Anh
Quốc - những người ủng hộ Tây Tạng tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thích Vân
Phong
London,
England, hôm thứ Bảy, 19/09/2015 – Vào buổi sáng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã đặt
chân cất bước trên hành trình hoằng pháp từ một chuyến phà Millbank Millennium
Pier gần Tate Britain, đến The O2 Arena khoảng 10 dặm phía hạ lưu.
Dưới
bầu trời màu xám, cuộc hành trình đã đưa Ngài qua nhiều di tích ở Luân Đôn, từ
nhà Quốc Hội đến các nơi như Lambeth Palace, London Eye và Shard, và cuối
cùng là O2 Arena. Khi lên bờ tại Greenwich Yacht Club, Ngài lên xe đi một đoạn
ngắn là đến The O2 Arena.
Cuộc
họp mặt đầu tiên của đức Đạt Lai Lạt Ma đã được sự chào đón của hơn 700 người
Tây Tạng từ Anh Quốc và các nước từ Bắc Âu.
Bước
vào nhà hát O2 Indigo, chư Tăng và Cư sĩ Phật tử Tây Tạng trên tay choàng khăn
ấn màu trắng và đồng kính chào đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần
tối cao của dân tộc Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma nở nụ cười hoan hỷ chắp tay
chào đại chúng và đăng lâm Bảo tọa để kiểm tra nội dung báo cáo của Cư sĩ
Tsering Passang và Cư sĩ tuyên bố rằng: “Chúng ta người Tây Tạng có một kết nối
nhân duyên đặc biệt được sinh ra tại đất nước Tây Tạng dưới sự lãnh đạo tinh
thần tối cao của đức Đạt Lai Lạt Ma.
Chúng
ta đồng thống nhất cùng Ngài. Chúng ta đang hết sức mình để góp phần vào cuộc
đấu tranh vì nhân dân Tây Tạng”.
Báo
cáo nêu rõ rằng có hơn 700 người Tây Tạng tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh ngày hôm
nay, và những thế hệ thứ 3 dưới 18 tuổi. Cư sĩ đã nêu lên các nguồn tài trợ và
sự hỗ trợ của Vương Quốc Anh đã chu cấp học bỗng để góp phần vào việc giáo dục
đào tạo của cộng đồng Tây Tạng. . .
Đức
Đạt Lai Lạt Ma hoan hỷ phúc đáp rằng: “Trong giai đoạn lịch sử khó khăn này của
chúng ta không thể làm gì nhiều được. Nhưng tôi cố hết sức bổn phận của mình,
và quý vị đặt niềm tin nơi tôi.
Theo
những phát hiện Khảo cổ học, nền văn minh Tây Tạng cổ xưa. Vị Hoàng đế Songtsen
Gampo (Tùng Tán Cán Bố- སྲོང་བཙན་སྒམ་པོ་
617-649), là người sáng lập của đế quốc Tây Tạng, vị vua triều thứ 33 của người
Tạng.
Ông
cùng đệ nhất Vương hậu Bhrikuti Devi (Xích Tôn) công chúa Nepal và đệ nhị Vương
hậu Munchang Kongcho (Văn Thành) công chúa Trung Quốc được người Tây Tạng tôn
sùng, được cho là 3 người có ảnh hưởng lớn, chấn hưng Phật giáo Mật tông tại
Tây Tạng.
Cùng
với vị Hoàng đế anh minh cùng với đệ nhất Vương hậu Bhrikuti Devi (Xích
Tôn) công chúa Nepal và đệ nhị Vương hậu Munchang Kongcho (Văn Thành) công chúa
Trung Quốc - hai người vợ của ông có vai trò rất quan trọng cho việc phát triển
Phật giáo Mật Tông. Trong Phật giáo Tây Tạng - Ông cùng 2 người vợ này được xem
là Tam Thánh Mật Tông giáo.
