Việt Nam: Formosa gây cá chết hàng loạt ở miền Trung - Các ý kiến sau công bố
VOA
Các viên chức Formosa cúi đầu xin lỗi trong đoạn video chiếu trong buổi họp báo
công bố nguyên nhân gây cá chết hôm 30/6.
Phát biểu tại cuộc họp
báo được nhiều người chờ đợi ở Hà Nội chiều 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn
phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết rằng
chính phủ Việt Nam xác định Formosa đã gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, và cho biết rằng công ty của Đài Loan này đã “nhận trách nhiệm”.
Viên chức này nói rằng
thảm họa cá chết tại 4 tỉnh miền Trung đã "gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống của người dân và an ninh trật
tự". "Nguồn thải xuất phát từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố,
theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế".
Theo viên chức này, cuộc
điều tra phát hiện ra Formosa Hà Tĩnh "có
một số hành vi vi phạm, nước thải có chứa độc tố vượt quá mức cho phép".
Ông nói: “Các bộ ngành và cơ quan chức năng của Việt
Nam có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong nước và
quốc tế, và đã kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận
hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây
ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền từ Hà Tĩnh
đến Thừa Thiên Huế chết bất thường trong tháng Tư vừa qua”.
Theo ông Dũng, Formosa
"nhận trách nhiệm sự cố môi trường,
làm hải sản chết hàng loạt, đồng thời cam kết công khai xin lỗi chính phủ và
nhân dân Việt Nam; thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân; phục hồi môi
trường với đầu tư 500 triệu đôla; khắc phục triệt để hạn chế của hệ thống xử lý
nước thải".
'Đóng cửa vĩnh viễn'
Trước khi chính phủ Việt
Nam công bố kết luận, Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới toàn thể cán bộ,
công nhân viên của công ty.
Bức thư có đoạn: “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4
tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của
do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai
đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù
đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả
điều tra của Chính phủ".
Bức
thư viết tiếp: "Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy
tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên
hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam".
Về tuyên bố này, ông Mai Thạnh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, nói: “Chính Formosa gây ra tội ác
cho những người làm biển. Yêu cầu của tôi là ngừng hoạt động Formosa để làm thế
nào cho dân ổn định lại cuộc sống, nếu không dẫn sẽ chết đói. Nếu mà họ không
đóng cửa dân sẽ nổi loạn đấy”.
Cho dù Formosa đã “nhận
trách nhiệm”, “xin lỗi” và “đền bù thiệt hại”, hiện có nhiều ý kiến trên mạng
xã hội đòi “đóng cửa vĩnh viễn” nhà máy của công ty này ở Hà Tĩnh.
Trong khi đó, phát biểu
khai mạc phiên họp trực tuyến chính phủ thường kỳ chiều 30/6, Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung là “vấn đề dân
rất quan tâm” và “cần phải rút ra những bài học” từ vụ này.
Tin VOA Tiếng Việt
Bộ trưởng
Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng cuộc họp báo công bố nguyên nhân
gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2
tháng. 20.06.2016 Courtesy of NLD online
Sau khi
chính quyền Việt Nam công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh
bắc Trung Bộ, giới quan tâm, các nhà hoạt động xã hội, v.v... có nhận xét, đánh
giá gì về công bố này?
Ủng hộ một hành động pháp lý
Theo thông
cáo báo chí được công bố tại buổi họp báo, đã khẳng định “thủ phạm” gây ra thảm
họa môi trường ở miền Trung là từ nhà máy của Formosa. Trước đó Formosa đã xin
lỗi gây ô nhiễm biển miền Trung và cam kết bồi thường, gồm 5 điểm: công khai
xin lỗi; bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp;
bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền tương đương 11500 tỷ,
tương đương 500 triệu USD.
Ngay sau khi
kết thúc buổi họp báo, đánh giá về kết quả buổi họp báo của Chính phủ. Trả lời
phỏng vấn của RFA, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS đánh giá:
“Tôi nghĩ
rằng cuộc họp báo này thể hiện sự đạo diễn trong suốt thời gian vừa qua, Đây là
một quá trình phức tạp mà chính phủ không có một phản ứng nhanh nhạy. Có lẽ đây
lời hứa cũng như cam kết ban đầu của Formosa, mà tôi nghĩ số 500 triệu USD nó
sẽ đáp ứng được những gì cho những người trực tiếp bị thiệt hại, là bà con ngư
dân và những người có liên quan? Theo tôi còn có rất nhiều vấn đề phải xem xét.
Toi tin các cơ quan nhà nước VN sẽ phải tiến hành các thủ tục pháp lý dể chống
lại Formosa và đánh giá cụ thể các thiệt hại mà Formosa phải bồi thường. Theo
tôi 500 triệu USD này chỉ là một phần nhỏ ban đầu mà thôi. Tôi ủng hộ một hành
động pháp lý để đánh giá tất cả các thiệt hại để đồi Formosa phải bồi thường
cho người dân."
