Tòa Bạch Ốc trả lời thỉnh nguyện thư cá chết
Tò Bạch Ốc vừa có phản hồi thỉnh nguyện thư được hơn
142.000 người ký trên website của họ về thảm họa cá chết hàng loạt tại miền
Trung Việt Nam.
Thư phản hồi viết:
“Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới
người dân các tỉnh ven biển miền Trung trong lúc người dân nỗ lực vượt qua
thiệt hại về hải sản ảnh hưởng đến sinh kế của họ.
Khi Việt Nam đối phó cuộc
khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ
tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để
ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực
có thể hợp tác.
Sự
tham gia của công chúng là một phần quan trọng trong việc giải quyết những
thách thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường
hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi
trường, những nới có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm
bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp
xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
'Thành
tố quan trọng'
Thư phản hồi viết tiếp rằng khi thăm Việt Nam tháng
5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao đổi với chính phủ Việt Nam, giới
doanh nhân, và các đại diện xã hội dân sự, cũng như sinh viên.
Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó:
"Một khi người dân được quyền tự do tổ chức
trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính
quyền đôi khi không thể tự giải quyết”.
Thỉnh nguyện thư gửi tới Tòa Bạch Ốc về vụ cá chết nhận được hơn 142.000
chữ ký
Thư của Tòa Bạch Ốc viết tiếp: “Việc hợp tác về môi trường là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ
đối tác toàn diện Mỹ - Việt. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước
đã khởi động Quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ - Việt, nhằm giúp hai nước thực hiện
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.
“Chúng tôi đang trợ giúp
các nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức
xã hội dân sự lại gần nhau, chẳng hạn như Sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà
nhằm bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam”.
“Chúng tôi cũng đồng thời
tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn
mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi
trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử."
Tin
BBC Tiếng Việt