11.10.2017

Nghĩ gì về chương trình dạy tiếng Việt tại hải ngoại?

Nghĩ gì về chương trình dạy tiếng Việt tại hải ngoại?

Nhàn SF 

    Nguồn ảnh: Internet

Chiến tranh tuy đã chấm dứt cách đây 42 năm, nhưng tại Hoa Kỳ nó vẫn tiếp diễn bằng một hình thức mới: đó là cuộc chiến “giành chính nghĩa”, mà vai trò của phản chiến vẫn không thay đổi, luôn đứng bên cạnh nâng đỡ cho kẻ thắng cuộc như họ đã từng làm trước đây khi muốn Mỹ rút khỏi miền Nam. Vì thế từ phim ảnh cho đến những buổi hội thảo và nhất là sách viết về lịch sử cuộc chiến Việt Nam đưa vào giảng dạy tại các trường học tại Mỹ đều có mục đích xoá bỏ vai trò người lính VNCH, làm mất đi chính nghĩa của miền Nam, nâng cao uy tín ngụy tạo cho họ Hồ.


Cuốn sách “Modern World History” được mang ra dạy tại một trường trung học thuộc khu vực 7 thành phố San Jose vùng Bắc Cali là một điển hình. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và giáo sư Jean Libby vào năm 2007 phải mở một cuộc họp đưa ra những sai lầm của cuốn sách khi viết về chiến tranh VN. Sách cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nhà độc tài, ngược lại Hồ Chí Minh là người yêu nước, người làm nên lịch sử, được người dân nguỡng mộ gọi ông là “Uncle Ho”. Thực tế ra sao, ngày nay, dù ở trong hay ngoài đất nước mọi ngưởi đều đã rõ. Viết về “Cải Cách Ruộng Đất” sách cho đó là chương trình nổi tiếng phân chia đất đai cho người dân nhưng lại lờ tịt đi chuyện hàng chục ngàn người dân trên đất Bắc đã bị chết oan dưới bàn tay đẫm máu của Hồ Chí Minh, kẻ đã mang chủ nghĩa CS áp đặt vào Việt Nam.


Trong công tác tuyên truyền vận động người Việt Nam ở nước ngoài, dạy tiếng Việt là mối quan tâm hàng đầu của CSVN, đã được gói ghém trong chỉ thị “vận động chính quyền sở tại đưa tiếng Việt vào chương trình học của các trường phổ thông như một ngoại ngữ”. (1) 

Theo bản tin từ đài Á Châu Tự Do ngày 4-8-2009 trên website của Bộ Ngoại Giao CSVN loan tin đang có một dự án dạy tiếng Việt cho người VN ở nước ngoài (2). Dự án thử nghiệm bắt đầu từ 2009 đến 2010 bằng các khoá huấn luyện giáo viên, lập giáo án và cung cấp sách giáo khoa. Nó được phối hợp tổ chức bởi Bộ Giáo dục, Bộ Ngoại giao, Ủy Ban Công Tác Người Việt Nam ở Nước Ngoài. Bản tin còn cho biết họ đặt cơ sở giáo dục tại Los Angeles và đã phân phối sách giáo khoa đến nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ.

Thế rồi chỉ hơn một năm sau, tháng 7- 2010, Dự luật HR 3359 The US And World Education Act (Dự luật Giáo Dục Tương Giao giữa Hoa Kỳ và Thế Giới) (3) của Dân Biểu Loretta Sanchez ra đời, cho phép dạy tiếng Việt trong các trường học từ mẫu giáo đến lớp 12. Dự luật này tuy được 107 Dân Biểu Mỹ, đa số thuộc đảng Dân Chủ và giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh, Ủy Viên Hội Đồng Quản Trị học khu Garden Grove, giám đốc điều hành Chương Trình Ngôn Ngữ Chiến Lược, nhiệt tình ủng hộ, nhưng vì phải chi gần 200 triệu đô cho năm đầu tiên, một số tiền quá lớn nên DL HR 3359 đành phải dẹp bỏ.

Bàn về chuyện CS cử người ra hải ngoại dạy tiếng Việt, giáo sư Kim Oanh, trên đài Á Châu Tự Do, đã phản bác vì theo bà, người dạy bắt buộc phải là người Mỹ gốc Việt, ngôn ngữ của các em tại đây là Anh ngữ, tiếng Việt chỉ là ngoại ngữ, chưa kể tài liệu giảng dạy phải đúng theo hoàn cảnh tiêu chuẩn tại hải ngoại. Tuy nhiên, những ai có cơ hội theo dõi cuộc phỏng vấn Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao CSVN trên youtube Phố Bolsa TV hẳn chưa quên một chi tiết quan trọng. Được hỏi về thành quả của việc thi hành Nghị quyết 36 trong thời gian qua, ông Sơn tỏ ra khá hài lòng khi nhấn mạnh tới con số khoảng trên 30 giáo viên dạy Viêt ngữ tại hải ngoại đã về nước tham dự một khoá bồi dưỡng ở Hà Nội (!?)

