(chuyện nghe được tại một đám cưới)
Tự
Trọng
Người
dân đưa xác ngư dân Trương Đình Bảy về nhà. Ảnh: internet
Tối thứ 6 tuần rồi (17/6/2016), tôi nhận được cú điện
thoại của một anh bạn đồng hương mời dự đám cưới em trai của anh ấy. Đúng hẹn,
trưa chủ nhật (19/6/2016), tôi đến nhà hàng tham dự lễ cưới…
Cha mẹ cô dâu là người miền Trung, cha mẹ chú rể là
người một tỉnh miền núi phía Bắc. Khi tiệc cưới tan, tôi tót lên xe định ra về
thì anh bạn mời ở lại tham dự bữa cơm thân mật với gia đình hai họ. Đang hơi bận,
nhưng trước sự nhiệt tình của anh bạn, tôi nhận lời ở lại. Sau khi chờ cô dâu
và chú rể thanh toán tiền cho nhà hàng xong, hai gia đình sui gia cùng tôi lên
xe về tổ ấm của đôi uyên ương vừa mới cưới.
Tổ ấm của đôi uyên ương mới cưới là một căn phòng trọ,
rộng khoảng 25 mét vuông, có gác xép, tuy chật chội nhưng được sắp xếp khá ngăn
nắp.
…Sau khi uống vài li bia, thấy hai ông sui gia ôm
vai bá cố nhau chuyện trò thân mật quá. Thấy mình như kẻ thừa, lại hơi bị nhức
đầu nên tôi xin phép ngã lưng một chút. Đang mơ mơ ngủ thì nghe tiếng to, giống
như có chuyện cãi vã nên tôi tỉnh dậy. Đưa tay dụi mắt vài lần thì nghe cha của
chú rể to tiếng:
–
Phi công gì mà đang tập bay đã bị chết? Cứ như thế này, liệu khi ra trận thật
thì đánh đấm cái gì? Không thể anh hùng anh hiếc gì cả!
–
Nhưng dù sao thì họ cũng chết trong lúc làm nhiệm vụ – cha cô dâu nói.
–
Chết như thế mà trao danh hiệu anh hùng thì lấy đâu ra danh hiệu mà trao cho hết?
Này ông coi, nông dân chết ngoài đồng, công nhân chết trong nhà máy, giáo viên
chết trong khu tập thể, nhà báo chết khi đi săn tin… Đó không phải là chết khi
đang làm nhiệm vụ sao? Xã hội đã phân công rồi, mỗi người một nhiệm vụ. Ai chết
mà chẳng đau xót, nhưng tôn vinh là phải đúng người, đúng lúc!
Cái
danh hiệu đó là nên để trao tặng cho hàng trăm bà con ngư dân vì bám biển mà bị
Tàu giết mới xứng đáng! Họ đã vừa phải lênh đênh trên biển hàng tháng trời kiếm
cái ăn cho gia đình, lại vừa phải đóng góp để nuôi quân đội. Vậy mà khi họ bị
Trung Quốc nó đâm chìm tàu, cướp ngư cụ, cướp hải sản, rồi giết hại, có thấy
quân đội bảo vệ họ đâu ?! Vì nước quên thân, vì dân phục vụ có đúng không?
Nói xong, cha chú rể nâng ly bia làm cái ực.
–
Ừ, thì ông nói cũng có lí, nhưng dù sao thì họ cũng là một phi công – cha cô
dâu chống chế.
Ôm điếu cày bắn xong hai điếu thuốc lào, cha chú rể
tiếp tục:
–
Phi công thì cũng là một công dân Việt Nam. Tôi là tôi rất bất bình với cái
chuyện đó! Như ở quê tôi, có một thằng đi lính, chưa vào quá cầu Bến Thủy (ranh
giới giữa Nghệ An – Hà Tĩnh) mà bây giờ gần như cả nhà nó được hưởng chế độ Chất
độc Da cam. Trong khi đó, có những thằng thương binh thật sự thì lại không được
hưởng một đồng cắc nào. Ông có biết vì sao cả nhà nó được ăn không như thế
không? Là vì nó có thằng em rể mang lon thượng tá, làm ở Bộ Quốc phòng. Như thế
ông thấy có bất công không?
…À, hóa ra hai ông sui đang bàn tán chuyện hai chiếc
máy bay rơi, cùng với 10 người chết và mất tích. Vừa ngồi nhổm dậy thì thấy anh
bạn nháy mắt, ý muốn tôi ngồi xuống “hạ hỏa” cho hai ông sui.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ “hạ hỏa” cho “hai con ếch
ngồi đáy giếng”, tôi chào từ biệt ra về… Tay lái xe nhưng câu chuyện giữa hai
ông sui cứ lởn vởn trong đầu. Càng nghĩ, càng thấy ông cụ cha chú rể nói cũng
có lý!
Chẳng biết bà con nghĩ sao?