01.05.2016

Người dân Việt Nam xuống đường biểu tình vụ thảm họa môi trường khởi nguồn từ Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Người dân Việt Nam xuống đường biểu tình vụ thảm họa môi trường khởi nguồn từ Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Sáng ngày 1/5/2016, tại nhiều thành phố lớn trên cả nước đã diễn ra cuộc biểu tình bảo vệ môi trường.

Trước đó thảm họa môi trường biển đã xảy ra nghiêm trọng khiến 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế bị thiệt hại nặng nề. Trong hơn hai tuần xảy ra thảm họa, hàng trăm tấn cá chết dạt vào bờ.

Tại Hà Tĩnh, ngư dân phát hiện ra ống thải ngầm của nhà máy thép Formosa chôn sâu dưới biển thải ra chất độc hại. Người ta đặt câu hỏi liệu Formosa có liên quan đến việc cá chết hàng loạt trên biển hay không?

Để yêu cầu chính phủ minh bạch và có trách nhiệm trước thảm họa, cuộc biểu tình bảo vệ môi trường đã được phát động trên toàn quốc với sự hưởng ứng của nhiều thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng và Hà Nội.


Hầu hết những cuộc biểu tình diễn một cách ôn hoà giữa lúc giới hữu trách huy động những lực lượng công an, cảnh sát rất đông đảo để ngăn ngừa rối loạn.



Xem hình ảnh các cuộc biểu tình:

Quảng Bình:   




Người dân gia đình làm nghề đi biển và những tiểu thương buôn bán cá tại một vài địa phương thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tập trung biểu tình từ ngày 29 sang đến ngày 30 tháng tư nhằm kêu gọi cơ quan chức năng có biện pháp trong tình hình hiện nay.   Citizen photo 

Người dân gia đình làm nghề đi biển và những tiểu thương buôn bán cá tại một vài địa phương thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tập trung biểu tình từ ngày 29 sang đến ngày 30 tháng tư nhằm kêu gọi cơ quan chức năng có biện pháp trong tình hình hiện nay.

Bị ảnh hưởng nặng nề vì cá chết
Họ là những người bị ảnh hưởng nặng nề khi nguồn cá chết hằng loạt do nhiễm độc chưa rõ nguồn xuất xứ. Trong khi chờ đợi xác định nguyên do, cơ quan chức năng yêu cầu dân chúng không ăn cá chết. Điều này khiến ngư dân mang cá đánh được từ khơi xa về cũng không ai dám mua.

Một người dân địa phương nói về điều này như sau:
“Bây giờ người dân sống hoàn toàn nhờ cá mà ra thì cũng chẳng ra làm gì vì không đánh được; mà nếu có đánh được thì về không ai mua.”

Linh mục Micae Hồ Thái Bạch, quản xứ Liên Hòa, xã Quảng Trung huyện Quảng Trạch nơi mà ông cho biết có 30 tàu đánh bắt cá và hiện nay đang gặp cảnh ngặt nghèo bởi cá chết, cũng như cá đánh bắt từ khơi xa về vẫn không bán được. Ông xác nhận việc dân biểu tình và  theo lời ông chuyện họ ‘phản ứng’ là lẽ tự nhiên:

“Họ phản ứng như thế là có. Đối với chúng tôi phản ứng về lâu dài là phải có vì rằng đó là cuộc sống của bà con ngư dân; chúng tôi đây sống về nghề ‘ngư’ nên nếu mà cứ để tình trạng như thế này thì bà con gặp khó khăn.”

Vào ngày hôm qua 29 tháng tư, tại thành phố Huế nhóm nghệ sĩ Viet Art Space có màn trình diễn nghệ thuật mang tên ‘Nỗi đau của những con cá’ tại khu vực bờ nam Cầu Tràng Tiền. Truyền thông trong nước đưa hình ảnh một nam nghệ sĩ chỉ mặc quần lót, toàn thân phủ chất bột trắng, miệng ngậm con cá đi cùng với những bạn diễn khác. Mục tiêu được nói kêu gọi bảo vệ môi trường biển.

Tuy nhiên những người tham gia cuộc trình diễn mà có cả một người nước ngoài đã bị cơ quan chức năng mời làm việc với lý do biểu diễn không có giấy phép. 



 Hà Nội

Lúc 8:30, khoảng hơn 1000 người xuống đường ôn hòa đã có mặt tại Nhà Hát Lớn và tiến dần về Hồ Hoàn Kiếm. An ninh canh giữ khắp nơi và yêu cầu nhiều người đã từng tham gia biểu tình trước đây không ra điểm tập trung.  Dđoàn biểu tình phản đối điều mà họ cho là công ty thép của Tập Đoàn Formosa Plastics của Đài Loan tại Hà Tĩnh thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung từ đầu tháng tư. 

Ảnh: Facebook Trung Nghĩa



 Ảnh: Fb Lan Lê

Người biểu tình xuống đường tại Hà Nội với biểu ngữ phản đối công ty Đài Loan Formosa Plastic thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.


Hải Phòng:

Người biểu tình xuống đường với biểu ngữ "Chúng tôi yêu biển, cá và tôm. Formosa hãy cút khỏi Việt Nam" trong cuộc biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.


Nha Trang:
Tại Nha Trang những người tham gia xuống đường bảo vệ môi trường đi từ hai đầu đường Trần Phú và gặp nhau tại công viên Yến Phi.

Có gần 10 người, một số mặc áo xanh với thông điệp "Save Our Sea - Save Our Babies - Sea Dead We Next - Hãy Cứu Lấy Biển".


 Ảnh: Mẹ Nấm

Vũng Tàu:

Tại Vũng Tàu, từ rất sớm khoảng 15 anh chị em với thông điệp "Bảo vệ Biển - Bảo vệ nguồn sống của chúng ta"... cũng đã ra biển biểu tình trong ôn hoà, đòi môi trường trong sạch cho Đất Nước.
Ảnh: FB Sương Quỳnh 







Sài Gòn:

Những người biểu tình cũng xuống đường ở Sài Gòn và một vài thành phố khác, mang theo những biểu ngữ như “Tôi yêu môi trường biển”, Toàn dân Việt Nam cứu biển”, “Dân Việt Nam rồi sẽ chết nếu không đứng lên đòi quyền sống” …

Cuộc biểu tình tại Sài Gòn nổ ra lúc 9:30, hơn 1000 người đổ ra đường giơ cao các khẩu hiệu diễu qua khu vực trung tâm quận 1.
Dòng người biểu tình đổ về đường Đồng Khởi để tập trung ở phố đi bộ Nguyễn Huệ.  Tại công viên 30/4, công an sắc phục và các lực lượng hỗ trợ chốt chặn khắp nơi. Hình ảnh phổ biến trên mạng xã hội cho thấy một vài vụ xô xát đã xảy ra, trong đó có một phụ nữ mang thai bị hành hung ở Sài Gòn.


Một nhóm các nhà hoạt động bị chặn giữ và bị bắt. Những người bị bắt bao gồm: Blogger Phạm Thanh Nghiên, anh Huỳnh Anh Tú, anh Đỗ Đức Hợp, anh Nguyễn Hữu Tình, chị Dương Thị Tân và anh Việt Quân.



Ảnh: CTV Danlambao  








Tin tổng hợp