„…40 năm sau ngày Saigon thất thủ, chúng ta nên thấm nhuần một bài
học về cái giá quá đắt phải trả, khi nước Mỹ đã từ chối không chịu đánh cho ra
trò cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa.“
If South Vietnam were
free today!!!
Nếu Việt Nam Cộng Hòa
còn tồn tại!!!
Josh Gelernter (National
Review)
(Tường Giang chuyển ngữ)
Thử nhìn phần còn lại
của vùng Đông Nam Á và hãy tưởng tượng Miền Nam Việt Nam đã ra như thế nào.
Ngày 30 tháng tư sẽ là ngày kỷ niệm 40 năm Saigon thất thủ. Bốn mươi năm Hoa
kỳ đã bỏ rơi Miền Nam VN, có thể đa số mọi người đều chấp nhận rằng trong lịch
sử nước Mỹ, việc can thiệp vào Đông Nam Á là một điều sai lầm.
Dư luận quả quyết rằng đó hiển nhiên là một lỗi
lầm, và một vài người bảo thủ xem điều đó như một điểm cần bàn cãi. Khi các nhân
vật đảng Cộng Hòa nói về Việt Nam, họ bênh vực cho đám lính tàn ác. Đôi khi
cũng có một người nào đó nêu ra chuyện tổng tấn công Tết Mậu Thân như là một
chiến thắng của quân đội Mỹ. Đôi khi, biến cố Mỹ Lai cũng được đưa ra như một
cách để làm quân bình lại hàng nghìn những chuyện tương tự, hoặc tệ hơn, đó là
tội ác của Cộng Sản Bắc Việt và Việt cộng (MTGPMN).
Ít có người nêu ra rằng một khi Creighton Abrams
thay thế William Westmoreland làm tư lệnh Lực Lượng Yểm Trợ Quân Đội Mỹ thì chúng
ta bắt đầu chiến thắng trong cuộc chiến – và cũng vì từ chối giữ đúng lời hứa
của chúng ta với VNCH sau hội đàm Paris, mà quốc hội đã đẩy Miền Nam VN ra khỏi
những chiến thắng quân sự và trở nên bại trận.
Thay vì tranh luận những chuyện này, thì tôi xin
đơn cử ra vài sự thật về một Đông Nam Á tiến bộ ngày nay. Sau khi chính sách
thuộc địa dãy chết vào cuối thế chiến thứ hai, thì Đông Nam Á đã tự chuyển mình. Hoa kỳ đã ủng
hộ 3 chính phủ chống lại cộng sản trong cuộc xâm lăng của chủ nghĩa Maxist: Chúng
ta đã ủng hộ Cộng Hòa Trung Hoa (Trung Hoa Dân Quốc) chống lại Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa (Trung cộng), chúng ta đã yểm trợ Cộng Hòa Hàn quốc (Nam Hàn)
chống lại Dân Chủ Cộng Hòa Hà quốc (Bắc Hàn, Triều Tiên), và chúng ta đã yểm
trợ Việt Nam Cộng Hòa chống lại Cộng Sản Bắc Việt (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).
Có nghĩa là: Đài Loan chống lại Trung cộng, Nam
Hàn chống lại Bắc Hàn, và Miền Nam Việt Nam chống lại Cộng Sản Bắc Việt. Hai
trong số 3 quốc gia “cộng hòa” vừa kể đó đã là những quốc gia phát triển cao
độ, là những xứ thịnh vượng và tự do nhất trên thế giới.
Một trong những chỉ trích chính yếu của phe phản
chiến chống lại sự yểm trợ của Hoa kỳ đối với Miền VN là vì “chính phủ Miền Nam
không có dân chủ”. Điều đó là sự thật, vì chính quyền được điều hành bởi các
tướng lãnh với một sự cộng tác của những thành phần dân sự. Tuy nhiên một tiếng
nói phản chiến từ dân biểu đảng Dân chủ Leo Ryan lại cho rằng: ”Mặc dù Miền Nam không
hề là thành lũy cho những cơ bản dân chủ, nhưng những cáo buộc về nhân quyền bị
vi phạm ở đây phải nói là đã bị thổi phồng.“
Đã có những tiếng nói chính trị và báo chí đối
lập. Chắc chắn là đã có một số tù nhân chính trị, nhưng những điều đó không có
tính phổ quát, và các lãnh tụ đối lập không hề sống trong sợ hãi”. Điều đáng vui
là “kinh tế thị trường” có khuynh hướng đưa đẩy những quốc gia chưa tụ do đi về
đúng hướng.
Cũng như Việt Nam Cộng Hòa, Trung Hoa Dân Quốc
(Đài Loan) và Nam Hàn cũng đã trải qua thời kỳ độc tài. Nam Hàn có lúc
nằm dưới sự cai trị của Tổng thống Phác Chính Hy, từ cuộc đảo chính năm 1961
cho đến khi ông bị ám sát vào năm 1979. Chính phủ của ông từng đàn áp chính
trị, nhưng đã xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh, và trở thành nền tảng
cho nền dân chủ mạnh mẽ và đó là Nam Hàn của ngày nay.
