Học trò Việt Nam sẽ được học với thầy cô giáo Trung Cộng?
Dự kiến từ niên học 2017,
Bộ Giáo dục và Đào tạo CSVN sẽ áp dụng chương trình dạy và học tiếng Nga và tiếng
Trung Cộng liên tục trong suốt 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 cho đến hết lớp 12. Hai
môn học này sẽ được giảng dạy như môn ngoại ngữ thứ nhất, tương đương như tiếng
Anh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị về triển khai
lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, diễn ra hôm 17-9. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo CSVN, ông Phùng
Xuân Nhạ nhiều lần nhấn mạnh với báo giới: “Việc học ngoại ngữ muốn tiến triển
nhanh thì người học cần phải được mở rộng giao lưu với giáo viên bản ngữ, sinh
viên nước ngoài. Học tiếng gì phải tiếp cận với người nói tiếng đó”.
Như vậy, từ niên học 2017, tất cả các trường từ cấp
tiểu học đến trung học ở Việt Nam sẽ có mặt các thầy cô giáo đến từ Trung Cộng.
Mới đây trả lời trong cuộc họp trực tuyến về đề án dạy
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, ông Nguyễn
Minh Châu, phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Lạng
Sơn tiếp giáp với Trung Cộng, nên việc dạy và học tiếng Trung là rất thuận lợi
cho việc phát triển giao thương giữa 2 nước. Thời gian trước mắt, Lạng Sơn tiếp
tục tổ chức dạy tiếng Anh là ngoại ngữ 1 đối với các trường phổ thông. Đồng thời,
triển khai tổ chức dạy tiếng Tàu là ngoại
ngữ 1 ở một số lớp nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh”.
Số liệu thống kê cho biết ở Việt Nam hiện có 15,277
trường tiểu học, 10,878 trường trung học cơ sở, phổ thông cơ sở, 2,767 trường
trung học phổ thông. Tổng cộng là 28,922 trường từ cấp tiểu học đến trung học.
Mỗi trường chỉ cần có 2 thầy cô giáo là người Tàu Cộng, thì Việt Nam sẽ có ít
nhất là 57,844 giáo viên đến từ Trung Cộng.
Có nhiều bình luận trên mạng xã hội xoay quanh cụm từ
“ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi”. Cụm từ này mang ý nghĩa là một ngôn ngữ phổ
biến, được nhiều người nói. Nhưng đây cũng là một cách nói có thể gây nhầm lẫn.
Một bạn ý kiến: "Một ngôn ngữ được nhiều người
nói không có nghĩa là nó được nói rộng rãi ở khắp muôn nơi mà chỉ được nói
trong một khu vực địa lý bó hẹp, vì lý do số lượng dân số của quốc gia ấy quá
đông."
Một ý kiến khác chỉ tiếng Trung như là một ví dụ: "Nếu
một người học tiếng Trung, người ấy có thể sẽ nói chuyện được với 37% dân số
toàn cầu, nhưng trên thế giới chỉ có 3 quốc gia sử dụng ngôn ngữ này như là
ngôn ngữ chính thức, theo CIA World Factbook ( https://www.cia.gov/library/pu blications/the-world-factbook/
rankorder/2119rank.html). Ngược lại, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của
khoảng 29 quốc gia trên toàn thế giới. Vậy thì tiếng Trung có thực sự được 'nói
rộng rãi'?"
Vũ
Minh Ngọc / SBTN
-------------------------------------------
-------------------------------------------
"Nếu các trường đều dạy "thí điểm" tiếng Nga, Trung:
Tôi sẽ cho con nghỉ học hoặc du học"
Nếu trường con tôi học đăng ký "thí điểm"
tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con chuyển trường. Nếu các trường học ở Việt
Nam đều dạy "thí điểm" tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con nghỉ
học hoặc du học!