Songtsen
Gampo (Tùng Tán Cán Bố- སྲོང་བཙན་སྒམ་པོ་
617-649) là vị Hoàng đế vĩ đại nhất của người Tây Tạng, từ khi Songtsen Gampo
(Tùng Tán Cán Bố) lên ngôi, Tây Tạng hưng thịnh chưa từng có, và cùng với hai công
chúa nước ngoài, ông không những đọc được và hiểu kinh sách tiếng Phạn mà còn
gửi người đi tu học ở Ấn Độ, dịch kinh sách. Căn cứ trên tư tưởng Phật Giáo,
Hoàng đế Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố) ban bố "Thập Thiện" và
"Thập lục yết luật" để dân chúng thi hành. Nhiều học giả cho rằng, kể
từ đây nước Tây Tạng mơi thoát ra khỏi tình trạng hoang sơ hoang dã.
Đến
thế kỷ thứ 8, đức vua Trisong Deutsan (Ngật lật song Đề tán- ཁྲི་སྲོང་ལྡེ་བཙན, 742-798) nhận
ra rằng Phật giáo có nguồn gốc ở Ấn Độ và ngài đã chuyển hướng tìm hiểu và
tu học trực tiếp từ Ấn độ. Đức vua đã thỉnh mời đại Phương trượng
Shantarakshita, Viện trưởng của Đại học Nalanda và ngài đã bắt đầu đảm nhận
trọng trách hoằng dương Phật giáo rộng khắp miền đất tuyết. Ngài là
một học giả vĩ đại, bậc sáng lập nên truyền thống Yogachara – Svatantrika –
Trung Quán luận, truyền thống đã hợp nhất tri kiến của đạo sư Long Thọ
và Vô Trước với logic học và nhận thức luận của ngài Pháp Xứng. Ngài cũng
bắt đầu dự án dịch văn học Phật giáo Ấn Độ sang ngôn ngữ Tạng, hệ thống
này được kết tập trong các bộ Kangyur và Tengyur. Ngài trước tác các
bộ luận “Tràng hoa lý Trung đạo” và “Thực tại Tập luận” mà ngày nay
chúng tôi vẫn tiếp tục tu học; công trình đầu tiên bàn về các vấn đề
triết học và công trình thứ hai về vấn đề logic và nhận thức luận Phật
giáo.
Đệ
tử của đại Phương trượng Shantarakshita là ngài Kamalashila, một học giả
uyên bác, cũng đã được thỉnh mời tới hoằng pháp sau đó. Ngài đã trước
tác bộ luận “Ngọn Hải đăng của truyền thống Trung đạo” và một bộ
luận về tác phẩm “Thực tại Tập luận” của bậc thầy mình. Hai đạo sư
này đóng vai trò chính cho việc thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng. Quý ngài
đã thành lập giới luật là nền tảng của giáo lý tại đây.
Đạo
sư Liên hoa sinh (Guru Padmasambhava) có vai trò khiển trừ và điều phục
các thế lực gây chướng ngại cho sự phát triển của Phật giáo. Ngày
nay ngài cùng với đại Phương trượng Shantarakshita và đức vua Trisong
Deutsan được tôn kính là ba vị đặt nền móng cho các dòng Phật giáo Tạng
truyền.
Tu
viện Samye được thành lập bên bờ sông Yarlung Zangbo thuộc tỉnh Shannan với các
bộ phận riêng biệt cho dịch thuật giới luật là như vậy”.
Về
hệ thống giáo dục Phật giáo Tây Tạng, Ngài chia sẻ rằng:
“Chúng
tôi phải tiếp tục cố gắng, đặc biệt là các vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni.
Chúng ta cần phải tự hào về truyền thống của
chúng ta mà không kiêu ngạo. Bạo quyền Cộng sản Trung Hoa đã tra tấn dã man và
giết hại người Tây Tạng trong nhiều năm qua, nhưng tinh thần của chúng ta vẫn
hùng dũng bất khuất. Chúng ta đang gặp nhiều khó khăn. Chúng ta cần phải gìn
giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước mình và đặc biệt quan tâm đến
việc giáo dục cho thế hệ kế thừa tương lai của Tây Tạng”.
