27.11.2016

Tin Tổng Hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 27.11.2016)

Tin Tổng Hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng 
(ngày 27.11.2016)

Cố vấn an ninh QP mới sẽ là người cùng tân TT Donald Trump mạnh tay với Trung cộng

Đúng như dự đoán,biển Đông sẽ nằm trong những kế hoạch đầu tiên của Tân Tổng thống mới đắc cử Donald Trump.Hôm nay,ông Trump đã chọn ra một vị tướng là người rất thẳng thắn để làm Cố vấn an ninh Quốc Phòng.Cả tân Tổng thống mới đắc cử và vị tướng này sẽ thực hiện những chính sách cứng rắn,thẳng tay với Trung cộng tại biển Đông.

Trump đã chọn tướng Lt. Gen. Michael Flynn để làm Cố Vấn An Ninh Quốc Phòng.

Tướng Lt. Gen. Michael Flynn là người thẳng thừng phản đối chính sách nhu nhược của Obama đã trở thành thảm họa khi để cho Trung cộng dễ dàng Bành Trướng tại biển Đông.

Trong cuộc họp báo với báo chí vào tháng 7 năm nay, tướng Michael Flynn cho biết Trung cộng chính là mối đe dọa của Hoa Kỳ, mà chính quyền Obama đã tạo ra tiến trình nguy hại khi để nước cộng sản này (Trung cộng) kết hợp kinh tế và quân sự với Nga.
Tướng Lt. Gen. Michael Flynn cho biết.


Flynn chỉ ra mầm móng đối tác mới giữa Nga vài Trung cộng chính là kết quả lãnh đạo yếu kém của chính quyền Tổng thống Obama.

Ngày hôm nay T.T đắc cử Trump đã chọn đúng người tài là tướng Tướng Lt. Gen. Michael Flynn để làm Cố Vấn An Ninh Quốc Phòng, điều này sẽ giúp nước Mỹ kềm chế hành động xâm lược của Trung cộng tại Biển Đông.

Cần nhắc lại là hôm qua, ông Trump đã bắt đầu có kế hoạch tăng quân số và cải tiến 350 tàu tuần duyên cùng 272 tàu khu trục cho Hải Quân Hoa Kỳ.

Với số lượng tàu quân sự Hải Quân Mỹ tăng cường nhanh chóng này sẽ giúp nước Mỹ hùng mạnh trở lại ở Đông Nam Á trong một thời gian ngắn.

Ông Trump đã liên lạc trực tiếp với chính giới Nhật và Úc, kêu gọi hỗ trợ cho Mỹ tại Biển Đông khi ông lên nắm quyền ngày 20/1/2017 sắp tới.


Trung cộng: Hoa Kỳ gia tăng áp lực quân sự tại Biển Đông

Chiến hạm Mỹ USS Decatur tuần tra Biển Đông. Ảnh ngày 13/10/2016.Reuters

Ngày 25/11/2016, một cơ quan nghiên cứu của Trung cộng công bố báo cáo đặc biệt về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình Dương, với chính sách « xoay trục », mà tiêu điểm là Biển Đông. Đây là đầu tiên Trung cộng ra báo cáo về chủ đề này.

Người phụ trách bản báo cáo bày tỏ lo ngại là chính sách cứng rắn với Trung cộng tại Biển Đông sẽ được đẩy mạnh trong nhiệm kỳ tổng thống mới.
Buổi ra mắt được quảng bá rầm rộ

Chính quyền Trung cộng đã tổ chức rầm rộ buổi ra mắt báo cáo, với gần 60 cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, trong đó các báo đài nổi tiếng của phương Tây, như kênh NBC, các báo New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, Financial Times, Yomiuri Shimbun, China Times (Đài Loan), các hãng tin Reuters, Bloomberg… Khoảng 80 đại diện các sứ quán và cơ sở nghiên cứu tham dự buổi ra mắt.