Tôi không kỳ thị thứ tiếng nào cả. Nhưng
tôi không chấp nhận con tôi trở thành vật thí nghiệm cho sự bảo thủ của người
khác.
Từ những năm 50-60 của thế kỷ trước ở miền Nam Việt
Nam, tiếng Pháp và Tiếng Anh - hai thứ tiếng phổ biến nhất - đã được dạy trong
các trường học như là ngôn ngữ chính. Ở bậc đại học rất nhiều trường có 100%
giáo trình là tiếng Anh.
Tài liệu dạy học cũng là từ Pháp, Mỹ... Nơi người ta
đã nghiên cứu chán chê rồi, sự ưu việt đã được chứng minh thực tế rồi, chỉ việc
áp dụng... thì bỏ. Ừ thì mông muội, rồi chiến tranh, rồi internet chưa có thôi
thì những chính sách sau đó đã qua chúng ta không nói lại.
"Nếu trường con tôi học đăng ký "thí điểm" tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con chuyển trường. Nếu các trường học ở Việt Nam đều dạy "thí điểm" tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con nghỉ học hoặc du học!", chị An Xinh Trương.
Nhưng giờ sao? Tấm gương Singapore, Hongkong, Phi Luật
Tân, Đài Loan đó? Thông tin đầy ra đó, ngân sách đi công tác nước ngoài để thực
tế tình hình mỗi năm 1 tăng đó, dẫn tới kết quả gì?
Việt Nam có thể copy thế giới từ
cái ốc vít, đến bộ quần áo, đến cái nhà, từ kiến trúc nội thất, tiêu dùng, đến
khoa học kỹ thuật... Nhưng lại thích tự nghĩ ra CÁCH DẠY.
Có ý kiến cho rằng, hơn 1 tỷ người trên thế giới nói
tiếng Trung (tính theo dân số), vì vậy tiếng Trung rất quan trọng.
Tôi không biết họ nghĩ gì - khi hơn 1 tỷ người nói
tiếng Trung đó thực chất là hơn 100 thứ tiếng địa phương khác nhau, có 12 loại
tiếng Trung được sử dụng nhiều nhất và chính họ cũng... không hiểu nhau.
Tiếng Quan Thoại được coi là thứ tiếng phổ thông chỉ
chiếm khoảng 1/5 số người sử dụng, thậm chí cũng bị kỳ thị khi nói ở Quảng Đông
- Quảng Châu.
Ai đi Trung Hoa nhiều sẽ hiểu sự phức tạp của tiếng
Trung Hoa. Mà giả sử hơn 1 tỷ người nói tiếng Trung đó có nói cùng 1 thứ tiếng
sẽ được dạy cho học sinh Việt Nam thì bao nhiêu người trong số hơn 1 tỷ người
đó là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân, chuyên gia trong các lĩnh vực?
Ngược lại, gần như tất cả các vị tôi kể trên ở khắp phần còn lại của thế giới đều có thể nói được tiếng Anh!
Ngược lại, gần như tất cả các vị tôi kể trên ở khắp phần còn lại của thế giới đều có thể nói được tiếng Anh!
Con tôi không cần thiết phải học một thứ
tiếng chỉ vì lý do nhiều người biết. Cháu phải được học thứ
tiếng mà nhiều người giỏi trên khắp thế giới này có thể nói thành thạo. Thay vì chỉ có đối tác người Hoa, con tôi có thể có đối tác
trên khắp thế giới. Nó có quyền lựa chọn.
........
1 năm trong cuộc đời của 1 con người rất
quý giá. Đầu óc những đứa trẻ như tờ giấy trắng viết rồi xoá rồi tẩy vài lần
thành tờ giấy nháp ngay.
Bây giờ, sẽ có bao nhiêu cô giáo cấp tốc đi học tiếng Trung và tiếng Nga vài tháng, rồi dạy lại các các con kiến thức của họ?