Tài liệu dưới đây sẽ chứng minh cho giáo sư Kim Oanh thấy bằng cách nào CS có thể đào tạo đội ngũ giáo viên ngay tại hải ngoại này?

Ngược giòng thời gian, vào năm 2003, Nguyễn Đình Bin đến San Francisco kêu gọi phụ huynh cho con em về thăm quê nhà và chỉ phải chịu tiền vé máy bay “còn mọi chi phí ăn ở, di chuyển, tham quan” nhà nước đài thọ hết. Kể từ đó, giới trẻ được đưa về VN qua chương trình Từ Thiện của các doanh gia nhưng quan trọng và thành công hơn hết là chương trình “Giáo dục Quốc tế mùa hè” phát xuất từ các đại học cộng đồng do một số giáo sư VN giảng dạy tiếng Việt hướng dẫn đưa sinh viên về VN tham dự khoá học Mùa Hè vào tháng 7 mỗi năm. Tại tiểu bang Cali thì có Vũ Đức Vượng của De Anza College Bắc Cali và Quyên Di Chúc Bùi, đại học Long Beach Nam California. Xin nhấn mạnh ở đây, không phải ai cũng “may mắn” như Vũ Đức Vượng và Quyên Di Chúc Bùi. Năm 2005 giáo sư Nguyễn Hưng Quốc đã đưa một số sinh viên từ Úc về VN tham khảo thì bị chặn ngay tại phi trường, ông bị buộc cấm nhập cảnh phải lên máy bay trở về Úc, để lại nhóm sinh viên cho nhà nước quản lý.

Các em về VN tham dự trại hè được tẩy não cho đi thăm lăng Hồ, địa đạo Củ Chi, viện bảo tàng Tội ác chiến tranh... và điều quan trọng nhất để thu hút các em gia nhập đông đảo là được có thêm credits cho môn học của mình. Phụ huynh có lẽ chỉ thấy cái lợi như hòn sỏi trước mắt mà quên di cái hại như tảng đá về nguy cơ con em mình bị biến thành tay sai đắc lực cho chế độ!

Trại hè năm 2014 (Nguồn: báo Quê Hương)

Đành rằng không phải em nào cũng dễ bảo, nhưng chỉ cần một số nhỏ trong số 100 em, vì nhiệt tình với đất nước mả mắc mưu CS, nếu gom lại khoảng vài ba năm CS cũng tạo được một đội ngũ “Thanh Niên Thiện Chí” hải ngoại làm việc không công dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Điển hình là nhóm sinh viên tại Mỹ trong ảnh dưới đây đã trở về VN dự lễ bế giảng tiếng Việt năm 2007.

Nguồn: Báo Quê Hương #11- 2009.

Tuy Dự luật HR 3359 thất bại nhưng tiếng Việt vẫn được vận động ngầm tại từng địa phương đưa vào trường học dưới dạng song ngữ hai chiều DLI (Dual Language Immersion). Đầu tiên được thi hành tại trường tiếu học Stafford ngoại ô thành phố Houston Texas, rồi đến trường White Center Heights – Burien của thành phố Seattle tiểu bang Washington, tiếp theo được chấp thuận tại Garden Grove Nam Cali. Giáo sư Quyên Di cũng đã góp phần không nhỏ trong việc hướng dẫn chọn lựa sách giáo khoa cho chương trình này.

Câu chuyện tưởng rằng bị rơi vào quên lãng. Nhưng vào khoảng tháng ba năm 2015, ông Tạ Đức Trí, Thị Trường thành phố Westminster phát hiện bộ sách “Let’s Speak Vietnamese” được dùng giảng dạy tiếng Việt tại trường Warner Middle School, nơi con gái ông theo học. Từ nội dung cho đến cách sử dụng từ ngữ tập sách giáo khoa này dùng toàn tài liệu CS. Nhân danh là phụ huynh, TT Tạ Đức Trí đã gửi thư cho Tổng Quản Trị học khu trình bày vấn đề này. Phát ngôn viên học khu, bà Trish Montgomery cho biết, ông TT Wesminster Tạ Đức Trí là người đầu tiên bày tỏ quan ngại về cuốn sách. Vẫn theo bà Trish Montgomery thì cuốn sách này được giới thiệu là tốt nhất hiện đang được sử dụng tại các trường thuộc Học Khu Huntington Beach, trường trung học Westminster, các đại học UCLA, Colombia và Yale University.