Thông tin của Viện Nghiên Cứu Nam Hải (tức Biển Đông) Quốc Gia (NISCSS), có trụ sở tại đảo Hải Nam, cơ quan chủ trì thực hiện, cho biết : Báo cáo gồm 5 chương, dài hơn 30.000 từ, tập trung mô tả hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi Hoa Kỳ thực hiện « tái cân bằng » năm 2010, chính sách Biển Đông của Washington, và các hợp tác quân sự giữa Trung cộng và Hoa Kỳ.

Năm 2015 : hơn 700 cuộc tuần tra « bảo vệ an toàn hàng hải »

Một tiêu điểm của bản báo cáo là các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại vùng Biển Đông. Hãng tin Bloomberg dẫn lại báo cáo, cho biết trong năm 2015, Hải Quân và Không Quân Hoa Kỳ đã tiến hành hơn 700 cuộc tuần tiễu tại Biển Đông, khiến Trung cộng trở thành « mục tiêu theo dõi số một của Mỹ », và các hoạt động quân sự của Mỹ tại các vùng biển giáp với Biển Đông chưa bao giờ lại mạnh mẽ như vậy. Báo cáo cũng khẳng định : Các cuộc tuần tra tại Biển Đông là một đe dọa đối với chủ quyền lãnh thổ và an ninh của Trung cộng.

Báo cáo của viện nghiên cứu về Biển Đông của Trung cộng cũng thừa nhận mục tiêu số một và mục tiêu cơ bản của các hoạt động tuần tra của Hoa Kỳ là để « bảo vệ quyền tự do hàng hải », và mục tiêu thứ hai là để« tăng cường các quan hệ với đồng minh và đối tác » của Mỹ.

Vẫn theo Bloomberg, Ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), người phụ trách báo cáo, cảnh báo « nếu Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường tuần tra và hoạt động tình báo tại Biển Đông, Trung cộng có thể sẽ thành lập vùng nhận dạng hàng không ».

Tránh chạy đua vũ trang mới với Mỹ

Các hãng tin Reuters, ABC, Bloomberg đều dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, nhấn mạnh là chính sách nói trên của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình Dương và Biển Đông, với tân chính quyền Donald Trump, chắc chắn vẫn sẽ được tiếp tục.

Ông Chu Phượng (Zhu Feng), một người đồng phụ trách buổi ra mắt bản báo cáo, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Hợp tác biển (Đại học Nam Ninh/Nanjing), cho Reuters biết, mục tiêu của bản báo cáo này là để tránh cho Trung cộng và Hoa Kỳ rơi vào một cuộc « chạy đua vũ trang ». Hai ông Ngô Sĩ Tồn và Chu Phượng đều phán đoán Washington thời Donald Trump rất có thể sẽ gia tăng chi phí quân sự, tương tự như các tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa.

Tuy nhiên, quan hệ Trung-Mỹ không chỉ có tiêu cực, báo cáo của Viện nghiên cứu Biển Đông Trung cộng cũng dành nhiều trang để ca ngợi sự phát triển của quan hệ hợp tác quân sự song phương và tầm quan trọng của quan hệ này. Báo cáo nhấn mạnh : quân đội hai nước hiện nay đã trở nên « cởi mở hơn và mềm dẻo hơn trong các trao đổi, hợp tác về an toàn hàng hải », với các cuộc viếng thăm của tàu chiến, trao đổi khoa học quân sự, diễn tập phối hợp và đối thoại về an ninh tin học. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến bộ Quy Tắc Tránh Va Chạm Ngoài ý Muốn Trên Biển (CUES), vừa được nhiều quốc gia Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Trung cộng và Hoa Kỳ, thông qua.

Ai là người bị chèn ép ?

Với bản báo cáo vừa được công bố, Bắc Kinh dường như muốn chứng minh với cộng đồng quốc tế là Trung cộng đang có phần bị Hoa Kỳ chèn ép.
Trên thực tế, trong những năm vừa qua, đặc biệt là hai năm 2013-2014, Trung cộng đã gia tăng gấp bội hoạt động xây dựng, củng cố các cơ sở quân sự tại nhiều thực thể địa lý ở Biển Đông, khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại. Một trong những lý do chủ yếu khiến Hoa Kỳ gia tăng tuần tra tại Biển Đông trong năm 2015 vừa qua là thể theo nhu cầu của các đồng minh và đối tác trong khu vực, nhằm ngăn chặn các tham vọng thái quá của Bắc Kinh.