Bây giờ, sẽ có bao nhiêu cô giáo cấp tốc đi học tiếng Trung và tiếng Nga vài tháng, rồi dạy lại các các con kiến thức của họ?
Tôi và nhiều bà mẹ khác, cho con đến trường
để chúng có bạn chơi, có môi trường, có tập thể, có cơ hội tự xử lý các mối
quan hệ xung quanh cho quen dần... Chứ không phải mục đích chính để học kiến thức...
Ngừng mang con cái chúng tôi ra làm thí
nghiệm.
Ngừng ép những người giàu và người hiểu biết phải mang hết con ra nước ngoài, để
ở lại chỉ toàn là người nghèo và người cam chịu...
An
Xinh Trương
(đang có con theo học tiểu học tại Hà Nội)
-------------------------------------------------
Lúc nào cũng nhận
mình là đỉnh cao trí tuệ, là Do Thái châu Á, vậy mà đóng góp cho sự an toàn
chung về môi trường của toàn cầu đứng 123/125, cho khoa học 89/125, cho y tế
111/125, và mới đây người ta còn cho biết Việt Nam có chỉ số tử tế thấp nhất thế
giới, chỉ số trung thực thấp nhất trái đất, chỉ số tham nhũng đứng hàng đầu so
với quốc tế. Và cuối cùng của những thứ đó là chúng ta đứng áp chót bảng xếp hạng
124/125 quốc gia được đánh giá trên toàn thế giới.
Vậy mà người
ta tiếp tục cải cách giáo dục, khi VN thất bại, Thông tư 30 kìm hãm, và cả nền
giáo dục ngập lụt trong những đề xuất, thí điểm và nạn thành tích bởi bị định
hướng và chính trị hoá. Đến nay, khi tiếng Anh còn
chưa đào tạo ra gì thì người ta lại tiếp tục đề xuất cho thêm tiếng Trung, Nga
vào làm một môn học của các cấp, tính ra tổng cộng hiện có đến 6 ngoại
ngữ thuộc vào chương trình bắt buộc của giáo dục nước nhà.
Tôi
không hiểu họ định dạy gì cho thế hệ và con em chúng ta, chẳng lẽ mọi người sẽ
im lặng mãi, chấp nhận bất công đầy rẫy ngoài xã hội vì lấy lý do để yên thân và cho con trẻ được ổn định,
không bị ảnh hưởng, nhưng giờ thì còn có thể đưa ra bất kỳ lý lẽ nào để thuyết
phục chính mình từ những bậc cha mẹ, phụ huynh cho việc tiếp tục im lặng được nữa
không?
Khi con cái họ
trở thành những con chuột bạch được đem thí nghiệm từng năm, gánh đủ các loại
phí, bị áp đặt tư tưởng và rồi trên vai chúng là gánh nặng những chồng sách
giáo khoa của sự giáo điều, lạc hậu, những chính sách cải cách liên tiếp mà
chưa có dấu hiệu dừng lại, những môn học kinh hoàng – nhưng tất thảy những thứ ấy
lại, chúng gần như trống rỗng về tri thức, về tính học thuật lẫn học thực, kinh
nghiệm, tính khai sáng và đặc biệt là kỹ năng sống (sinh tồn).
Đó là sự thất bại
cay đắng của một nền giáo dục.
….
Tôi đã nghe đâu
đó câu nói, bác sỹ tồi có thể giết chết một vài bệnh nhân, nhưng giáo dục tệ, sẽ
làm hỏng cả một vài thế hệ của dân tộc, của đất nước.
Không
thể im lặng trước những thứ quá phi lý mà dung dưỡng cho nó tồn tại thêm nữa.
Hãy
lên tiếng, ngay khi còn có thể.