Sách “Let's Speak Vietnamese” của tác giả Lê-Phạm Thúy-Kim.  (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Khoảng hai năm sau, chính xác là trên báo Người Việt, đề ngày 26-02-2017, ký giả Linh Nguyễn đã viết một bài tường thuật chi tiết về trường hợp hai phụ huynh Nguyễn Vũ và Nguyễn Hiếu có con em học cùng trường tiểu học John O Tynes thuộc thành phố Placentia kế cận Tiểu Sàigòn đã mang về nhà khoe cha mẹ tập sách “I Am Vietnamese American”, 30 trang, tác giả Felice Blanc, do The Rosen Publishing Group’s Power Press, New York, xuất bản.

Cả hai phụ huynh này đều tỏ dấu lo ngại khi đọc nội dung cùng những hình ảnh tuyên truyền cho họ Hồ và chế độ độc tài tàn ác cộng sản VN.

Bìa tập "I Am Vietnamese American" của Felice Blanc

Hai trường hợp điển hình kể trên khiến những người quan tâm không khỏi lo ngại và nêu câu hỏi về sự im lặng đến khó hiểu của những giáo chức người Việt đang giảng dạy trong hệ thống học đường Hoa Kỳ thuộc các Học khu miền nam Cali nhất là những người được các đại học Fulerton, Long Beach, UCLA tuyển vào giảng dạy Việt ngữ, trong dó có ông Quyên Di.

Quyên Di Chúc Bùi là giảng viên kiêm trưởng ban Việt Ngữ đại học UCLA. Tự cho mình là người “chống CS trên mặt trận văn hoá” và để biện hộ cho tấm hình chụp ông đang thuyết trình tại cuộc hội thảo do khoa “Việt Nam Học” tổ chức năm 20012 tại Hà Nội, Quyên Di Chúc Bùi đã cho rằng “muốn cộng đồng không bị văn hoá CS xâm nhập thì phải trực diện với họ (CS)” và chính ông là người có cơ hội đó để nói cho CS biết về sức mạnh quyết tâm bảo vệ phát triển ngôn ngữ văn hoá VN tại Hoa Kỳ mục đích cho thấy “họ không thể nào xâm nhập vào cộng đồng hải ngoại qua con đường văn hoá ngôn ngữ”.

Lời tự biện hộ trên đây của đương sự giá trị bao nhiêu, người viết xin dành cho quý độc giả, nhất là quý phụ huynh học sinh, sinh viên trong Cộng đồng thẩm định.

Thạc sĩ Đào Văn Hùng (Phó Chủ nhiệm Khoa) trao đổi ý kiến
với GS Quyên Di trong cuộc Hội thảo ở Hà Nội năm 2012 - (Ảnh: Trung Hiếu/VSL).

Cũng thế, giáo sư Kim Oanh, khi còn là Ủy Viên Giáo Dục học khu Garden Grove, đã chủ trương không phải chỉ dạy tiếng Việt mà còn phải dạy cho các em biết “các em là người tị nạn CS, tị nạn chính trị”. Theo bà, giáo trình “Lịch sử người Việt tị nạn” bằng tiếng Anh, dựa theo phim “Vượt Sóng” của nhà đạo diễn Hàm Trần, do chính bà biên soạn đã được đưa vào các học khu trong đó có học khu Westminster, để người Mỹ cũng như người Mỹ gốc Việt hiểu được tại sao người Việt Nam lại có mặt tại nơi này

GS Nguyễn Lâm Kim Oanh. Photo courtesy of www.smartvoter.org. Photo: RFA

Nhờ vào những lời lẽ đề cao thành tích mình như thế, hai nhân vật này đã được tín nhiệm trong vai trò lãnh đạo và phát huy chương trình học tiếng Việt tại hải ngoại. Họ đi khắp nơi trên nước Mỹ, từ việc giúp chọn lựa sách giáo khoa cho đến huấn luyện đội ngũ thầy cô giảng dạy, đến mở những khoá tu nghiệp giáo chức, kể cả về Việt Nam trao đổi kinh nghiệm với khoa “Việt Nam Học” thuộc Viện Đại Học Hà Nội.

Các đại học Hoa Kỳ khi tuyển chọn giảng viên cho môn ngôn ngữ học thường là chọn những người có bằng được cấp phát từ những quốc gia có bang giao mà hai nước công nhận. Đây là lý do mà Khoa VNH năm 2004 đã được CS chỉ định cho phép đào tạo cử nhân Việt Nam Học (VNH) có “phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân trong việc phát triển tiếng Việt tại hải ngoại”.

