“Xuyên suốt lịch sử
chiến tranh của đất nước, chưa một cuộc chiến nào khiến người bản địa phải chạy
trốn như cuộc chiến Nam-Bắc. Và từ đó
người Việt cứ bỏ xứ mà đi đến tận bây giờ.”
‘Những ngày cuối cùng ở Việt Nam’
Blog
Trong Lòng Hà Nội
Ảnh
minh hoạ: Một người Việt tị nạn cầu nguyện cho đất nước cạnh hàng rào với
60,000 nơ vàng vinh danh những người hy sinh trong chiến tranh Việt Nam trên
hàng không mẫu hạm USS Midway ở San Diego, ngày 26/4/2015.
Đây là tên một bộ phim tài liệu mới được sản xuất
trong năm 2014, tên gốc tiếng Anh là “The last days in Vietnam”, của đạo
diễn Rory Kennedy, được đề cử là phim tài liệu xuất sắc nhất năm 2015. Đây là
một bộ phim rất hay, và nếu được mô tả theo một cách khác, tôi muốn gọi
đây là bộ phim hay đến “nổi da gà”, bởi vì nó trình bày sự thật rần trụi
về quang cảnh cảnh những ngày cuối cùng tại thành phố từng được mệnh danh
là “hòn ngọc Viễn Đông” trước lúc nó vĩnh viễn biến mất khi bị miền Bắc
Việt Nam chiếm đóng vào tháng tư năm 1975. Xem bộ phim này quả là cách “ăn
mừng” độc nhất vô nhị của một cô gái Hà thành khi sắp đến ngày đại lễ của đất
nước, 30/4.
Phim được trình chiếu trên Netflix. Độc giả nào có tài
khoản trên đó thì hoàn toàn có thể vào xem. Tôi đã không thể dứt mắt dù chỉ 1
giây đồng hồ trong suốt bộ phim, vì dường như chỉ cần đưa mắt ra khỏi màn hình
TV, là có cảm giác như lỡ mất một con người, một gia đình không được lên chuyến
tàu rời khỏi đất Việt trong những ngày cuối cùng ấy. Hơn 40 năm đã trôi qua tôi
mới lần đầu được chứng kiến cả một mảng lịch sử về đất nước mình một cách rõ
ràng và chân thực đến như thế. Câu hỏi đặt ra từ đầu và cũng là câu hỏi chủ
chốt cho cả bộ phim: Who would go? And who would be left behind? - Những ai sẽ đi và những ai
sẽ bị bỏ lại?
Những người ở lại, tôi không
chỉ chứng kiến trên bộ phim mà còn được nghe kể trước đó, từ một người bạn
thân, về chính ông mình, bố mình, phải lột bỏ bộ quần áo, vứt đi đôi giày, đứng
trên phố nhìn về phía xe tăng cộng sản chạy nghênh ngang trên đường Sài Gòn.
Những người ở lại, họ khiếp sợ. Nỗi sợ đó không giống như sự khuất phục dành
cho những kẻ chiến thắng mình, mà như nỗi khiếp đảm khi nhìn về một con quái
vật lồng lộn điên cuồng. Còn những người dường như đã may mắn khi lên được con
tàu bỏ xứ, lại trải qua một mất mát khác khi gần cập bến đất liền phải chứng
kiến lá cờ Tổ quốc của mình bị kéo xuống, mãi mãi. Tất cả những người Việt Nam
khi đó lặng người, cùng giơ tay cúi chào.
Xuyên suốt lịch sử chiến tranh của đất nước, chưa một
cuộc chiến nào khiến người bản địa phải chạy trốn như cuộc chiến Nam-Bắc (hay còn gọi là “cuộc chiến
chống Mỹ cứu nước”.) Và từ đó người Việt
cứ bỏ xứ mà đi đến tận bây giờ. Lớp lớp thế hệ ra đi đó, được đánh đồng gọi chung là “những kẻ phản quốc”.
Nếu ngoảnh lại nhìn vào đất nước mình ngày hôm nay, nơi thủ đô đang mịt mù
không khí bị ô nhiễm bởi nhiễm độc thủy ngân, nơi vùng biển miền Trung đang
nhuốm màu đen đúa từ ống xả chất thải của nhà máy, xí nghiệp, nơi miền Tây nắng
nóng, đất cạn kiệt, khô cằn, nơi biển Đông mênh mông không rõ chủ quyền…đi kèm
là những câu trả lời không đầu không cuối của nhà chức trách, là lời nói vòng
vo trốn tránh từ các nhà lãnh đạo… khi đó chính chúng ta mới tự hỏi ai mới thực
sự là kẻ phản bội quê hương?
Người
biểu tình xuống đường tại Hà Nội với biểu ngữ phản đối công ty Đài Loan Formosa
Plastic thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung,
ngày 1/5/2016.
Có một bộ phận người Việt hiện nay, dẫu có hay không
thù hằn chính trị, nếu được chọn lựa, họ cũng không chọn lựa sống trên mảnh đất
quê hương của mình. Hàng trăm ngàn cô gái Việt vẫn cứ nộp đơn lên đại sứ quán
để xin làm dâu xứ người, bất chấp hàng loạt câu chuyện thương đau đã xảy đến
với một vài người trong số họ. Hàng triệu triệu thanh niên đi lao động bất chấp
lòng tự trọng về hình ảnh đất nước, cố tình ở lại bất hợp pháp dẫu phải trốn
chui lủi sớm chiều. “Cha chung không ai
khóc”, số
phận quê hương đất nước ra sao cũng chẳng còn mấy ai quan tâm, khi mà chính
người dân cũng đang chẳng thể lo lắng nổi cho số phận của chính mình và người
thân.
Những ngày này như ngày tận thế, và chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày mừng “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Tôi không rõ chính phủ sẽ ăn mừng rầm rộ thế nào khi nhìn từng bức ảnh người dân đội nón ngồi trơ trên gò đất nứt nẻ, hay bàn tay chai sạn đang cầm con cá chết phình bụng ngoài bờ biển, cũng là lúc vừa nghe tin bắt gặp một chiếc xe tải chở cả tấn cá chết thối trên đường ra Bắc, vào Nam để “xử lý!” Một nhà báo miền Trung đau đáu viết về nỗi lo âu của người dân “mỗi sáng mai thay vì dong thuyền ra phía biển, thì phải quay lưng về phía biển để mưu sinh.”
Những ngày này như ngày tận thế, và chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày mừng “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Tôi không rõ chính phủ sẽ ăn mừng rầm rộ thế nào khi nhìn từng bức ảnh người dân đội nón ngồi trơ trên gò đất nứt nẻ, hay bàn tay chai sạn đang cầm con cá chết phình bụng ngoài bờ biển, cũng là lúc vừa nghe tin bắt gặp một chiếc xe tải chở cả tấn cá chết thối trên đường ra Bắc, vào Nam để “xử lý!” Một nhà báo miền Trung đau đáu viết về nỗi lo âu của người dân “mỗi sáng mai thay vì dong thuyền ra phía biển, thì phải quay lưng về phía biển để mưu sinh.”
Ồ không, có lẽ là tất cả chúng ta rồi cũng sẽ có một
ngày phải quay lưng về phía đất Việt, để sinh tồn.
Blog „Trong Lòng Hà Nội“ Hoàng Giang
(bài đăng trên VOA Tiếng Việt)