„Mặc dù mới chỉ làm Tổng Bí thư 6 năm, nhưng chuyến thăm Trung cộng
lần này của ông Nguyễn Phú Trọng đã là chuyến thứ ba trên cương vị đó. Chừng ấy
đủ cho thấy mức độ thần phục của ông ta đối với thiên triều trong mắt công
chúng. Hai lần thăm Trung cộng trước của ông Nguyễn Phú Trọng là vào tháng
10/2011 và tháng 4/2015, với kết quả là hai bản Tuyên bố chung Việt – Trung vô
cùng tai hại, đẩy nước nhà ngày càng rơi vào vòng kiềm toả của Bắc Kinh.“
Nguyễn Phú Trọng quyết tâm ‘Hán hoá’ đội ngũ lãnh đạo Việt Nam?
Lê
Anh Hùng (VOA)
TBT
Nguyễn Phú Trọng, CTN Trung cộng Tập Cận Bình cùng phái đoàn hai nước dự tiệc
trà ở tỉnh Phúc Kiến (Trung cộng). Ảnh: Tin tức/ TTXVN
Từ đào tạo cán bộ đến đào
tạo cán bộ cấp cao
Lãnh đạo quốc gia thường là người ghi dấu ấn lớn nhất,
thậm chí trong nhiều trường hợp là quyết định, đến tiến trình đất nước. Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, chuyến thăm Trung
cộng của nhà lãnh đạo số 1 Việt Nam từ ngày 12 – 15/1/2017 đã thu hút sự quan
tâm đặc biệt của dư luận, trong bối cảnh Trung cộng ngày càng bộc lộ cuồng vọng
bá quyền, thách thức ngôi vị bá chủ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ,
còn cường quốc số 1 thế giới này thì sắp sửa chứng kiến cuộc chuyển giao quyền
lực giữa Tổng thống Barack Obama và người kế nhiệm Donald Trump.
Mặc dù mới chỉ làm Tổng Bí thư 6 năm,
nhưng chuyến thăm Trung cộng lần này của ông Nguyễn Phú Trọng đã là chuyến thứ
ba trên cương vị đó. Chừng ấy đủ cho thấy mức độ thần phục của ông ta đối với
thiên triều trong mắt công chúng. Hai lần thăm Trung cộng trước của ông Nguyễn
Phú Trọng là vào tháng 10/2011 và tháng 4/2015, với kết quả là hai bản Tuyên bố
chung Việt – Trung vô cùng tai hại, đẩy nước nhà ngày càng rơi vào vòng kiềm toả
của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, chừng ấy xem ra vẫn chưa đủ nên lần này
quyết tâm của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc biến Việt Nam thành
“một bộ phận không thể tranh cãi của Trung cộng” lại càng mãnh liệt hơn. Điều
đó thể hiện qua các văn kiện hợp tác được ký kết giữa hai bên trong chuyến thăm
này. Trong số 15 văn kiện hợp tác thì văn kiện đầu tiên là “Thỏa thuận hợp tác
đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung cộng”,
cùng hàng loạt văn kiện nguy hại khác như “Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ
thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải
Phòng” hay “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt
Nam và Bộ Quốc phòng Trung cộng đến năm 2025”, v.v.
Trong bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung cộng nhân chuyến
thăm Trung cộng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 11 –
15/10/2011, việc hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai bên chỉ được ghi chung chung
là “mở rộng và đi sâu hợp tác đào tạo cán bộ Đảng, chính quyền” và “tăng cường
hợp tác đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ [giữa hai Bộ Quốc phòng]”.
Bản Thông cáo chung Việt Nam – Trung cộng nhân chuyến
thăm Trung cộng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7 – 10/4/2015
cũng ghi chung chung là “đi sâu hợp tác về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Đảng và
chính quyền” và “tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ [giữa hai Bộ Quốc
phòng]”.
Ngày 5/11/2015, tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư/Chủ tịch Trung cộng Tập Cận
Bình đã chứng kiến lễ ký kết nhiều văn bản, thoả thuận hợp tác
giữa hai bên, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung cộng giai đoạn 2016 – 2020”.
Trong bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung cộng ngày
14/9/2016 nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Trung
cộng có nội dung “thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ
giữa hai Đảng (2016 – 2020)” mà hai bên đã ký kết ngày 5/11/2015.
Như vậy, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, việc hợp tác đào tạo cán bộ giữa Việt Nam và Trung cộng đi từ những chỉ
đạo chung chung tháng 10/2011 và tháng 4/2015, đến “Kế hoạch hợp tác đào tạo
cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung cộng giai đoạn
2016-2020” tháng 11/2015, và cuối cùng là “Thoả thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp
cao” tháng 1/2017.
