16.05.2017

Việt Nam - Hoạt động gián điệp mạng

Việt Nam - Hoạt động gián điệp mạng

    Logo hãng an ninh mạng FireEye tại khu văn phòng hãng ở Milpitas, California.

Các chuyên gia công nghệ mạng cho hay: Việt Nam hạt động gián điệp đối với các công ty, tập đoàn quốc tế.

Công ty bảo mật mạng Fireeye tin chắc các hoạt động gián điệp mạng Chính phủ Việt Nam sử dụng để chống lại các công ty nước ngoài tại Việt Nam.
 
Fireeye cho hay hệ thống máy tính của các công ty, tập đoàn quốc tế không an toàn ở Việt Nam


Theo Fireeye ở Việt Nam các tập đoàn, công ty quốc tế là nạn nhân của hoạt động gián điệp mạng có hệ thống. Cũng theo một chuyên viên của Fireeye, ông Nick Carr, các dữ kiện thu thập được phát hiện sự tham gia của nhà nước trong hoạt động gián điệp này. Ông nói với thông tấn xã Reuters :

 "Chúng tôi đã quan sát thấy được tất cả các hoạt động này mang lợi ích cho Việt Nam.". Ông Carr nói thêm, các công ty nước ngoài nổi tiếng đều là nạn nhân. Trong số đó có một công ty công nghiệp Đức đang xây dựng một nhà máy tại Việt Nam, một doanh thương về khách sạn Trung Hoa cũng như văn phòng của một nhóm công ty tư vấn toàn cầu có trụ sở tại Anh quốc. Ông Carr không nêu rõ tên các công ty bị gián điêp theo dõi.

Theo ông Carr, vụ hacker tấn công toàn cầu các hệ thống máy tính vào ngày thứ sáu tuần trước không liên hệ gì đến gián điệp mạng ở Việt Nam. Fireeye sẽ công bố một báo cáo chi tiết về vấn đề này vào hôm thứ hai. Đây là lần đầu tiên Việt Nam liên hệ đến hoạt động gián điệp mạng do chính nhà nước thúc đẩy. Bà phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao bác bỏ tố cáo chính phủ tham gia hoạt động gián điệp. Các chuyên viên của Fireeye gọi nhóm hacker hoạt động tại Việt Nam là nhóm APT32. Nhóm APT32 cũng đã xâm nhập bất hợp pháp vào máy tính của các nhà hành động bất đồng chính kiến ​​và các nhà báo Việt Nam.

Vân Hải (Forum Vietnam 21)

_______________________________________________________

IT-Experten: Cyberspionage gegen internationale Konzerne in Vietnam

Die Computer internationaler Konzerne seien in Vietnam nicht sicher, meint Fireeye. - Foto: REUTERS/THOMAS PETER

Singapur (APA/Reuters) - In Vietnam sind nach Angaben der IT-Sicherheitsfirma Fireeye internationale Konzerne Opfer systematischer Cyberspionage. Die angestrebten Informationen ließen darauf schließen, dass die Regierung involviert sei, sagte Fireeye-Experte Nick Carr der Nachrichtenagentur Reuters. „Alle Aktivitäten, die wir beobachtet haben, sind im Interesse des Landes Vietnam.“

Zu den Opfern zählten bekannte ausländische Unternehmen, ergänzte Carr. Darunter seien eine deutsche Industriefirma, die eine Fabrik in dem Land baue, ein chinesischer Hotelentwickler sowie das Büro einer weltweit tätigen Beratungsfirma mit Sitz in Großbritannien. Namen wollte der Fachmann nicht nennen.

Mit dem am Freitag gestarteten weltweiten Hackerangriff auf Computersysteme habe der Fall in Vietnam nichts zu tun, sagte Carr. Fireeye will am Montag einen ausführlichen Bericht zu dem Thema vorlegen. Es ist das erste Mal, dass Vietnam mit staatlich motivierter Cyberspionage in Verbindung gebracht wird. Eine Sprecherin des Außenministeriums wies den Vorwurf einer Verwicklung der Regierung zurück. Der in Vietnam tätigen Hackergruppe haben die Fireeye-Experten den Namen APT32 gegeben. Sie soll auch in die Computer von vietnamesischen Dissidenten und Journalisten eingedrungen sein.

(apa, rts) Erstellt am 15.05.2017, 07:31


Quelle: 



An ninh mạng FireEye: Tin tặc Việt Nam có thể làm việc cho chính phủ

RFA
Ảnh biểu tượng.  AFP photo

Tin tặc, có thể hoạt động cá nhân hoặc làm việc cho chính phủ Việt Nam, đã tấn công vào hệ thống máy tính của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia này là một phần của chiến dịch không gian mạng ngày càng tinh vi.

Thông tin vừa nêu được quản lý cao cấp, ông Nick Carr của công ty an ninh mạng FireEye cho biết trong một cuộc phỏng vấn, trước khi Báo cáo về tin tặc tại Việt Nam của FireEye được công bố vào thứ Hai, ngày 15 tháng 5 năm 2017.

Ông Nick Carr nói rằng các cuộc tấn công mạng, kể cả tấn công vào máy tính của nhà báo và giới đấu tranh tại Việt Nam không liên hệ đến WannaCry, một loại mã độc tấn công vào các máy tính trên toàn cầu từ hôm thứ Sáu. Ông Nick Carr cho biết thêm không thể xác định hoặc định vị chính xác hay xác nhận các tin tặc làm việc cho chính phủ Việt Nam hay không, nhưng các thông tin tìm thấy được sẽ hữu ích.

Ông Nick Carr nhấn mạnh tất cả hoạt động đều vì lợi ích cho quốc gia Việt Nam.

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam phản đối cáo buộc này của FireEye.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định Chính phủ Việt Nam không cho phép bất kỳ hình thức tấn công mạng nhắm vào tổ chức hay cá nhân và tất cả các hành vi tấn công mạng phải bị trừng trị một cách nghiêm khắc theo pháp luật.

Báo cáo về tin tặc tại Việt Nam của FireEye đánh dấu lần đầu tiên một công ty an ninh mạng đã chỉ ra Việt Nam là nguồn của các cuộc tấn công không gian mạng do nhà nước gây ra.

Đây cũng là lần đầu tiên FireEye đã chỉ định nhóm APT32 chính là mối đe dọa liên tục kéo dài từ năm 2014.

APT32 là tên gọi cho các nhóm hacker được nhà nước bảo trợ đối với một nhóm bên ngoài Trung cộng và Nga.