Từ Hà nội,
Nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh thấy rằng, ông không tin tưởng vào những điều Chính
phủ vừa công bố. Theo ông, ngay từ đầu chính quyền VN đã tỏ ra không thực tâm
trong việc tìm kiếm nguyên nhân, mà còn cố tình bưng bít hoặc đưa ra các thông
tin không trung thực khiến người dân lo lắng. Ông nói với chúng tôi:
“Có nhiều tổ
chức quốc tế cũng như các chính phủ khác người ta đề nghị để cùng tham gia điều
tra nguyên nhân thảm họa cá chết, như Chính phủ Đài loan hay Liên Hiệp Quốc
nhưng Chính phủ VN lại từ chối, cộng với việc đàn áp người dân, bắt bớ người
biểu tình bảo vệ môi trường môi trường này khác. Tất cả những điều đó đã nói
lên bản chất của sự việc. Cho nên việc nhà nước có tuyên bố nguyên nhân hay
biện pháp khắc phục, thì tôi vẫn cho rằng đó là các hành động chống đỡ áp lực
của dư luận và của nhân dân mà thôi. Chứ tôi không hy vọng vào các điều công bố
đó.”
Bao che thủ phạm?
Nhà báo JB.
Nguyễn Hữu Vinh tin rằng thủ phạm sẽ được bao che từ phía nhà nước, ông thấy
rằng sau khi chính quyền công bố nguyên nhân cá chết thì còn quá nhiều việc
phải làm, không đơn giản là mỗi hộ ngư dân được hỗ trợ, đền bù bao nhiêu, mà
quan trọng hơn là phải trả lời câu hỏi: người dân bao giờ có thể quay lại sống
bằng nghề biển, và bao giờ môi trường biển của 4 tỉnh miền Trung mới trở lại
như cũ? Ông bày tỏ:
“Riêng về
hành động lấp liếm và bao che của nhà nước rồi đến ngày cuối của tháng 6 mới
công bố, đã nói lên tính cách của nhà cầm quyền, là họ có coi trọng cuộc sống,
tính mạng và quyền lợi của người dân hay không? Sự phẫn nộ của người dân lúc
này là khủng khiếp và ghê gớm, do vậy buộc họ phải công bố Formosa là thủ phạm.
Song họ sẽ nương nhẹ hoặc sẽ tìm một cái cớ mào đó để làm giảm nhẹ lòng dân
đang bức xúc, vì thảm họa môi trường này nó quá lớn.”
Nói về vai
trò của người dân và các tổ chức XHDS trong việc tạo các áp lực cần thiết để
yêu cầu nhà nước phải khẩn trương giải quyết triệt để dderr buộc Formosa phải
khắc phục thảm họa môi trường lần này. TS. Nguyễn Quang A nhận định:
“Các tổ chức
XHDS sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng ở đây, đặc biệt là Giáo phận Vinh-
với tư cách là một tổ chức có ảnh hưởng và là một XHDS có tổ chức nhất ở VN, họ
sẽ có một vai trò rất quan trọng. Tôi hết sức khuyên chính quyền VN nên lắng
nghe và tham khảo họ, để rồi hành động để cho người dân vẫn được bày tỏ các bức
xúc của mình. Bời vì người dân gây sức ép đối với chính quyền để buộc chính
quyền phải thay đổi và cái đó là tốt đối với chính quyền. Còn chính quyền cho
rằng sức ép đó để lật đổ chính quyền rồi thì đưa công an đến đàn áp, thì đó chỉ
là hành động tự sát mà thôi.”
Từ Bắc
Giang, nhà hoạt động xã hội Từ Anh Tú cho rằng, không có gì có thể bù đắp lại
những thiệt hại về lâu dài mà đất nước, người dân VN đang phải gánh chịu trong
thảm họa môi trường này. Ông khẳng định:
“Thì chúng
ta phải đấu tranh tiếp thôi, kể cả việc chính quyền có công bố ngay thủ phạm,
nguyên nhân cá chết thì chúng ta vẫn phải yêu cầu họ minh bạch việc giải quyết
hậu quả ra sao. Khi chúng ta đã nêu ra yêu cầu đó, buộc họ phải thực hiện thì
sẽ dễ giám sát hơn. Nếu như họ không đáp ứng yêu cầu thì chúng ta sẽ tiếp tục
đấu tranh thôi. Lúc đó chúng ta vừa đấu trang trên mạng (Xã hội) và vừa tổ chức
biểu tình.”
Những người
chúng tôi được tiếp xúc, sau việc nhà nước VN công bố nguyên nhân của thảm họa
môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, đều có một suy nghĩ chung rằng, họ vẫn bị ám
ảnh và băn khoăn trước phát biểu “gây sốc” của ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn
phòng Formosa tại Hà nội: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu
chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được!”. Điều đó đã khiến họ
hoài nghi về các nỗ lực của Chính phủ VN trong việc giải quyết hậu quả môi
tường biển bị ô nhiễm.
