Bản
tuyên bố phản đối việc chính quyền tổ chức các cuộc biểu tình và đấu tố linh mục
Đặng Hữu Nam và linh mục Nguyễn Văn Thục.
Ngay sau khi chính quyền tổ chức biểu tình và đấu tố
hai linh mục thuộc giáo xứ Quỳnh Lưu, các linh mục và giáo dân tại hai giáo hạt
thuộc giáo phận Vinh đã ra tuyên bố phản đối hôm 8/5.
Toàn thể 18 linh mục và nhiều giáo dân tại
giáo hạt Thuận Nghĩa và giáo hạt Vàng Mai đã ký tuyên bố phản đối việc chính
quyền tổ chức các cuộc biểu tình và đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú
Yên và Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc.
Từ Nghệ An, Linh mục Đặng Hữu Nam nói với VOA Việt
ngữ như sau:
“Bản
tuyên bố của các linh mục và các giáo dân trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Hình thức
đấu tố là một hình thức vô lý và vô nhân đạo. Nhà cầm quyền làm những việc như
thế thì không hợp thời với thời đại hôm nay, đặc biệt không phải là một nhà nước
pháp quyền.”
Linh
mục Nguyễn Đình Thục và đoàn biểu tình
Đấu tố
Cuộc đấu tố bắt đầu ba ngày trước với sự tham gia của
nhiều hội đoàn do chính quyền tổ chức, trong đó có hội liên hiệp phụ nữ, thanh
niên, cựu chiến binh, mặt trận, sở giáo dục, và học sinh các cấp. Báo Nghệ An
nói số người tham gia phản đối lên đến 3.000.
Cũng theo tờ báo này, sáng ngày 9/5, hơn 400 phụ nữ
xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu tham gia “cuộc
mít tinh phản đối Linh mục Đặng Hữu Nam.”
Truyền thông địa phương ngày 6/5 đưa tin một cuộc biểu
tình phản đối Linh mục Đặng Hữu Nam đã diễn ra ở Nghệ An vì “hành động trái pháp luật, bóp méo chiến thắng
lịch sử 30/4/1975” và "rao giảng
nói xấu Đảng Cộng Sản Việt Nam” của vị linh mục Công Giáo.
Đáp lại chỉ trích của chính quyền về việc ông bóp
méo lịch sử ngày 30/4, Linh mục Nam nói rằng:
“Tôi đã nhìn
nhận cuộc chiến ngày 30/4: Miền Bắc không phải là bên thắng cuộc, miền Nam cũng
không phải là bên thua cuộc, mà người thua cuộc là dân tộc Việt Nam của chúng
ta.”
Linh mục Nam nói với VOA rằng trong những cuộc biểu
tình do chính quyền tổ chức, có nơi trả tiền 30.000 đồng/ người để người dân
tham gia nhưng họ đã từ chối.
Bản
tuyên bố ngày 8/5 viết: “Việc tổ chức biểu tình, viết thư công kích,
dùng truyền thông vu cáo, kết án bôi nhọ Linh mục Đặng Hữu Nam và Linh mục Nguyễn
Đình Thục thực chất là hành động đấu tố. Đây là phiên bản của thời cải cách ruộng
đất mà chính quyền đã nhận sai lầm và xin lỗi.”
“Hành động đe dọa đòi xử lý, truy tố và kết án Linh mục Đặng Hữu
Nam và Linh mục Nguyễn Đình Thục một lần nữa cho thấy các quyền cơ bản của công
dân, nhất là quyền tự do ngôn luận chưa được tôn trọng đúng mức.”
Tinh thần hiệp thông
Tuyên bố này do 18 linh mục thuộc hai giáo hạt và
các giáo dân ký để "bày tỏ tinh thần hiệp thông" với Linh mục Đặng Hữu
Nam và Linh mục Nguyễn Đình Thục.
Theo Linh mục Nam, bản tuyên bố cho thấy “tinh thần
hiệp thông” của các linh mục khác và của giáo dân trong giáo hạt Thuận Nghĩa và
giáo hạt Vàng Mai đối với ông và Linh mục Thục, những người đã hỗ trợ người dân
thu thập bằng chứng, soạn thảo văn bản khởi kiện công ty Formosa, một doanh
nghiệp đã và đang gây ra thảm họa môi trường biển nghiêm trọng ở các tỉnh miền
Trung.
“Việc các linh
mục và các giáo dân ra bản lên tiếng phản đối như thế đồng thời nói lên sự hiệp
thông ở trong giáo hội, và hiệp thông bảo vệ công lý và sự thật.”