Cũng như thế, Đài Loan cũng được cai trị dưới
bàn tay thép của Tướng Tưởng Giới Thạch, cho đến khi ông qua đời năm 1975. Cũng
như Phác Chính Hy, chế độ của Tưởng Giới Thạch cũng bị mang tiếng bởi những đàn
áp, nhưng cũng đã tạo nên một Đài Loan thịnh vượng – và tiếp nối dưới sự lãnh
đạo của người con trai ông là Tưởng Kinh Quốc, thì Trung Hoa Dân Quốc đã chuyển
mình là một xứ hoàn toàn có tự do, một quốc gia Cộng Hòa Dân Chủ – nhưng xấu hổ
thay, lại bị Liên Hiệp Quốc loại ra ngoài vòng của một quốc gia được công nhận,
chỉ vì ngả về một Trung quốc cộng sản độc tài !
Tuy nhiên, khi dùng cán cân đo lường của chính
Liên Hiệp quốc là “Human Development Index formula (để tính mức sống của người
dân) thì Đài Loan là quốc gia thứ 21 phát triển nhất trên thế giới. Cả Nam Hàn và
Đài Loan đều vượt trên những xứ nhỏ tại Âu châu như Áo quốc, Bỉ, Lục Xâm Bảo, Ý
Đại Lợi, và Phần Lan.
Riêng Nam Hàn còn vượt quá Nhật Bản, Pháp, và Do Thái. Mặc dù bị giới
hạn những tài nguyên quốc gia, Đài Loan đứng thứ 19 của những xứ có tổng sản lượng
quốc gia cao nhất thế giới: 45 ngàn 854 dollars cho mỗi đầu người trong một
năm, vượt quá cả Canada, Đan Mạch, Bỉ, Pháp, Anh quốc, Nhật Bản và Ý Đại Lợi.
Cũng tương đối ít tài nguyên, mà Nam Hàn cũng
đứng thứ 30, vượt trên cả Tân Tây Lan, Tây Ban Nha, và cả hai phần của hai quốc
gia trước kia có tên là Tiệp Khắc. Hãy so sánh với các quốc gia cộng sản, Trung
cộng nằm kém dưới Đài Loan 70 nấc thang, thua cả Turkmenistan, Algeria, Libya,
the Maldives, và Iraq. Còn Bắc hàn thì nằm gần sát đáy, ở dưới cả Zimbabwe,
Rwanda và Haiti.
Về phát triển nhân lực, Trung cộng cũng nằm dưới
Đài Loan 70 nấc thang, thua cả Tunisia, Peru, Grenada, và Azerbaizan. Phát
triển nhân lực của Bắc hàn thì quá rõ ràng là không thể tính được chính xác. Và
so sánh với anh Cộng Sản Việt Nam hiện đang được Mỹ cho dựa lưng, Việt Nam nằm
thứ 122 trên nấc thang phát triển nhân lực, đứng sau Syria, Iraq, Moldova, và
Gabon, và đứng thứ 126 trên lợi tức mỗi đầu người, thua cả anh Congo,
Swaziland, Dominica, và Albania. Có lẽ đây là hậu quả của việc chiếm đất dân,
đàn áp thành phần giáo chức và trí thức.
Quan trọng hơn vấn đề kinh tế, hãy nhìn về cái
tự do tương đối của người dân. Đài Loan và Nam Hàn thì có tự do bầu cử, độc lập
tư pháp, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do hội họp, và tự do ngôn luận. Từ anh Trung
cộng đến anh CS Bắc hàn đề không có những quyền tự do này. Và dĩ nhiên, cả anh
Việt Nam CS cũng vậy, khi mà Đảng nắm hết quyền tuyển và bầu cử, tòa án, và còn
tiếp tục bắt bớ cầm tù liên hệ đến chính trị và tôn giáo.
Hãy tưởng tượng nếu Việt Nam Cộng Hòa còn tồn
tại, thì ngày nay sẽ ra sao. Việt Nam đang đứng thứ 13 về dân số thế giới với
hơn 90 triệu người. Khoảng phân nửa dân số này có thể là đang sống trong một ít
tự do, thịnh vượng nào đó như Nam hàn và Đài Loan. (có thể còn thịnh vượng hơn
vì nguồn tài nguyên còn dồi dào hơn là Nam Hàn và Đài Loan, vì mỏ dầu hỏa ngoài
khơi. Vỡ lẽ ra, như người ta thường nói, chuyện rõ như ban ngày – và như vậy,
hoàn toàn không dính dáng gì đến hoàn cảnh của những năm ’60 hay ’70, thì trong
năm 2015 này, đã tỏ tường rằng chuyện Hoa kỳ chiến đấu bảo vệ Miền Nam là điều
đúng và cần phải làm.
Và đã đến lúc càng nhiều người nói về chuyện đó
– đặc biệt là các chính trị gia và những nhà giáo dục Hoa kỳ, và cũng đặc biệt
là các cựu chiến binh chiến đấu tại VN đã ngày càng già thêm. Và bởi vì, 40 năm
sau ngày Saigon thất thủ, chúng ta nên thấm nhuần một bài học về cái giá quá
đắt phải trả, khi nước Mỹ đã từ chối không chịu đánh cho ra trò cho một cuộc
chiến đầy chính nghĩa.
(Josh Gelernter
writes weekly for NRO and is a regular contributor to The Weekly
Standard)