Các hành động lấn lướt về quân sự cũng như tàn phá môi trường của Trung cộng tại Biển Đông cũng là chủ đề chính trong bản báo cáo dài gần 600 trang, mà Ủy Ban đánh giá về Kinh Tế và An Ninh Mỹ-Trung của Quốc Hội Mỹ (U.S. - China Economics and Security Review Commission), vừa công bố ngày 16/11.

Trọng Thành RFA


Hoa Kỳ lo ngại lực lượng dân quân biển của Trung cộng

Một trong hàng đoàn tàu đánh cá Trung cộng từ đảo Hải Nam xuống phía Nam quần đảo Hoàng Sa phối hợp với các tàu hải cảnh. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Lực lượng Trung cộng trên biển không phải chỉ có các tàu hải quân, hải cảnh, mà còn có một rừng ngư dân được huấn luyện và trang bị để phối hợp với những lực lượng chính thức kia. Đây là lực lượng thứ ba của Trung cộng trên biển sau hải quân và cảnh sát biển.

Lực lượng dân quân biển của Trung cộng, theo nhận xét của Đô Đốc Swift, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương: “Hoạt động thành từng nhóm hoặc độc lập trên biển. Tôi cho rằng họ được chỉ huy và kiểm soát hẳn hoi. ”  Lực lượng dân quân biển của Trung cộng, theo ông, “được tổ chức có hệ thống rất bài bản.  Tập Cận Bình từng đến thăm và khen ngợi công khai về những nỗ lực của họ.

Lực lượng dân quân biển của Trung cộng từng được báo động từ những năm qua từ các chuyên viên về Trung cộng. Bắc Kinh luôn chối giữa họ và những người và tàu đánh cá trên biển không có quan hệ chỉ huy gì. Khi bị trưng ra các bằng chứng cho thấy những ngư dân đó mặc quần áo ngụy trang như lính chính quy thì Bắc Kinh chống chế là người ta ăn mặc ngụy trang như thế để chống nắng.

Ít nhất một lần, Bắc Kinh nói dối đó là nhóm làm phim ảnh dàn cảnh.
Những tàu “dân quân” đó hành xử cứng rắn khi đối đầu trên biển và có lần từng cản trở tàu nghiên cứu hải dương của hải quân Mỹ cũng như tính cắt máy dò tìm mà tàu kéo theo.

Chúng ta cần phải chính xác khi nói về lực lượng dân quân biển,” Đô Đốc Swift nói. “Tôi đã nói rõ với các đối tác khi thảo luận với họ rằng họ (dân quân biển) được (nhà cầm quyền Trung cộng) chỉ huy và kiểm soát. Nếu họ được chỉ huy và kiểm soát, tôi buộc phải đối phó với họ như những đơn vị (quân sự) khác được chỉ huy và kiểm soát.”

Ông Swift cho hay mối quan hệ với Trung cộng vẫn rất chuyên nghiệp và ca ngợi Quy Tắc Ứng Xử Khi Gặp Bất Ngờ Trên Biển (CUES), mà Mỹ và Trung cộng ký năm 2014, giúp các vụ gặp nhau trên biển không leo thang hoặc trở thành bạo động. Có ít nhất 21 nước ký tên chấp nhận thỏa hiệp CUES trong đó có cả Trung cộng. Tuy nhiên, không phải tất cả các lực lượng biển của Trung cộng đều tham gia.

Trung cộng từng nhiều lần cho hàng đoàn tàu đánh cá có các tàu hải giám hộ tống đến quấy rối ở quần đảo Senkaku của Nhật mà Bắc Kinh nói là của mình, và gọi tên là Điếu Ngư Đài.

Trên Biển Đông, lực lượng này cũng được dùng để đối phó với phía Việt Nam khi phối hợp với các tàu hải giám và chiến hạm bảo vệ giàn khoan HD 981 dò tìm dầu khí trái phép trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía nam quần đảo Hoàng Sa.

