„Chúng ta có thể làm gì để đối phó với những kẻ có dã tâm như vậy,
nhất là khi chúng đang chi phối toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam? Đây là một
sự thực khủng khiếp, ngang với việc thảm họa môi trường miền Trung…“
CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG ÂM MƯU CỦA BỘ CÔNG AN VIỆT NAM
Cuộc họp báo ngày hôm nay (30/6) giữa Formosa với một
số báo đài Việt Nam, được chủ trì bởi một vài quan chức chính phủ, đã kết thúc
với việc Formosa xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Những điều được
viết ra dưới đây có thể gây nguy hiểm cho người viết, nhưng trong thời điểm “một
bộ phận dư luận” chuẩn bị lên đồng ăn mừng thắng lợi, tôi không thể không viết
để hy vọng cảnh tỉnh phần nào.
Với tất cả hiểu
biết của mình về lực lượng an ninh Việt Nam và thông tin mình có được từ nhiều
nguồn, tôi khẳng định những điều sau đây:
1. Cuộc
họp báo ngày hôm nay là kết quả của một quá trình đàm phán bí mật giữa Bộ Công
an Việt Nam và Formosa Đài Loan.
Về nguyên tắc, thảm họa môi trường mà chúng ta đã và đang trải qua chính là vấn
đề an ninh quốc gia, nên việc công an tham gia điều tra và có đóng góp ý kiến
tham mưu, là đúng. Nhưng việc họ chi phối quá trình này, tự tung tự tác đứng ra
đàm phán với Formosa, thể hiện quá rõ bản chất công an trị của chính thể.
2. Song song với
đó, việc công an bưng bít thông tin, ngăn chặn mọi nỗ
lực điều tra độc lập, thẳng tay đàn áp mọi ý kiến phản biện, mọi sự nghi ngờ, bất
mãn của dân, là tội ác.
3.
Con số 500 triệu mà Formosa đồng ý đền bù cho phía Việt Nam không phải là chiến công của Bộ Công an Việt Nam,
không phải thành tích mà họ đạt được sau quá trình đàm phán. Nó là cái giá mà họ
bán rẻ dân tộc này, hiện tại và tương lai.
4.
Vào giờ phút này, lực lượng
an ninh đang rất phấn khởi với thành tích mà họ đạt được, cho rằng cuộc họp báo
đã giúp dẹp yên dư luận, và sau cuộc họp báo hôm nay thì bất kỳ ai còn lên tiếng đòi minh bạch đều chỉ có thể là “phản động”.
Tâm trạng đó
cũng tương tự như sự hào hứng của họ khi nói về chính sách “đu dây” của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong quan hệ đối ngoại: Họ luôn tin rằng Đảng đã quá xuất sắc khi
lèo lái Việt Nam giữa Trung Quốc và Mỹ, linh hoạt và uyển chuyển, để vừa giữ được
chủ quyền, vừa không làm mất lòng nước nào, vẫn cương quyết với Trung Quốc
(trong khi cả ASEAN im thít) mà lại không phải nhượng bộ gì Mỹ về vấn đề “nhân
quyền, dân chủ”.
Còn những việc công an Việt Nam sẽ làm tiếp sau đây
là:
– Tăng cường phối hợp với tuyên giáo, định hướng dư luận về
“chiến thắng” của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ thành công môi trường
và giữ chân thành công nhà đầu tư ngoại quốc.
– Hết sức ém nhẹm những hậu
quả, những tác động lâu dài của thảm họa môi trường ở biển miền Trung, ví
dụ: tỷ lệ ung thư, sinh con quái thai… gia tăng đột biến, thảm cảnh phá sản của
ngư dân, nạn thất nghiệp, nhân mãn và tệ nạn xã hội có liên quan ở các vùng ven
biển, v.v.
– Thẳng tay đàn áp những
người vẫn đòi minh bạch và trách nhiệm giải trình, kiên quyết gán cho họ
cái nhãn “gây rối trật tự công cộng”, “chống phá nhà nước”. Suy cho cùng, đàn
áp dân và bảo vệ chế độ ngày hôm nay dễ hơn quá nhiều so với bảo vệ môi trường,
công lý và sự phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai.
Chúng ta có thể làm gì để đối phó với những
kẻ có dã tâm như vậy, nhất là khi chúng đang chi phối toàn bộ hệ thống chính trị
Việt Nam? Đây là một sự thực khủng khiếp, ngang với việc thảm
họa môi trường miền Trung sẽ giết chúng ta dần dần và không có cách nào phục hồi
lại hệ sinh thái biển trong vòng vài chục năm nữa.