Để thi hành Nghị Quyết 36, CSVN đã nặn ra “hàng chục Quyên Di Chúc Bùi”, nhận lãnh vai trò giảng dạy tiếng Việt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Miên, Lào, Thái, Đại Hàn, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Hoa Kỳ v.v..., Từ đó mới có những cuộc hội họp gọi là “hội nghị quốc tế VNH” tại Hà Nội để nghe mấy ông Quyên Di Chúc Bùi từ các nơi trở về tường trình công tác cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các tham dự viên, chủ yếu là tại Hoa Kỳ. Như thế danh từ “Quốc tế” đây không có nghĩa là mời các giáo sư dạy ngôn ngữ các quốc gia khác nhau tại đại học UCLA về họp như Quyên Di đã giải thích biện hộ cho sự có mặt của mình trong buôổi hội thảo do Hà Nội tổ chức!

Năm 2011 giáo sư Kim Oanh giữ chức Giám Đốc chương trình Ngôn Ngữ Chiến Lược SLI (Strgetic Language Initiative) cho hệ thống bao gồm 23 đại học trên toàn tiểu bang Cali trong đó có 10 đại học có chương trình huấn luyện cho sinh viên trong mọi ngành có thể lựa chọn học được một trong năm ngôn ngữ được cho là cần thiết cho an ninh quốc gia và kinh tế toàn cầu là Hoa ngữ, Hàn ngữ, Nga ngữ, Ba Tư ngữ và Ả Rập ngữ, để khi ra làm việc sinh viên có đủ khả năng sinh ngữ thông hiểu văn hoá có cơ hội làm việc cho các công ty quốc tế. Tiếng Việt lại không được Ủy Ban Liên Bộ (Quốc Phòng, Ngoại Giao và Giáo Dục) chọn vào chương trình “Ngôn Ngữ Chiến Lược” nên với “sáng kiến mới”, giáo sư Kim Oanh đã lập ra ngay một chương trình giảng dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ nhì tại một trường ít được biết đến như trung tâm Khai Trí Houston Texas vào niên khoá 2017-2018 này. Nếu đây là thí điểm để đưa tiếng Việt vào đại học như năm ngoại ngữ đã được chấp thuận ở Cali cho chương trình “Ngôn ngữ chiến lược”, thì ai sẽ là người đủ tiêu chuẩn giảng dạy nếu không phải là những người tốt nghiệp khoa Việt Nam Học của Việt Nam? Thời gian học, sinh viên còn được giáo sư bản xứ đưa về thăm VN (quốc gia mà họ đang học ngoại ngữ) để học hỏi tiếp xúc trực tiếp văn hoá VN. Việc này cũng chẳng khác gì chương trình “Giáo Dục Quốc Tế Mùa Hè” mà thầy giáo Quyên Di Chúc Bùi đã tận tụy thi hành từ bao lâu cho cảc em mới bước vào ngưởng cửa đại học.

Là người Việt Nam không ai là không muốn cho con em mình trau dồi tiếng mẹ đẻ nhưng phải hiểu Việt Nam không đơn thuần như các nước Pháp, Đức, hay Mễ Tây Cơ mà nó còn cái đuôi “Xã Hội Chủ Nghĩa”! Trong khi nền giáo dục trong nước theo chính sách nô lệ ngu dân, bao nhiêu người than oán thì lại vận động cho được đem ra nước ngoài chỉ để lừa gạt tuyên truyền cho chế độ. Phần phụ huynh, cũng nên lưu ý theo dõi bài vở con em mình không nên lơ là bỏ thí giao trứng cho ác, biết ra thì chuyện đã rồi, không khéo thì chính mình lại góp tay hãm hại con em mình!

Bây giờ người ta mới hiểu vì lý do gì mà đảng Dân Chủ lại đưa ra DL.SB 1322 năm 2008 và DL AB 22 năm 2017 tại tiểu bang Cali, cho phép đảng viên CS được vào giảng dạy làm việc tại các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. Xưa nay trí thức có bao giờ được CS tin dùng mà chỉ lợi dụng nhất thời rồi bị đoạ đày cho đến chết! Tấm gương Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường chưa đủ để thức tỉnh hay sao mà quí vị cứ nhắm mắt xô đẩy tuổi trẻ vào con đường bất hạnh?

Đây là vấn đề rất quan trọng, người Việt tị nạn không thể không quan tâm theo dõi và tìm phương đối phó.

Nam Cali 10/2017.

Nhàn SF


________________________________________

Chú thích:

(1) Báo Quê Hương #11-2009