‘Mưu hèn kế bẩn’
Linh mục Nam nói thêm rằng các cuộc đấu tố thể hiện
“mưu hèn kế bẩn” của chính quyền tỉnh Nghệ An:
“Lâu
nay thì nhà cầm quyền đã dùng mọi hình thức, dùng mọi biện pháp, dùng mọi nguồn
lực và dùng mọi cách mà tôi phải dùng đến từ là ‘mưu hèn kế bẩn’ để hành xử đối
với những người nói lên sự thật, sống cho sự thật, đấu tranh cho công lý và
nhân quyền.”
Nghệ
An 'đấu tố' Linh mục Đặng Hữu Nam
Ngoài ra, theo Linh mục Nam, việc Sở giáo dục tỉnh ép các học sinh tham gia biểu tình, đấu tố là không thể chấp nhận được:
“Người ta buộc
các em học sinh đi biểu tình, đấu tố Linh mục Nam. Nếu em nào không đi thì hạ hạnh
kiểm, xuống hạnh kiểm xấu, em nào không đi thì không cho thi chuyển cấp, không
cho thi tốt nghiệp. Thậm chí tôi còn được thông tin rằng các em học sinh cấp ba
phải nộp để phục vụ cho việc đấu tố, mỗi em 50.000.”
Chia rẽ lương – giáo?
Luật
sư Đặng Đình Mạnh ở Sài gòn nhận định trên Facebook về
các cuộc biểu tình, đấu tố này như sau: “hàng loạt cuộc biểu tình được tổ chức nhân danh đoàn thể Cựu
chiến binh, phụ nữ ... Thậm chí, cả học sinh ‘ăn chưa no, lo chưa tới’ cũng được
huy động để phục vụ sự ‘biểu đạt’ ý chí chính trị một cách công khai, rầm rộ,
căng băng-rôn, phất cờ đỏ, hô khẩu hiệu ...”
“Đương nhiên,
số đồng bào tham gia biểu tình là người lương giáo, thờ ông bà hoặc không tín
ngưỡng, vì không thể lôi kéo đồng bào công giáo tham gia.”
Luật sư Mạnh lo ngại rằng: “việc dùng đồng bào khác tin ngưỡng tấn công trực diện vào một người
đang là chức sắc tôn giáo, là vị chủ chăn tinh thần và nhiều uy tín của cả một
cộng đồng tín ngưỡng, rõ ràng, là cách thức dễ dàng nhất để có thể thổi bùng
lên khả năng xung đột tôn giáo.”
Hàng
trăm giáo dân giáo xứ Phú Yên - Giáo hạt Thuận Nghĩa - Giáo phận Vinh tham gia
tuần hành đòi minh bạch thông tin vụ cá chết
Linh mục Nam cũng đồng ý với nhận định của Luật sư Mạnh, ông cho rằng nếu ông sai thì chính quyền hãy truy tố và bắt giam ông, chứ không nên tổ chức biểu tình, đấu tố và chia rẻ đồng bào giáo dân:
“Nhà cầm quyền
cố tình chia rẽ lương - giáo, với chiêu trò đấu tố này, họ muốn dùng người dân
để trị người dân, để đạt được mục đích của họ là bịt miệng những ai tố cáo về
Formosa và đấu tranh cho môi trường sống. Họ thực hiện điều này có thể sẽ đẩy tới
việc xung đột lương - giáo. Nếu đưa dân tộc đến chỗ xung đột tôn giáo thì điều
đó quả thật là tệ hại. Quả thật nó sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, mà
người dân chính là người thiệt hại.”
Linh
mục Nguyễn Thanh Tịnh ở Brussels cũng nhận định trên trang
Thanh niên Công giáo rằng việc đấu tố của chính quyền tỉnh Nghệ An là “chiêu
trò chia rẻ tôn giáo:”
“Hôm nay, chiếc bẫy được giăng ra để tạo một cuộc xung đột
lương - giáo để đục khoét những vết thương đã liền da, để tạo nên những hầm hố
mới trong nhận thức và tâm lý của lớp trẻ.”
Linh mục Tịnh viết tiếp: “Rất an lòng khi thấy những hình ảnh đầy tính nhân văn và ôn hoà của
giáo dân Phú Yên khi họ để nước hai bên đường đến tiếp đoàn biểu tình. Điều này
cho thấy họ nhận ra những người lương dân đó là anh em, không phải kẻ thù. Họ
là những nạn nhân thì đúng hơn.”