24.02.2016

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (24.02.2016)

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng
(24.02.2016)
Trung cộng  đổ lỗi Phi Luật Tân gây rối biển Đông
Ngoại trưởng Trung cộng  Vương Nghị hôm 23-2 lớn tiếng cáo buộc Phi Luật Tân mới là nước gây căng thẳng ở biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và người đồng cấp Trung cộng  Vương Nghị tại cuộc họp báo hôm 23-2. Ảnh: AP
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ John Kerry ở thủ đô Washington, ông Vương cho rằng Phi Luật Tân “chính xác là quốc gia vi phạm các quy định tại Điều 4 của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và cũng là nước đã hủy bỏ đối thoại, đàm phán trực tiếp với Trung cộng ”.

Ông Vương cho rằng đó là hành động “đáng tiếc và thiếu khôn ngoan” của Manila. Nhà ngoại giao này còn mạnh miệng kêu gọi các bên liên quan, trong đó có cả Mỹ và Phi Luật Tân, không thực hiện hành vi do thám quân sự, gửi khu trục hạm, hỏa tiễn và phi cơ oanh tạc chiến lược tới biển Đông.
Tại buổi điều trần của Ủy ban Quân lực Thượng viện hôm 23-2, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cáo buộc Trung cộng  có mưu đồ thống trị Đông Á bằng cách dàn hệ thống hỏa tiễn địa không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, hệ thống radar mới trên bãi Đá Châu Viên và xây phi đạo trên bãi Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, ông Vương vẫn tiếp tục bao biện cho hành động sai trái của Bắc Kinh khi cho rằng “không nên nhìn vào các loại radar mà Trung Quốc  có thể triển khai trên các đảo nhân tạo mà phải nhận thức được trong những thập kỷ gần đây, một số nước đã chiếm đóng trái phép các rạn san hô của Trung cộng  và quân sự hóa trên quy mô lớn, không chỉ radar mà còn tên lửa và pháo binh”.
Đáp lại, Ngoại trưởng Kerry cho biết Mỹ muốn Trung cộng  chấm dứt hoạt động mở rộng và quân sự hóa các đảo nhân tạo xây phi pháp tại biển Đông. Ông nói: “Có hỏa tiễn, phi cơ chiến đấu, súng, pháo binh và những thứ khác đã được (Bắc Kinh) dàn dựng tại biển Đông”.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mc Cain kêu gọi trừng phạt Trung cộng
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain vừa đề xuất áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số công ty Trung cộng  và các biện pháp răn đe khác trong bối cảnh nước này tiếp tục theo đuổi yêu sách chủ quyền phi lý ở biển Đông.
Phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Quân lực Thượng viện hôm 23-2, ông Mc Cain cho rằng bây giờ là thời điểm phù hợp để Mỹ tìm kiếm các biện pháp trừng phạt những công ty Trung cộng  tham gia vào quá trình cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở biển Đông, gây tác động tiêu cực đến môi trường biển. “Chúng ta nên xem xét các bước tiếp theo để nâng cao tư thế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tài trợ các cuộc tập trận trước khi lắp đặt khí tài và đạn dược cũng như xây dựng năng lực đối tác cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương” – ông McCain nhấn mạnh.
 (Theo Reuters, Kyodo)
TQ Đưa Chiến Đấu Cơ Tới Đảo Phú Lâm, Và Đặt Dàn Radar Tại Quần Đảo Trường Sa
Một chiến đấu cơ Shenyang J-11 của Trung cộng . (Hình: Wikipedia.org)

Trong hành động làm tăng thêm căng thẳng đã có trong khu vực, Trung cộng  đã bố trí chiến đấu cơ tới đảo tranh chấp tại Biển Đông, cùng đảo [Đảo Phú Lâm] nơi Trung cộng  đã đặt dàn hỏa tiễn địa không hồi tuần trước, theo các giới chức Hoa Kỳ cho Fox News biết hôm Thứ Ba. Theo đó Trung cộng đã bố trí khoảng “không tới 10” chiến đấu cơ trên đảo và đó là những chiến đấu cơ thuộc tuýp Shenyang J-11 (“Flanker”) và Xian JH-7 (“Flounder”).

Cuộc leo thang trầm trọng xảy ra trong lúc Ngoại Trưởng John Kerry tiếp xúc với người đối tác Trung cộng , Ngoại Trưởng Vương Nghị, tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Ông Vương cho biết hôm Thứ Ba rằng ông hy vọng các chuyến bay quân sự và tuần thám bởi các tàu chiến Hoa Kỳ trên các đảo tranh chấp sẽ chấm dứt.

Kerry nói rằng ông muốn Trung cộng  chấm dứt quân sự hóa các đảo tranh chấp tại Biển Đông.

Cũng hôm Thứ Ba, theo dự trù, Ngoại Trưởng Vương Nghị sẽ ghé thăm Ngũ Giác Ðài, nhưng sự kiện này bị hủy bỏ, nhưng chưa biết vì sao. Theo tin Fox News thì Peter Cook, phát ngôn viên của Ngũ Giác Ðài, nói rằng cuộc viếng thăm bị hủy bỏ vì “mâu thuẫn thời khóa biểu.”