Theo Đô Đốc Swift, ông đã thảo luận vấn đề này với các đối tác Trung cộng, nhưng không ai nhìn nhận những người đó (dân quân biển) là ai.

Báo chí Trung cộng từng có những bài viết, phóng sự tin tức và hình ảnh về những buổi huấn luyện cả về quân sự cũng như kỹ thuật truyền tin, phối hợp hành động cho lực lượng dân quân biển ước đoán có hàng chục ngàn người. (TN)




Interpol dưới quyền Trung cộng: Có đáng ngại?

Ông Mạnh Hồng Vĩ, tân giám đốc Interpol.REUTERS/Stringer

Ngày 10/11/2016, Interpol đã bầu ông Mạnh Hồng Vĩ (Meng Hongwei), thứ trưởng Công An Trung cộng, làm giám đốc tổ chức cảnh sát có 190 nước thành viên, thay thế bà Mireille Ballestrazzi, giám đốc cảnh sát tư pháp của Pháp.

Cuộc bầu cử diễn ra khá âm thầm tại đại hội đồng lần thứ 85 ở Bali (Indonesia), đúng một ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, với hai ứng viên, ông Mạnh Hồng Vĩ với 123 phiếu đã thắng đối thủ duy nhất, một người Namibia chỉ nhận được 28 phiếu, để đảm trách nhiệm kỳ 4 năm.

Theo nhật báo Libération (16/11/2016), ngoài quốc tịch của tân giám đốc Interpol, lý lịch nghề nghiệp của Mạnh Hồng Vĩ, cũng khiến giới quan sát lo ngại, trong khi Trung cộng vẫn thụt lùi trong vấn đề tôn trọng nhân quyền.

Interpol làm nhiệm vụ gì?

Tên gọi chính thức của Interpol là Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, có trụ sở tại thành phố Lyon, Pháp. Interpol là tổ chức liên chính phủ lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên Hiệp Quốc.

Được thành lập năm 1923 tại Vienna, tổ chức cảnh sát này từng nằm trong quyền kiểm soát của Đức quốc xã và được cải tổ lại sau Thế Chiến II. Các nước thành viên đóng góp để Interpol hoạt động. Tuy nhiên, tổ chức không hành động như một lực lượng cảnh sát mà chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ, phân tích, điều phối thông tin được cảnh sát các nước thành viên cung cấp về các nghi phạm hay đối tượng bị tình nghi hoạt động khủng bố.

Theo yêu cầu của các nước, Interpol công bố các “lệnh truy nã đỏ”, nhưng không phải là lệnh bắt quốc tế. Đây là cách để Interpol thông báo một lệnh bắt đã được một cơ quan tư pháp của nước thành viên liên quan (đôi khi cũng là của một tòa án quốc tế) phát đi.

Mạnh Hồng Vĩ là ai?

Theo Libération, tân giám đốc Interpol có lý lịch khá đặc biệt. Ông Mạnh Hồng Vỹ, 63 tuổi, là thứ trưởng phụ trách an ninh Trung cộng. Bộ của ông vẫn bắt giữ, thẩm vấn, bỏ tù các nhà đối lập chính trị, nhà bảo vệ môi trường, luật sư bảo vệ nhân quyền… mà theo khẳng định của bà Maya Wang, thuộc tổ chức Human Rights Watch, họ “có các bằng chứng về tình trạng lạm dụng của bộ Công An, ví dụ tra tấn, giam giữ bữa bãi và trấn áp các nhà bảo vệ nhân quyền”.

Trong quá khứ, ông Mạnh Hồng Vỹ từng đứng đầu lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân Dân, một đơn vị bán quân sự từng xuất hiện trong các đợt trấn áp các cuộc biểu tình, kể cả ở Tây Tạng hay Tân Cương.

Một mối bận tâm khác là ngoài việc giữ chức thứ trưởng Công An, ông Mạnh Hồng Vỹ còn là một nhân vật quan trọng trong đảng Cộng Sản Trung cộng. Tờ New York Times từng lưu ý năm 2014 rằng, trong một bài diễn văn trước các sĩ quan cảnh sát, ông Mạnh đã truyền đạt mệnh mệnh cho họ là phải đưa“chính sách, tổ chức của đảng và ý thức hệ lên hàng đầu”.

