04.02.2016

VIỆT NAM SẼ BÌ BỎM TRONG VŨNG LẦY DỐI TRÁ VÀ ẢO TƯỞNG - Đại-Dương

„Không chịu cải cách chính trị nên Việt Nam sẽ dựa vào trí tuệ tối tăm của Nguyễn Phú Trọng và 4 triệu rưởi đảng viên cộng sản vốn có lịch sử lộng hành, thao túng, tư lợi, mất nhân tính. Việt Nam cố tình bỏ quyên hoặc chén ép trí tuệ của 93 triệu dân và chất xám hải ngoại.“

VIỆT NAM SẼ BÌ BỎM TRONG VŨNG LẦY DỐI TRÁ VÀ ẢO TƯỞNG
            
Đại-Dương

Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc hôm 28-01-2016 sau một thời gian ồn ào, lắm tin vịt, nhiều hoả mù dưới chiếc gậy điều khiển của Bộ Chính trị.

Tất cả 1,500 đại biểu thay mặt cho 4 triệu rưởi đảng viên cộng sản đã bầu 200 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, 19 uỷ viên Bộ Chính trị, Tứ trụ triều đình.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, độc diễn đã đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa với số phiếu gần 100%. Lần đầu tiên, một tổng bí thư Việt Nam mở cuộc họp báo quốc tế sau khi đắc cử.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thuộc Đại học New South Wales của Úc cho rằng bài Diễn văn của Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội 12 dài 10,242 từ mà chữ “đảng” được nhắc nhiều nhất tới 107 lần.

Vì thế, không hề có bảo thủ và cấp tiến trong giới cầm quyền như dư luận gán ghép mà đối với 1,500 đại biểu chỉ đặt sự tồn vong của ĐCS quan trọng hơn hết.

Người cộng sản và trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứng tỏ là một đảng thống trị chứ không phải một tổ chức phục vụ cho lợi ích của dân tộc và quốc gia.

Cách trả lời của Nguyễn Phú Trọng với báo chí, kiểu bỏ phiếu trong Đại hội 12, các phân tích và bình luận từ các nhà trí thức xã hội chủ nghĩa đã bộc lộ bầu không khí dối trá, ảo tưởng bao trùm Việt Nam.
Bị hỏi về cảm nghĩ khi được tái cử, Nguyễn Phú Trọng đáp “Tôi rất bất ngờ được bầu làm tổng bí thư … tuổi đã cao, sức khoẻ và trình độ cũng có hạn, đã xin nghỉ … nhưng đảng giao thì phải chấp hành”.
Nhóm chữ “kế thừa” do Nguyễn Phú Trọng sáng chế để tạo điều kiện độc diễn vì có ai trong Bộ Chính trị đủ điều kiện hơn vị tổng bí thư đương nhiệm?

Tất cả các biện pháp sắp xếp nhân sự cao cấp cho Đại hội 12 được áp dụng từ các Hội nghị Trung ương nhằm tạo ra môi trường độc diễn cho Nguyễn Phú Trọng.

Lê Duẩn liên tục giữ chức vụ bí thư và tổng bí thư suốt 26 năm (1960-1986) nhờ phối hợp chặt chẽ với Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương 26 năm (1956-1982).

Sau Lê Duẩn chỉ có Nông Đức Mạnh giữ 2 nhiệm kỳ tổng bí thư (2001-2011).

Nguyễn Phú Trọng muốn hơn Nông Đức Mạnh nên nói với báo chí “đào tạo thế hệ trẻ trong 2 hoặc 3 hoặc 5 năm chỉ là ảo tưởng” hàm ý có thể tiếp tục giữ vai trò tổng bí thư mãi mãi vì Lào vừa có tổng bí thư 79 tuổi.

Phóng viên Đài BBC phỏng vấn 2 vị tiến sĩ thuộc 2 trường Đại học của Trung Quốc đang có mặt, được trả lời “Hà Nội không đặt cửa vào Hoa Thịnh Đốn mà cân bằng Mỹ-Trung. Ông Trọng chiến thắng không làm chúng tôi ngạc nhiên”.

Bắc Kinh đã chặn đứng xu hướng thân Mỹ của Hà Nội, và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với giới lãnh đạo Việt Nam vẫn vô cùng hữu hiệu.

Sau kết quả Đại hội 12, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phái Đặc phái viên Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại sẽ thăm Lào và Việt Nam để chuyển lời khen ngợi và chỉ thị về đường hướng tương lai.

Thông tấn xã AFP hỏi “ông có nghĩ dưới sự lãnh đạo của ông và Bộ Chính trị mới thì Việt Nam sẽ dân chủ và giàu mạnh hơn hay không?
Tổng bí thư tái cử cho biết “Đảng Cộng sản lãnh đạo có dân chủ nhờ nguyên tắc tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách. Một số nước dân chủ mà cá nhân quyết định tất, thế thì ai dân chủ hơn ai?”.
Căn bệnh lú lẫn của Nguyễn Phú Trọng quả thật hết thuốc chữa.
Điều 28 của Hiến pháp Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 viết “Công dân có quyền và được Nhà nước tạo điều kiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội”.