Khi được hỏi về vụ triển khai hỏa tiễn, ông Vương Nghị nói với Fox News rằng việc này được thực hiện với “mục đích phòng thủ.”

Sáng Thứ Ba, chỉ huy trưởng Bộ Tư Lênh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói rằng Trung cộng  đang “quân sự hòa rõ ràng” Biển Đông, trong một cuộc điều trần trước Ủy Bang Quân Vụ Thượng Viện Mỹ.

Trong khi đó một bản tin khác của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp Tiếng Việt (RFI) hôm Thứ Ba trong một bản tin có tựa đề “Biển Đông: Trung cộng  bắt đầu đặt radar tại Trường Sa,” viết rằng, “ Ảnh vệ tinh chụp Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) được trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố, cho thấy một cơ sở có dáng dấp của một giàn radar tần số cao radar, cùng với một ngọn hải đăng, một lô cốt ngầm, một bãi đáp trực thăng và một số thiết bị thông tin liên lạc khác.

“Ảnh chụp các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm đóng gần đấy như Đá Gaven (Gaven Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) cũng cho thấy một số công trình đang xây dựng mà trung tâm CSIS dự đoán là tháp radar, ụ pháo, lô cốt, bãi đáp trực thăng, và bến cảng
.”

Bản tin RFI viết thêm rằng, “Theo Trung Tâm CSIS: «Việc bố trí một đài radar tần số cao trên Đá Châu Viên sẽ tăng cường đáng kể khả năng của Trung cộng  trong việc giám sát lưu thông trên không và trên biển, đi qua eo biển Malacca ở phía bắc cũng như nhiều tuyến lưu thông chiến lược quan trọng khác».

“Cơ quan tham vấn này cho rằng việc dựng dàn hỏa tiễn HQ-9 tại Hoàng Sa là một diễn biến «đáng chú ý», nhưng «không làm thay đổi cán cân quân sự ở Biển Đông». Ngược lại «Các đài radar mới được bố trí tại vùng quần đảo Trường Sa, có thể thay đổi đáng kể cục diện về phương diện tác chiến».

Ðảo Phú Lâm (Trung cộng  gọi là Yongxing dao - Vĩnh Hưng đảo) trong quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam ở phía Nam Trung cộng  250 dặm, là nơi Bắc Kinh đặt làm bản doanh cho “thành phố Tam Sa cấp huyện” về hành chánh cũng như bộ chỉ huy quân sự cho lực lượng của Trung cộng  trên Biển Ðông.

Chưa có thông tin chính xác về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung cộng. Giàn khoan này từng gây căng thẳng cho quan hệ giữa Việt-Hoa  vào khoảng giữa năm 2014, gây ra sự cố ngoại giao tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, khi Trung cộng hạ đặt giàn khoan trong 10 tuần tại vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Trong khi căng thẳng đang leo thang vì những vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nguyên nhân gây tranh chấp, ít nhất một phần, được tin là đang nằm dưới đáy biển. Nhưng hiện chưa rõ chính xác có bao nhiêu tài nguyên dầu hoả và khí đốt bên dưới vùng biển này.
Cùng với các thuỷ lộ thương mại và quyền đánh bắt cá mang về những món lợi béo bở, các trữ lượng dầu khí thường được đơn cử như một nguyên nhân chủ yếu gây bất đồng về vấn đề nước nào sở hữu vùng biển nào, kể cả Trung cộng, nước có yêu sách chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.
Nhưng có bao nhiêu dầu khí tại đây vẫn còn là một nghi vấn, theo ông Carl Thayer, Giáo sư Danh Dự của Học viện Quốc phòng Úc Đại Lợi.
Giáo sư Thayer nói: “Chưa ai thực sự bỏ công ra làm việc này một cách khoa học. Đây chỉ là những ước đoán bởi vì đã có những vụ can thiệp vào các nỗ lực dò tìm dầu khí trong quá khứ, dây cáp của một số tàu bị cắt, nhiều chiếc tàu bị buộc phải rời khỏi vùng biển gần Phi Luật Tân mà Trung cộng cũng đòi chủ quyền.”
Trung cộng nói Biển Đông chứa tới 130 tỉ thùng dầu. Ước lượng của phía Hoa Kỳ có vẻ bảo thủ hơn. Cơ quan Thông tin Năng Lượng Hoa Kỳ ước tính Biển Đông có thể chỉ có 11 tỉ thùng dầu, và 190 nghìn tỉ mét khối khí đốt thiên nhiên.
Đa số các trữ lượng dầu và khí đốt nằm trong các vùng biển không có tranh chấp, gần bờ biển Mã Lai, nước có 5 tỉ thùng dầu trong lãnh hải của mình. Việt Nam được tin là có 3 tỉ thùng và Trung cộng 1,3 tỉ thùng.
VOA