Thông tư 38 cũng 'phi lý không kém Điều 258 hay Điều 88'
Bộ Thông tin và
Truyền thông vừa ban hành thông tư 38, yêu cầu chủ các trang mạng như Facebook,
Youtube... phải chặn thông tin xấu độc.
Bản
quyền hình ảnh AFP Image caption Hơn 1/3 dân số Việt Nam sở hữu tài khoản
Facebook
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban
hành thông tư 38 về Quản lý thông tin xuyên biên giới, yêu cầu chủ các trang
web, mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Youtube… phải có nghĩa vụ hợp tác với
bộ TT&TT để chặn thông tin xấu độc. Nếu không hợp tác, Bộ TT & TT sẽ
“chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết”.
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh
Truyền hình và Thông tin điện tử được VietnamNet dẫn lời nói rằng các hoạt động
cung cấp thông tin qua môi trường internet sẽ bị quản lý “chặt chẽ hơn,” áp dụng
cho cả cá nhân và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Ông Quang, thạc sỹ ngành báo chí ở Mỹ và từng là Trưởng
ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, nhấn mạng rằng chủ các trang web, mạng xã hội
nước ngoài như Facebook, Youtube… phải có nghĩa vụ hợp tác với bộ TT&TT để
chặn thông tin xấu độc. Bộ TT & TT sẽ phối hợp cùng các chủ các trang này để
xác định các nội dung cần gỡ bỏ hoặc chặn không cho người sử dụng tại Việt Nam
truy cập.
Tuy nhiên, ông Quang cũng nhận định rằng trên thực tế
việc phối hợp này “khó” thực hiện vì “môi trường internet phức tạp” trong khi
các “tất cả các điều khoản pháp luật quy định cũng chỉ là trên giấy tờ.” Điều
quan trọng theo ông Quang, là “sự hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức doanh nghiệp
trong và ngoài nước.”
Trao đổi với VOA- Việt ngữ, anh Nguyễn Tiến Trung, thạc sỹ công nghệ thông tin tại Pháp, đồng thời
là cựu tù nhân chính trị hiện vẫn đang bị quản chế tại Sài Gòn, nói rằng thông
tư 38 chẳng những vi hiến mà còn cho thấy Đảng Cộng sản luôn lo lắng và sợ hãi
về việc bị mất quyền lực. Theo thạc sĩ Trung, nhà cầm quyền Việt Nam không ngừng
bắt bớ, đàn áp và tạo sự sợ hãi trong người dân và luôn tìm cách trấn áp phản
kháng xã hội.
“Bản thân thông tư 38 này rõ ràng đã vi phạm điều 25 của hiến
pháp trong đó công nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.”
“Nhưng rõ ràng
theo tôi quan sát thì ngày càng nhiều người dân đã không còn sợ hãi và họ lên
tiếng mạnh mẽ trên mạng xã hội. Có thêm thông tư 38 cũng không làm người dân sợ
hãi hay im lặng trước bất công xã hội. Đây là điều không thể trên thế giới mạng
Internet hiện nay.”
Theo ông Trung, chính phủ Việt Nam quản lý mạng
Internet ở trong nước, và nếu họ muốn, họ có thể chặn các trang mạng xã hội bằng
cách chặn băng thông như Trung cộng đang thực hiện. Khi đó người dân sẽ chuyển
sang dùng các trang mạng xã hội khác mà ban quản trị của mạng đó không hợp tác
với chính quyền. Do đó thông tư 38 sẽ không hạn chế được việc tiếp cận thông
tin của người dân trong tương lai.
“Các nhà cung
cấp dịch vụ mạng xã hội trên thế giới như Facebook hay YouTube họ biết rõ về luật
quốc tế. Tôi không nghĩ họ sẽ hợp tác cái yêu cầu vô lý và vi phạm nhân quyền của
nhà cầm quyền Việt Nam. Kể cả Trung cộng có tiềm lực kinh tế và công nghệ vượt
trội cũng phải chọn cách ngăn chặn các trang mạng nước ngoài.”
Facebook từ chối bình luận
về vụ này
Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh
truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông được VietnamNet
hôm 13/1 thì cụ thể là Facebook và YouTube phải phối hợp với Việt Nam để xử lý
các thông tin xấu độc đó.
Hôm 17/1, BBC nhận được email phản hồi của bà Đào Thùy Linh, công ty T&A Ogilvy,
đơn vị đại diện truyền thông cho Facebook tại Việt Nam.
"Chúng
tôi cảm kích vì quý đài hỏi ý kiến của chúng tôi về sự việc liên quan Thông tư
38 gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam," email viết.
"Tuy nhiên, chúng tôi không có bất kỳ ý kiến hoặc thông tin để
chia sẻ vào thời điểm này."
Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES
Image caption Việt Nam trong top 10 nước xem YouTube nhiều nhất thế giới
Trả lời BBC từ Sài Gòn, ông Nguyễn Hồng Phúc, một chuyên gia công nghệ thông tin, nói: " Thông tin xấu ở đây có thể hiểu là những nội
dung mà lãnh đạo Việt Nam xem là nhạy cảm, không muốn thấy trên mạng xã hội."
"Tuy
vậy, những nội dung này không được các hãng Facebook hay Google [hãng thâu tóm
YouTube] tạo ra mà do người dùng và được hiển thị theo thuật toán riêng của các
hãng."
"Vì thế, chính quyền muốn chặn nội dung thì buộc các hãng phải
thay đổi thuật toán. Điều này khó về mặt kỹ thuật."
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Hà, luật gia, cựu ứng viên tự đề cử đại biểu Quốc hội,
nói: "Theo tôi, có thể quan chức đưa
ra thông tin này chủ yếu để tạo cái cớ nhằm xử lý một số cá nhân hoạt động dân
chủ đang có tài khoản Facebook và YouTube."
"Nếu
muốn chặn thông tin của người dùng mạng xã hội, Việt Nam đang xâm hại quyền của
khách hàng các hãng Facebook, Google."
Các chuyên gia về mạng truyền xã hội cũng đồng tình
với ý kiến này, họ cho rằng Thông tư 38 chỉ mang tính quản lý hành chính trong
phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chứ khó có hiệu lực với các hãng có trụ sở ở nước
ngoài. Trên thực tế Facebook, Google, hay YouTube không đặt máy chủ trong lãnh
thổ Việt nam và cũng chưa mở văn phòng chính thức tại Việt Nam.
Theo tin BBC Tiếng Việt, VietnamNet,
VOA Interview, CafeF.vn