Gặp
gỡ trong một căn phòng với những người ủng hộ Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma bắt
đầu chia sẻ mối lo ngại bởi bạo quyền Cộng sản Trung Hoa khai thác khoáng sản
trái phép và gây ô nhiễm nước sông Tây Tạng, với những nỗ lực của mình để bảo
vệ môi trường mỏng manh của Tây Tạng. Ngài nói rằng vì sự mong manh của môi
trường ở độ cao bất kỳ thiệt hại đã diễn ra sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi
hơn những nơi khác. Ngài đề cập đến các nhà sinh thái học khẳng định rằng cao
nguyên Tây Tạng rất quan trọng đối với khí hậu toàn cầu như Bắc và Nam
cực. Gọi là cực thứ ba. Ngài lưu ý rằng khoảng 1 tỷ người khắp châu Á
đang phụ thuộc vào nguồn nước từ các con sông ở thượng nguồn Tây Tạng.
Ngài
nói: “Phật giáo đến với Tây Tạng và chuyển hóa đất nước Tây Tạng trở thành một
nền văn hóa hòa bình và không bạo lực. Đây là một cái gì đó thật sự có giá trị
trong thế giới ngày nay. Trung Hoa cần một nền văn hóa như vậy. Đó là một
truyền thống của một quốc gia Phật giáo và hiện nay có khoảng 400 triệu Phật tử
Trung Hoa, nhiều người trong số họ quan tâm đến Phật giáo Tây Tạng. Nhiều người
trong số những người muốn thỉnh tôi đến Trung Hoa cộng sản”.
Ngài
nói rằng Tây Tạng rất khiêm tốn về vật chất và nhu cầu cần phát triển. Có thể
có những lợi ích lẫn nhau còn lại từ Tây Tạng với Trung Hoa. Có những thanh
niên Tây Tạng và những người khác cho rằng họ cần chiến đấu cho sự Độc lập chủ
quyền của Tây Tạng đó là quyền của họ, nhưng họ phải thực tế.
Ghi
nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lịch sử Vương Quốc Anh và Tây Tạng Ngài nói:
“Tôi rất hạnh phúc khi biết rằng chúng ta có những người bạn lâu đời như vậy.
Hãy
giúp chúng tôi để duy trì các giá trị tâm linh và kiến thức của chúng
tôi. Họ có thể giúp đỡ to lớn không chỉ cho cho chúng ta mà còn cho cả người
dân Trung Hoa nữa”.
Sau
khi ăn trưa, đức Đạt Lai Lạt Ma được hơn 10 nghìn khán giả vỗ tay cổ vũ để cung
nghinh Ngài bước lên sân khấu O2 Arena. Một phụ nữ Tây Tạng trẻ tuổi dẫn
đầu tụng một bài kinh cầu nguyện cho sự trường thọ của Ngài, trước khi giới
thiệu, Ngawang Ludru, một cựu tu sĩ từ Amdo.
Ông
đã thực hiện một bài hát sâu sắc tiếp theo là một trong những sáng tác riêng
mình, trong đó ca ngợi đức Đạt Lai Lạt Ma là ánh quang minh của thế kỷ 21,
và là linh hồn của người dân vùng đất của xứ Tuyết. Tiếp theo, một nhóm
52 trẻ em Tây Tạng độ tuổi từ 06 đến 14 tuổi đồng vang ca một bài hát để mong
mỏi cho sự tái hợp của người Tây Tạng ở quê nhà và chấm dứt mọi khổ đau của họ.
Đứng
trước sân khấu, Ngài cầm miro bắt đầu với giọng từ tốn rằng:
“Anh em thân mến! Tôi rất hạnh phúc khi có cơ hội
cùng chia sẻ một số suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi với hơn 10 nghìn thính
chúng nơi đây. Và khi nói đến các buổi Pháp thoại là có những câu hỏi thắc mắc
của quý vị và tôi sẽ trả lời, tôi hy vọng sẽ được học được điều gì từ quý vị.
