Ngoại Giao Trung cộng ngay sau đó đã phổ biến một
tuyên cáo, trong đó có ghi rằng: „tàu chiến „USS Lassen“ đã bị quan sát, theo
dõi và cảnh cáo khi xâm phạm „bất hợp pháp“ vào vùng lãnh hải chủ quyền. Trung Hoa
yêu cầu Hoa Kỳ hãy sửa đổi những sai lầm và hủy bỏ những hành vi „khiêu khích“.
Sự tự tin của Trung Cộng
Trong năm ngoái,
Trung cộng đã bắt đầu xây dựng và bồi đắp 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, rộng
thêm khoảng 200 héc ta. Quần đảo này gồm
có khoảng 150 đảo nhỏ, đá nổi, bãi cạn
mà tổng cộng chỉ có khoảng 5 kí lô mét vuông cao hơn mặt biển. Ngoài Trung cộng
còn có Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan và Brunei tuyên bố chủ quyền
thuộc về mình.
Nhà cầm quyền Bắc
Kinh dựa vào “quyền lịch sử” và cho rằng Trung Hoa có chủ quyền tại hầu như
toàn bộ vùng biển phía nam Trung Hoa, kể cả vùng biển gần bờ của các quốc gia
khác. Vùng biển này mang tính cách chiến lược quan trọng, nơi mà khoảng một phần
ba tổng số dầu thô buôn bán trên thế giới được chuyên chở qua.
Trung Hoa cộng sản
càng lúc càng sử dụng quyền lực thô bạo trong việc tranh chấp và thể hiện chủ
quyền. Trung cộng còn cho xây cả một đường băng thứ ba tại một hòn đảo đang
tranh chấp. Những tháng vừa qua, Trung cộng tuyên bố là sẽ “không cho phép bất
cứ một quốc gia nào” xâm phạm vào vùng lãnh thổ và lãnh hải thuộc quần đảo Trường
Sa.
Nỗi lo lắng của
Hoa Kỳ
Vào tháng Năm vừa
qua, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung cộng hãy ngưng việc xây dựng, bồi đắp
bãi đảo. Hoa Kỳ ngày càng thêm lo ngại về cách thức mà Trung Cộng sử dụng để
đòi hỏi và thể hiện chủ quyền.
Ashton Carter, Bộ
Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đã lên tiếng cách đây 2 tuần: “Quý vị đừng làm trái nữa:
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những chuyến không hành và hải hành tại bất cứ
nơi nào mà luật quốc tế cho phép”. Hoa Kỳ sẽ hành xử như vậy trên khắp thế giới,
vùng biển nam Trung Hoa không phải là ngoại lệ.
SPIEGEL ONLINE (Tin tức theo các
hãng thông tấn AAR/ Reuters / AP / AFP)
Tàu khu trục mang
hỏa tiễn USS Lassen có số hiệu DDG82, 4 máy, tốc độ 32 hải lý, được hạ thủy năm
1999, bắt đầu phục vụ từ 2001, trực thuộc Hạm đội 7, đóng ở Nhật. Tàu dài 155m,
rộng 20m, cao gần 50m, thủy thủ đoàn 380 người.
USS Lassen được trang bị pháo hạm 127mm, đại liên 6
nòng 20ly Vulcan, các hỏa tiễn Tomahawk, hỏa tiễn chống hạm, hỏa tiễn phòng
không và ngư lôi chống tàu ngầm và mang theo 2 trực thăng chống tàu ngầm
SH-60B/F. Tàu này đã thăm Thượng Hải và tham gia tập trận chung với hải quân
Trung Cộng tháng 4/2008.