Tin RFA
Đọc thêm:
Đọc thêm:
Thấy một sự trâng tráo của chính quyền đảng cử khi
các bộ trưởng không cúi đầu xin lỗi cái nguyên nhân dối trá trước đây là Tảo nở
hoa, mà trân trân cái mặt khi nói cái công của họ là “Chúng tôi phải tính toán,
có kế hoạch …”
Thấy không phải là một công bố khoa học, không có kết
quả các chất độc hại, không có liệt kê những khu vực bị độc hại, không có những
cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, không có những biện pháp
khắc phục khôi phục …
Và như vậy mới thấy, cái giá của 10 triệu dân Miền
Trung điêu đứng thất nghiệp, cái giá của những rạng san hô vùng biển cả trăm
năm mới hồi phục, cái giá của hàng triệu người nhiễm kim loại nặng … được chính
quyền đảng cử bán quá rẽ, chỉ 500 triệu USD!
Và như vậy mới thấy, Formosa vẫn còn xả thải, sẽ có
thêm Formosa khác xả thải …. khi còn sự cai trị kiểu này của đảng Cộng sản. Với
kiểu dối trá dấu diếm và thỏa thuận trên lưng của Dân như thế này.
Đảng CS, nhà nước VN và bộ công an cần xin lỗi dân
VN nhất là những người đi biểu tình ôn hòa phản đối Formosa. Nếu không có những
cuộc biểu tình rầm rộ ôn hòa kia thì làm gì có những hình ảnh, phóng sự, có bộ
phim “Việt Nam cá chết” 60 phút cho thấy những đau khổ tột cùng của dân miền
trung để các nghị sĩ Đài Loan đòi nhà cầm quyền phải điều tra Formosa.
Yêu cầu bộ công an và những ai chỉ đạo trấn áp biểu
tình phải công khai xin lỗi trước nhân dân. Riêng nguyên nhân do “mất điện” thì
ngay chó thuần VN cũng không thể tin vì dù anh đang ngủ say nhưng mất điện là
phải bật dậy luôn chứ một tổ hợp công nghiệp khổng lồ như thế, mất điện mà
không phát hiện kịp thời để chất độc thải ra nhiều đến mức làm chết cá cả 500
km biển à?
Riêng những ai trong chính quyền, lãnh đạo VN liên
quan đến việc rước formosa và để nó tự do xả thải xuống biển, cần phải công
khai xin lỗi nhân dân và tự giác dành cho mình một hình thức hối cải ở mức nhân
dân thấy thương hại không phỉ nhổ đến muôn đời.
Dự án 10 tỷ đô la, có cả nhà máy điện riêng to đùng
bên trong mà kêu mất điện thì chúng mày quá coi thường trình độ hiểu biết của
dân chúng tao… Còn thủ tướng chúng tao hiểu chuyện này hay không thì… tao chưa
chắc…
Hậu quả trước mắt và di chứng cho hàng trăm năm sau;
ai tính được trong tương lai về an ninh – quốc phòng; môi trường; rác thải, hóa
chất được chôn kín trong lòng đất, lòng biển mà khi có sự cố hoặc hết thời hạn
đầu tư được bục ra;…?
Khi giải phóng mặt bằng thu hồi đất cho dự án này,
dân phản đối, chống nhưng không đối thì bắt, dân rơi vào vòng lao lý. Ai có ý
kiến phản đối, ngay thẳng thì quy kết là phản động;..dân biết đi đâu về đâu?
đành lòng vậy: bịt miệng ôm nỗi buồn đau!
Qua đây, tôi đi đến một kết luận là: “ Sự ngu dốt cộng với
nhiệt tình cách mạng được bao che bởi quyền lực thì trở thành kẻ đại phá hoại;
nếu cộng với sự tham nhũng, háo danh, tham quyền thì chính là kẻ đang hãm hại,
chống phá Tổ quốc và dân tộc một cách thâm độc, thầm lặng”.
FB Trần Đình Triển
1-7-2016
Đến nước này, số tiền 500 triệu đô la bồi thường,
chưa tính đến khắc phục hậu quả, nhưng do thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, gây
cá chết hàng loạt, người (thợ lặn) đã chết và một số phải điều trị bệnh, nhiều
người dân khác ngộ độc do ăn hải sản trong thời gian thảm hoạ, biển bị đầu độc
về lâu dài,…thì hoàn toàn có thể khởi tố vụ án hình sự và truy tố những kẻ trực
tiếp và cả gián tiếp gây ra thảm hoạ kinh hoàng chưa từng có tiền lệ này đối với
nền kinh tế, an ninh quốc gia ra trước vành móng ngựa để xét xử nghiêm minh.
Sự ngông cuồng được dung dưỡng là bởi sự
vô pháp, coi thường luật lý và chính quyền sở tại mà ra. Và chính Formosa đã
không còn coi dân chúng cũng như Việt Nam ra gì ngay trên chính mảnh đất này.
Tuy họ cúi đầu nhưng tâm họ không cúi.
FB Luân Lê 30-6-2016