NATO CHÀO ĐÓN PHẦN LAN, THỤY ĐIỂN
Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và các nhà lãnh đạo NATO tại bữa tối ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/6
Trong một tuyên bố dài, NATO nói: "Hôm nay, chúng tôi đã quyết định mời Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO, và đồng ý ký các nghị định thư gia nhập."Văn kiện Khái niệm chiến lược của NATO, vừa thông qua tại Madrid, nói về Nga như sau:
“Liên bang Nga là mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của Đồng minh, và hòa bình và ổn định trong khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.”
“Nga sử dụng các phương tiện thông thường, không gian mạng và kết hợp để chống lại chúng tôi và các đối tác của chúng tôi.”
NATO lần đầu tiên đã chỉ ra Trung Quốc là một trong những ưu tiên chiến lược của NATO trong thập niên tới.
"Về cơ bản, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng quân sự, bao gồm vũ khí hạt nhân, bắt nạt các nước láng giềng, đe dọa Đài Loan ... giám sát và kiểm soát công dân của chính họ thông qua công nghệ tiên tiến, đồng thời truyền bá những lời nói dối và thông tin sai lệch của Nga", Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói ngày 29/6.
"Trung Quốc không phải là kẻ thù của chúng tôi," Stoltenberg nói, "nhưng chúng tôi phải nhìn rõ những thách thức nghiêm trọng mà Trung Quốc đặt ra."
Đáng chú ý, Văn kiện Khái niệm Chiến lược, vừa công bố ngày 29/6, dường như vẫn để ngỏ khả năng cho Ukraine gia nhập NATO một ngày nào đó.
Văn kiện có đoạn viết như sau: “An ninh của các quốc gia mong muốn trở thành thành viên của Liên minh gắn liền với an ninh của chính chúng tôi.”
“Chúng tôi hết sức ủng hộ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ. Chúng tôi sẽ tăng cường đối thoại và hợp tác chính trị với những nước muốn tham gia Liên minh, giúp tăng cường khả năng phục hồi của họ trước sự can thiệp của kẻ xấu, xây dựng năng lực của họ và tăng cường hỗ trợ thiết thực của chúng tôi để thúc đẩy khát vọng của họ ở châu Âu-Đại Tây Dương.”
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển quan hệ đối tác của mình với Bosnia và Herzegovina, Georgia và Ukraine để thúc đẩy lợi ích chung của chúng tôi đối với hòa bình, ổn định và an ninh châu Âu-Đại Tây Dương.”
“Chúng tôi khẳng định lại quyết định mà chúng tôi đã đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Bucharest năm 2008 và tất cả các quyết định tiếp theo đối với Georgia và Ukraine.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61989763?at_custom4=D0D5B61A-F7E3-11EC-B794-8A7CFC756850&at_custom2=facebook_page&at_medium=custom7&at_campaign=64&at_custom3=BBC+Vietnam&at_custom1=%5Bpost+type%5D&fbclid=IwAR2G3amGifDts5RdMrnW5aQLiq_ychxYs2-l5PL5cTrPN2crHdRKQ0xEpr0