„…từ
đầu năm tới giờ, bộ phận em đã xả tổng cộng 56 000 m3 nước thải công nghiệp. Sắp
tới, toàn nhà máy đi vào hoạt động mới kinh khủng anh ạ.“
Kỹ Sư Formosa Tiết Lộ
“Để đối
phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi
cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy
ngầm dưới biển..” – Một kỹ sư của Formosa tiết lộ và khẳng định rằng sau này khi đi vào
hoạt động, xả thải của Formosa sẽ khủng khiếp hơn nhiều.“
Minh họa đường
ống ngầm xả thải của KCN Vũng Áng. Ảnh đồ họa VTC14
Một thầy giáo có học trò hiện là kỹ sư môi trường tại Formosa vốn đang là
tâm điểm chú ý xung quanh vụ cá chết hàng loạt đã đăng tải trên Facebook cá
nhân của mình cảnh báo về xả thải của Formosa. Theo lời của kỹ sư này, thảm họa
vẫn chưa bắt đầu vì khi nhà máy của Formosa chính thức hoạt động, tình hình sẽ
thực sự đáng sợ!
Dưới đây là toàn văn bức
thư mà kỹ sư môi trường làm việc ở Formosa vốn là học trò của thầy giáo Lê Quốc
Châu ở Hà Tĩnh.
Lá thư đã được thầy Trần
Đình Trợ đăng lên FB của thầy để thông tin cho người dân Việt Nam về nguy cơ
kinh hoàng sắp xảy ra đối với chúng ta.
“…Nước thải là điều
không tránh khỏi trong phát triển công nghiệp. Nhưng đặc thù của công nghiệp nặng
là nước thải chứa rất nhiều hóa chất anh ạ. Các thiết bị trong nhà máy muốn vận
hành phải có nước làm mát, nếu không hỏng hết anh ạ.
Bộ phận em làm
mỗi giờ cần 40000 m3 nước làm mát thiết bị. Trên lý thuyết, bọn em sẽ xử lý,
sau đó tái sử dụng tuần hoàn cho đỡ tốn kém. Nhưng vì phải bảo vệ các thiết bị
kim loại và đường ống kim loại, bọn em phải thêm rất nhiều hóa chất vào đó anh ạ.
Hóa chất
sẽ có tác dụng chống ăn mòn kim loại, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn làm tắc
ống. Nói chung là, phải dùng nhiều hóa chất lắm. Và bây giờ, em nói đơn giản cho
anh hiểu nha. Việc dùng nước giống như anh ăn lẩu vậy. Càng về sau, nồi lẩu
càng mặn và đặc quánh. Do đó, bọn em phải xả thải thứ nước đặc hóa chất đó ra
biển đi, thêm nước mới vào hòa loãng nồng độ.
Việc
tách hóa chất khỏi nước là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Người ta
chỉ có thể lọc vật lý để làm trong nước thôi anh ạ. Người
không biết nhìn vào thấy nước trong tưởng sạch. Nhưng thực chất hóa chất còn
nguyên.
Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô
cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường
ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không
bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống
ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa anh ạ.
Thêm phong bì nữa là ok anh Châu ạ.
Em biết anh là
người tốt và biết nghĩ cho người nghèo nên em tin tưởng và chia sẻ với anh.
Mong anh giữ kín cho bọn em. Bọn em cũng yêu nước thương dân nhưng
cũng phải kiếm tiền nuôi gia đình nữa.
Cho anh thêm một
bí mật nữa, từ đầu năm tới giờ, bộ phận em đã xả tổng cộng 56 000 m3 nước thải
công nghiệp. Sắp tới, toàn nhà máy đi vào hoạt động mới kinh khủng anh ạ. Ngay
cả em cũng không thể biết, bọn Đài Loan xử lý bao nhiêu phần trăm trong
đó nhưng chắc chắn là ít lắm. Vì tách hóa chất trong nước là
vô cùng khó khăn và tốn kém.
Tuần sau có
đoàn của Bộ TNMT vào kiểm tra nhưng báo trước rồi thì vào không ăn thua lắm anh
ạ. Chỉ những người trong nghề mới biết được anh nà. Hy vọng đợt này, các ông
không ăn tiền mà làm ngơ. Cái khó của cơ quan Việt Nam là không biết trong nước
có những gì, lưu lượng bao nhiêu, quy trình xử lý như thế nào? Ngay cả bọn em,
nhiều công đoạn cũng không được biết. Chúng rất bí mật và cấm nhân viên quay
phim, chụp ảnh, phát thông tin ra ngoài, báo chí biết được sẽ làm khó công ty ”.
Cùng ngày, vừa có tin thêm 5 thợ lặn của Formosa phải nhập viện để kiểm
tra sức khỏe vì có vấn đề. Trước đó không lâu, anh Lê Văn Ngày (SN 1970, quê ở
thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) là công nhân của Công ty Cổ phần Xây dựng và
Cung ứng lao động quốc tế – (gọi tắt là Công ty Nibelc), một nhà thầu của Dự
án Formosa (có trụ sở ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình)
tử vong sau khi lặn xuống biển.
Người dân cũng phát hiện
cá voi chết ở bờ biển Thừa Thiên Huế vào 25/4. Trong khi đó, việc cá chết bất
thường ven biển các tỉnh miền Trung mà đặc biệt là xung quanh Khu công nghiệp
Formosa – Vũng Áng (Hà Tĩnh) khiến dư luận hoài nghi cái chết của thợ lặn này
chịu tác động bởi các độc tố từ biển mà nguyên nhân nghi do ống xả thải “khổng
lồ” dưới biển Vũng Áng gây ra.
Facebooker Nguyễn Huy Cường/Báo mới