Điều 25 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị viết “mọi công dân đều có quyền và có cơ hội được tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển chọn” Việt Nam đã ký kết Công ước này từ năm 1982.

Nhưng, công dân Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được phép “tự do tuyển chọn”, “tự do ứng cử” mà chỉ được quyền trong khuôn khổ “đảng cử, dân bầu”. Quyền công dân bị đảng thống trị tướt đoạt trắng trợn.

Sinh hoạt trong Đảng Cộng sản chỉ mang tính chất phân chia địa vị và quyền lợi trong giới thống trị mà chẳng hề phản ánh tinh thần dân chủ.
Không một nước dân chủ nào mà chỉ có một đảng chính trị độc tôn. Đảng chính trị không tồn tại nhờ ngân sách quốc gia như Đảng Cộng sản Việt Nam mà nhờ sự ủng hộ và tin tưởng của dân chúng.

Cử tri có điều kiện so sánh khả năng, tư cách và chính sách của từng ứng viên trước khi bỏ phiếu.

Mỗi ứng viên đều bị xem xét lý lịch cá nhân từ khi mới sinh và những hành động đã làm, hành vi xử thế mà không bị hạn chế, cản trở.
Công dân tự do chọn lựa dân biểu, nghị sĩ, tổng thống. Ai không hoàn thành nhiệm vụ theo sự ký thác của dân chúng dễ bị rớt đài trong lần tới.

Đảng nào đưa ra chính sách ích quốc, lợi dân hơn sẽ được cử tri dồn phiếu cho làm “đầy tớ của dân” có nhiệm kỳ. Ai làm tốt sẽ được tái cử và ngược lại.

Tuy tổng thống trong chế độ dân chủ có quyền hạn cao nhất, nhưng, không phải chính sách nào, đường lối nào đưa ra cũng phải được thi hành vô-điều-kiện. Hệ thống chính trị tam quyền phân lập sẽ kiểm soát lẫn nhau và kịp thời điều chỉnh những các sai lầm.

Nghị quyết của ĐCS quy định Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020, nhưng, đã thất bại.

Nguyễn Phú Trọng sáng tác ra nhóm chữ “sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại” mà không xác định mốc thời gian giống như kiểu “quá độ lên chủ nghĩa xã hội” để dư luận không thể chỉ trích một cách cụ thể.

Tổng bí thư tái cử khoe với AFP “gần 100% uỷ viên Trung ương đảng có trình độ Đại học hoặc trên”. Nhưng, chính họ đã đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, chính phủ, nhà nước, đoàn thể đã làm cho Việt Nam trở thành hổ sút móng. Có lý do chính đáng nào để tin rằng họ sẽ làm tốt hơn trong tương lai?

Tổng bí thư phải chịu triệt để và toàn bộ trách nhiệm về tình hình bi đát của Việt Nam vì ở vị trí quyết định cuối cùng về phân bố nhân sự và ban hành chính sách. Lẽ ra, Nguyễn Phú Trọng phải xin lỗi quốc dân và từ chức nếu có tư cách.

Hồ Chí Minh tạ lỗi sau vụ Cải cách ruộng đất, nhưng, bắt Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Nguyễn Văn Lương làm vật tế thần để duy trì chiếc ghế Chủ tịch.

Nghiên cứu văn kiện Đại hội 12 và khả năng giới thống trị khó ai thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Việt Nam sẽ bị lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Bị 11 nước trong Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương chèn ép hợp pháp vì Việt Nam kém phát triển nhất nên khó cạnh tranh bình đẳng, ngay cả trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Không chịu cải cách chính trị nên Việt Nam sẽ dựa vào trí tuệ tối tăm của Nguyễn Phú Trọng và 4 triệu rưởi đảng viên cộng sản vốn có lịch sử lộng hành, thao túng, tư lợi, mất nhân tính. Việt Nam cố tình bỏ quyên hoặc chén ép trí tuệ của 93 triệu dân và chất xám hải ngoại.

Không nước nào phát triển mà chẳng dựa vào sức mạnh của toàn dân.
Với chiêu bài “ổn định để phát triển”, Nguyễn Phú Trọng ra sức củng cố chế độ công an trị khi bố trí 4 tướng công an vào Bộ Chính trị. 

Giới quan sát quốc tế ghi nhận Việt Nam chẳng có sự thay đổi gì quan trọng, ngay cả nếu so sánh với cuộc “đổi mới” năm 1986 vì dân chúng không được phép trực tiếp bầu cử giới lãnh đạo quốc gia.

Họ cũng lưu ý gánh hát Nguyễn Phú Trọng sẽ thiết lập kỷ cương bằng cách cẩn thận chống lại “diễn biến hoà bình” mà các Tổ chức phi-chính-phủ, NGO bị coi như thủ phạm.

Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ nặng tay hơn với giới blogger và truyền thông.

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” từ ngày 29-01-2016, Bộ Công an bắt đầu điều tra Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam hình như nằm trong chiến dịch loại trừ đối thủ chính trị. 

Việt Nam đang cần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới mà với trí tuệ hạn hẹp như Nguyễn Phú Trọng tự thú, cùng đám cận thần thiếu kiến thức và khả năng e rằng tình trạng còn tệ hơn khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới.
                                       
Đại-Dương
Jan 29, 2016