Thỏa thuận hợp tác đào tạo năm 2017 khác với kế hoạch
hợp tác đào tạo năm 2015. Tức là, những cán bộ Việt Nam được đưa sang Trung cộng
đào tạo theo thoả thuận hợp tác mới nhất này thuộc diện cán bộ cấp cao, hoặc là
cán bộ nguồn cho những vị trí chủ chốt trong bộ máy.
Bàn tay lông lá của tình
báo Hoa Nam
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội là người bị bắt
ngày 11/9/2008 và bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội kết tội “Tuyên truyền chống
nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự ngày 8/10/2009 với bản
án bốn năm tù giam, bốn năm quản chế. Thời gian bị giam ở trại giam Nam Hà, anh
được tiếp xúc với rất nhiều tù nhân phạm tội làm gián điệp cho Trung cộng bị
giam giữ ở đây. Thành phần làm gián điệp cho Trung cộng rất đa dạng, có người
là bộ đội biên phòng, có người làm trong ngành hải quan, có người là gián điệp
của Việt Nam đánh sang Trung cộng nhưng bị phát hiện rồi quay sang làm gián điệp
cho địch, có người hoạt động kinh doanh, v.v. Đặc biệt nhất trong số tù nhân
này là Phạm Minh Đức, sinh năm 1957, quê quán Hà Nội, từng là Phó ban Tổ chức
Trung ương Đảng. Với sự can thiệp từ phía Trung cộng, ông ta chỉ phải nhận bản
án 5 năm tù dù là “gián điệp loại 1”.
Tìm hiểu từ các đối tượng từng làm gián điệp cho Trung
cộng, anh Phạm Văn Trội cho biết: “Từ năm 1993 đến 2008 có 632 đoàn cán bộ Việt Nam sang Trung
cộng học tập mô hình ‘chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung cộng’. Mỗi đoàn khoảng 20 đến 30 người, từ các ngành như quân đội,
công an, hành chính, y tế, giáo dục, đặc biệt là hải quan, v.v. Tuần đầu sang Trung
cộng, họ được đưa đi thăm thú các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung cộng.
Sau đó, người của Cục Tình báo Hoa Nam dưới những vỏ bọc khác nhau sẽ tham gia
đào tạo họ. Ngày thì học tập, tối thì mỗi cán bộ Việt Nam ở một phòng VIP và có
mỹ nữ phục vụ. Dĩ nhiên, họ sẽ bị ghi hình lén để rồi rơi vào vòng khống chế của
Trung cộng lúc nào không hay. Chương trình đi học tập này do Ban Tổ chức Trung
ương tổ chức. Khi về nước, thông qua bàn tay chỉ đạo của Bắc Kinh, họ sẽ được đề
bạt vào các chức vụ rồi dần dần vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Đây là một
hình thức cài cắm người của Tình báo Hoa Nam.”
Với bản chất “thâm như Tàu”, không cần phải nói thì
ai cũng biết Trung cộng là “bậc thầy” trong việc dụ dỗ, mua chuộc, gài bẫy… đối
tượng, hoặc thậm chí là lung lạc, đe doạ đối tượng khiến họ đi đến chỗ bị thu
phục.
Nguy cơ đội ngũ lãnh đạo cấp
cao bị ‘Hán hoá’
Việc cử cán bộ sang Trung cộng để được họ
“đào tạo” rõ ràng là rất nguy hiểm, tiềm ẩn những hệ lụy khôn lường không chỉ về
chính trị mà đặc biệt là về an ninh quốc gia. Trong trường hợp những
người được “đào tạo” là cán bộ cấp cao thì mức độ nguy hiểm lại càng lớn.
Việt Nam thì không thể “đào tạo cán bộ cấp cao” cho Trung
cộng được – đó là điều không cần phải bàn cãi. Vì vậy, thông qua văn kiện “hợp
tác đào tạo” mới được ký kết ngày 12/1 vừa qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao
của Việt Nam sẽ dần dần bị Trung cộng kiểm soát, khống chế và thao túng, trở
thành công cụ phục vụ đắc lực cho mưu đồ thôn tính Việt Nam của Bắc Kinh.
Với quyết tâm “Hán hoá” đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ
thấp đến cao như vậy, lịch sử rồi đây sẽ “vinh danh” ông Nguyễn Phú Trọng như
thế nào?