Ông Bequelin Bequelin, giám đốc Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) tại khu vực Đông Á, nhận định: “Ông Mạnh cũng là phó chủ tịch Uỷ ban tổ chức của Đảng, nằm ngay trong bộ máy an ninh đất nước. Đây là một bộ phận quan trọng, phụ trách bổ nhiệm nhân sự dựa trên cơ sở chính trị, chứ không phải trên tiêu chí chuyên ngành cảnh sát. Nói một cách khác, người ta đang đưa đảng Cộng Sản Trung cộng vào Interpol”.

Trung cộng sử dụng Interpol như nào?

Trên website của Interpol, có 160 người bị Trung cộng truy bắt vì “gian lận”, đó là chưa kể đến các “lệnh truy nã đỏ” không được công bố rộng rãi. Chỉ riêng năm 2015, Bắc Kinh đã phát 100 “lệnh truy nã đỏ”. Một trong số khía cạnh của chiến dịch bài trừ tham nhũng do chủ tịch Tập Cận Bình điều hành từ bốn năm nay, là chiến dịch Skynet với mục tiêu hồi hương các nghi phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài. Theo Tân Hoa Xã, 409 nghi phạm trốn ở nước ngoài đã được đưa về Trung cộng vào tháng 09/2016.

Thế nhưng, chiến dịch chống tham nhũng này bị nghi ngờ nhằm loại bỏ các nhà đối lập chính trị, trong khi Interpol không có đủ phương tiện để kiểm trả hết các dấu hiệu nhận dạng mà họ nhận được. Tổ chức cảnh sát quốc tế nhắc lại là “các hành động được lực lượng cảnh sát nước thành viên thông qua trong nội bộ không bị quy chế của tổ chức chi phối”.

Libération nêu một trường hợp có thể sẽ bị Bắc Kinh lạm dụng Interpol để phục vụ lợi ích riêng, đó là trường hợp của Dolkun Isa. Nhà đấu tranh ôn hòa người Duy Ngô Nhĩ bảo vệ quyền lợi của tộc người thiểu số Trung cộng theo Hồi Giáo, hiện đang tị nạn chính trị và được nhập quốc tịch Đức, thường xuyên được mời đi diễn thuyết về nhân quyền trên khắp thế giới. Thế nhưng, vào tháng 06/2016, ông bị Ấn Độ từ chối cấp thị thực do bị Trung cộng ra lệnh “truy nã đỏ” vì tội “khủng bố”. Điều này lại đi ngược lại hoàn toàn với quy chế của Interpol, theo đó, cấm “mọi hành động can thiệp mang tính chính trị, quân sự, tôn giáo hay chủng tộc”“mọi cách thức liên quan đến hành động can thiệp như sử dụng các kênh hay công cụ”.

Ông Nicolas Bequelin lưu ý : “Chính phủ Trung cộng đã tuyên bố tính đến việc sử dụng vị trí của ông Mạnh Hồng Vỹ để hỗ trợ chiến dịch chống tham nhũng. Thế nhưng, phần lớn các chiến dịch này lại do Uỷ ban Kỷ luật Trung ương Đảng điều hành và nằm ngoài hệ thống tư pháp hợp pháp. Điều này đi ngược với nhiệm vụ của Interpol” hoạt động theo “tinh thần của bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền”.

Một điểm bất thường khác cũng được bà Maya Wang nêu bật : “Chính phủ Trung cộng đã sử dụng rất nhiều lệnh truy nã đỏ của Interpol với mục đích trao đổi nội bộ, để chứng tỏ cuộc chiến chống tham nhũng có nhiều tiến triển. Vấn đề ở chỗ cuộc chiến này lại do một cơ quan kỷ luật tiến hành và sử dụng hệ thống bắt giữ bất hợp pháp các hanggui (nghi phạm bị giam giữ bí mật và không có luật sư bảo vệ).