-----------------------------------------
Tôi đọc đi đọc lại
bản tin trên báo Giáo dục VN cũng như các báo mạng chính thức khác về quyết
định thí điểm giảng dạy tiếng Trung và tiếng Nga như ngoại ngữ thứ nhất cho HS
từ lớp 3 trở lên của Bộ GD-ĐT (dưới đây xin gọi tắt là Bộ). Rồi hì hụi mở xem lại
toàn bộ Đề án
2020. Càng đọc, cảm giác càng lùng bùng, không
thể hiểu nổi các vị lãnh đạo ngành GD hiện nay đang muốn đưa việc dạy ngoại ngữ
cho HS VN đi về đâu?
THẤT BẠI NGAY TỪ
KHI RA ĐỀ!
Ngày 30/9/2008,
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020” (thường gọi tắt là Đề án 2020). Tưởng là tín
hiệu đáng mừng vì lần đầu tiên đã có một chiến lược tầm quốc gia được xây dựng
riêng cho việc dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, trong Quyết định lại chỉ rõ :
“Quy định môn ngoại ngữ được dạy và học
trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh và một số
ngôn ngữ khác”.
“Một số ngôn ngữ khác” sau đó đã được Đề
án 2020 xác định là tiếng Trung, tiếng Nga và tiếng Pháp. Đây là cơ sở để Bộ
GD-ĐT triển khai cái gọi là “giai đoạn 2
của Đề án 2020” bằng việc thí điểm đưa tiếng Trung và tiếng Nga vào dạy
trong trường phổ thông từ lớp 3 trong thời gian sắp tới mà dư luận đang xôn xao
phản ứng.
Hiện nay, theo kế
hoạch “thí điểm” của Bộ, sẽ có hàng loạt ngoại ngữ “đổ bộ” vào các trường phổ
thông của VN. Ngoài tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung như Đề án
2020 đã nêu, nay còn có thêm tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Riêng tại Hà Nội
và Sài Gòn, tiếng Trung, Nga và Nhật sẽ được chọn là ngoại ngữ thứ nhất để giảng
dạy theo chương trình 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12). Cũng theo Bộ, tiếng Hàn và
tiếng Pháp sẽ được thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ hai. Bên cạnh đó, kể từ năm
học 2016-2017, Bộ còn cho thí điểm dạy thêm tiếng Đức như ngoại ngữ thứ hai
(!?).
Như vậy,
cứ theo kế hoạch này của Bộ, sắp tới sẽ có một “nồi lẩu thập cẩm” gồm 7 ngoại ngữ được đưa vào dạy cho HS
phổ thông! Và theo thực tế
hiện nay, tiếng Anh không những không còn cơ hội để được phát triển thành
“ngôn ngữ thứ hai” (English as second language) mà ngay cả khả năng trở thành
“ngoại ngữ thứ nhất” (English as first foreign language) ở VN cũng đang lùi xa…
Do đó, có thể
nói, việc không xác định được ngoại ngữ nào là cần thiết và phải tập trung
phát triển thành “ngôn ngữ thứ hai” cho VN đã là một thất bại ngay từ đầu của
Đề án 2020.
…
Người Việt rất thích những cái nhất và
thích đứng đầu. Với phong trào bùng nổ
ngoại ngữ sắp tới, hy vọng quốc gia chúng ta sẽ đứng đầu thế giới về sự độc đáo
trong việc dạy ngoại ngữ cho học sinh. Khả năng là khó có nền giáo dục
nào dám mơ dạy tới 7 ngoại ngữ cho HS ở bậc học phổ thông như giáo dục VN.
Nhưng hãy chờ đấy, các vị PH ạ! Đừng vội nghi ngờ mà nhao lên như thế! Hãy nghĩ
đến viễn cảnh con em mình sẽ chứng tỏ “ngoại
ngữ là thế mạnh của người Việt Nam” bằng việc sử dụng thông thạo từ 2 đến
3, thậm chí tới 6-7 ngoại ngữ, toàn là tiếng của các nước lớn, phỏng quý vị có
sướng không nào ?
Còn tôi, chắc tôi đi chết đây!