Tôi đánh giá rất cao các nhà tổ chức để tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội
này, tôi vô cùng cảm ơn quý vị đã đến đây để cùng chia sẻ Pháp thoại.
Tôi chỉ là một trong những thành viên của 7 tỷ
người cùng chung sống chan hòa trên hành tinh này. Tất cả chúng ta đều cùng một
thể chất, tinh thần và tình cảm như nhau. Chúng ta đều phải đối mặt với vấn đề
này, nhưng chúng ta cũng có tiềm năng để đối phó với họ. Các nhà Khoa học đã
chỉ ra rằng ngay cả những em bé nhỏ cũng cần đáp ứng sự tích cực của sự giúp
đỡ, và biết sợ từ các hình ảnh về sự tác hại, cho thấy tính chất cơ bản của con
người là Từ bi và tốt.
Thông thường chúng ta cũng đều thấy điều này.
Nhìn vào các nước láng giềng của quý vị. Họ có thể là khá giả, nhưng nếu họ
thiếu một cảm giác ấm lòng từ tâm, nếu họ có xu hướng nghi ngờ lẫn nhau, họ sẽ
không hạnh phúc, trong khi những người tin tưởng và trái tim ấm áp rõ ràng là
hạnh phúc”.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người
trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ
của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một
số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết
bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời.
Ngài
chia sẻ thêm rằng:
“Tôi
muốn sống một cuộc sống hạnh phúc và những người khadc cũng muốn có được cuộc
sống hạnh phúc. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều có quyền để tự xây dựng. Tôi
tin rằng nếu tất cả chúng ta đều nỗ lực và có tầm nhìn lâu dài về tương lai,
chúng ta có thể chuyển hóa một thế giới tốt đẹp hơn”.
Bây
giờ để giành thời gian cho quý vị có những câu hỏi thắc mắc. Những câu
hỏi và trả lời (Lược bỏ).
Trước
khi kết thúc sự kiện, Cư sĩ Ian Cumming, một nhiếp ảnh gia người Anh dâng lên
một chiếc bánh Kính mừng Sinh nhật và chúc Khánh tuế đức Đạt Lai Lạt Ma 80 tuổi
và đề nghị đại chúng cùng vang ca bài hát "Happy Birthday”.
Đại
chúng đồng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ giả Đại chúng và rời
khỏi sân khấu bước lên xe trở về Greenwich Yacht Club, nơi các thành viên chào
đón Ngài.
Chùm
ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp những người ủng hộ Tây Tạng tại The O2 Arena,
Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. Trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng chia sẻ
Phật sự với đức Đạt Lai Lạt Ma:
Cộng đồng Tây Tạng cung
nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn,
Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)
Cuộc họp của đức Đạt Lai
Lạt Ma với các thành viên của cộng đồng Tây Tạng tại The The O2 Arena,
Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)
Cuộc họp của đức Đạt Lai
Lạt Ma với những người ủng hộ Tây Tạng tại The The O2 Arena, Greenwich, Luân
Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)
Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm
ơn một nhóm trẻ em Tây Tạng, The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc
Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)
Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm
ơn một nhóm trẻ em Tây Tạng, The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc
Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)
Đức Đạt Lai Lạt Ma với
thông dịch viên Geshe Tashi Tsering và Dan Goleman điều hành giải đáp những câu
hỏi của thính chúng suốt buổi Pháp thoại, The The O2 Arena, Greenwich, Luân
Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)
Cư sĩ Ian Cumming, một
nhiếp ảnh gia người Anh dâng lên một chiếc bánh Kính mừng Sinh nhật và chúc
Khánh tuế đức Đạt Lai Lạt Ma 80 tuổi và đề nghị đại chúng cùng vang ca bài hát
"Happy Birthday”, The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh.
19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)
Quan cảnh từ The 02
Arena trở vền bến phà Millbank Pier, The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn,
Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từ
giã các thành viên của công chúng khi rời khỏi hiện trường, The The O2 Arena,
Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)