Việc bổ nhiệm này có ảnh hưởng đến các quyết định của Interpol?

Tổng thư ký của Interpol, Jurgen Stock, người Đức, khẳng định mạng lưới Interpol rất rộng. Chính tổng thư ký là người giám sát công việc hàng ngày của tổ chức, chứ không phải là người đứng đầu ủy ban hành pháp, thường đảm nhiệm “xác định chiến lược của tổ chức và định hướng hành động”.

Nỗi lo lớn nhất của các tổ chức phi chính phủ là cơ chế kiểm soát sẽ bị suy yếu do ban điều hành lại nằm trong tay các nước có xu hướng lạm dụng hệ thống. Thực vậy, bên cạnh giám đốc Interpol là người Trung cộng, cũng tại Bali, đại diện các nước đã bầu Alexandre Propoktchouck, người Nga, làm phó giám đốc khu vực châu Âu. Dường như để trấn an, phát ngôn viên của Interpol nhấn mạnh rằng đại biểu các nước “cũng đã thông qua những biện pháp mới nhằm tăng cường tính minh bạch của các cơ chế thông tin, trong đó có lệnh truy nã đỏ”.

Hơn nữa, ngay trong trường hợp Interpol ra lệnh truy nã đỏ, các nước thành viên không bị bắt buộc phải dẫn độ những cá nhân bị một chính phủ khác hay một tòa án quốc tế truy nã. Tại Pháp, đã có một trường hợp bắt giữ trong khuôn khổ thỏa thuận dẫn độ giữa Pháp và Trung cộng, được ký vào năm 2015. Trường hợp dẫn độ nghi phạm đầu tiên chiểu theo thỏa thuận này diễn ra vào tháng 09/2016.

Trở lại trường hợp của nhà đấu tranh người Duy Ngô Nhĩ, theo giải thích của Nicolas Bequelin, “khi ông Dolkun Isa bị bắt (ở sân bay Seoul năm 2009, khi đang đến Diễn Đàn thế giới về dân chủ tại châu Á), chính phủ Đức đã thông báo với Trung cộng là họ không có bằng chứng cho thấy nhà đấu tranh Duy Ngô Nhĩ đã phạm tội ác chiểu theo luật pháp của Đức hay quốc tế. Nhưng tại một số nước nơi có hệ thống tư pháp yếu kém hơn, có thể sẽ có quyết định trục xuất mà không tuân thủ thủ tục tư pháp thật sự”.

Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh tăng cường chiến dịch cảnh sát bên ngoài lãnh thổ để “săn tìm” những người ly khai cùng với sự hỗ trợ của Interpol hoặc không cần, ví dụ như vụ bắt giữ “các nhà sách Hồng Kông”. Giám đốc Ân Xá Quốc Tế tại khu vực châu Á, trích nguồn tin nội bộ, cho biết : “Trung cộng nổi tiếng trong nội bộ Interpol là một trong những nước đưa ra các yêu cầu mang rõ tính chính trị. Nói chung, các đại diện của tổ chức này đều hiểu rõ quy mô chính trị trong một số yêu cầu. Tuy nhiên, rất nhiều ý định sử dụng Interpol một cách bất hợp pháp đã bị ngăn chặn hay bị buộc từ bỏ. Nhưng thật sự là không có cơ chế kiểm soát minh bạch và có hệ thống”.

Một trường hợp khác gần đây được cho là định sử dụng các bộ phận của Interpol nhằm mục đích chính trị là trường hợp Nikita Kulachenkov, một nhà đấu tranh chống tham nhũng người Nga và thân cận với nhà đối lập Alexei Navalny. Tháng 01/2016, ông Nikita Kulachenkov bị tạm giam vài ngày ở đảo Chypre vì bị lưu trong danh sách “tội phạm” của Interpol do đã ăn cắp một đồ vật trị giá 1,5 euro. Libération đặt câu hỏi: Liệu trường hợp này có khiến tân phó giám đốc Interpol, từng là thành viên của bộ Nội Vụ Nga từ năm 2003, xúc động hay không ?


Tin RFI