Tại sao có từ Trung Hoa, Trung Quốc,
Tàu....China (Chine, Kitai) ?
CBN
Khi người Việt miền Nam
lúc thấy người Minh Hương trốn nhà Mãn Thanh và di cư sang VN
sinh sống thì họ gọi đó là người Tàu, vì dân này đổ bộ lên bờ bằng
tàu (thuyền buồm). Người Nam cũng gọi dân di cư mới này là các Chú, Chú Chệt
hay anh Ba (vì người Nam đã có anh Hai rồi). Như vậy, gọi người Tàu
không có gì là xấu cả, cũng như người Việt gọi người Champa (dân tộc thiểu số đến
từ Ấn Độ qua ngã Mã Lai và Thái Lan) là Chàm, và ở miền Trung gọi là người Hời.
Gọi Chàm không có gì xấu cả, vì trùng với chữ "tràm" (cây tràm có màu
để nhuộm vải) mà người Bắc phát âm là "chàm". Xin mở dấu ngoặc : Bên
Pháp có hơn 20 thành phố và làng với tên có nghĩa khá tục và người Pháp không
có đổi tên thành phố hay làng đó !
Điều này cũng trùng họp với
từ KITAI trong tiếng Nga và một số tiếng Đông Âu để chỉ nước Tàu hay nước Trung
Hoa hay Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc (中華人民共和國) hay Trung Hoa Địa Lục hay Trung Quốc viết gọn, vì Đài Loan là Cộng hoà
Trung Hoa Minh Quốc. "Kitai" chỉ được giới hạn khi họ đề cập đến
một dân tộc thiểu số ở gần biên giới Nga không phải giống người Hán (mà người
Hán cho giống Kitai là man di), nhưng người Nga và người Đông Âu cũng không sửa
tên Kitai ("người Tàu" họ gọi là "Kitaischki"). Cũng như
người miền Nam VN vẫn gọi người Tàu, nưóc Tàu. Cũng là một sự kiện lịch sử và
là thói quen.
Như vậy, "Trung" là ở giữa và "quốc" hay
"vương quốc" là một đế quốc hay một nước. Khi xưa, các phái
đoàn Phật giáo Tàu qua thỉnh kinh bên Ấn Độ (cũng gọi là nước Thiên Trúc), sau
khi Phật giáo phái Đại thừa (Mahayana) đã được truyền sang Trung Hoa, thì khi
được hỏi các chư tăng Tàu đến từ đâu thì người ta nghe trả lời "Đến từ
Trung vương quốc", vì lúc đó Trung Hoa là một đế quốc gồm nhiều chủng tộc
và văn minh khá cao, và chung quanh (kể cả người Kitai, Mãn, Kim, ...) đều là
dân man di. Ở phía Nam thì có vương quốc An Nam (trước là Đại Việt), sau đổi là
Nam Việt (người Việt ở phía Nam), nhưng nhà Mãn Thanh đổi thành Việt Nam (Nước
Nam của người Việt), đã là tự trị, nhưng phải triều cống (trừ thời Quang Trung
Nguyễn Huệ).
Như vậy, người Việt phương Nam bị đô hộ một ngàn năm nhưng không bị đồng
hoá vì đế quốc Tàu không phải là một nước, nhưng là một đế quốc rộng lớn, hổn tạp,
gồm nhiều sắc tộc và sống trong nội chiến triền miên cho đến khi Tôn Dật
Tiên, thủ lãnh Quốc Dân Đảng, lập chính thể cộng hoà và thống nhất đất nước, gọi
nưóc Tàu là Trung Hoa quốc gia. Nhưng hai thế chiến đã tạo cơ hội cho Đảng CS
quốc tế đưa một Đảng CS Trung Hoa nắm ưu thế và làm chủ khối CS gồm -- chung
quy -- chỉ có Trung Hoa và VN hiện nay. Bắc Hàn, Lào, Cao Mên hay Cuba không
đáng kể. Như vậy CS Trung Hoa đã thành công với sự đồng thuận ngầm của Hoa Kỳ.
Kinh tế thị trường (tuy là
CS) mà Bắc Kinh chủ trương là chiếm trọn thế giới, trừ các nước Hồi Giáo. Tuy
nhiên, thời Nhà Nguyên, Trung (đế) quốc bị ngưòi Hồi giáo cai trị ở thế kỷ 13,
14,. Đó là thời Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt. Và cũng chính thời này, Marco
Polo và các nhà truyền giáo Ki Tô giáo (như Matteo Ricci, tức giáo sỹ Lợi Mã Đậu,
giúp triều đình nhà Nguyên và truyền giáo trên xứ này. Các giáo sỹ người Ý gọi
nước này là CINA (trong La ngữ, chữ "C" cổ phát âm như
"TCH" trong tiếng Nga) và người ta đoán rằng, Marco Polo và L.m.
Matteo Rìcci đã nghe dân địa phương thời nhà Nguyên ở Bắc Kinh hay nói đến
TCHI-SAO ("Tơ lụa" hay "Tơ nụa") hay SETA (silk, soie) và
trở thành CINA (Chine, China và người Nhật cũng gọi Tchai-Na) theo nguyên thuỷ.
Rồi bây giờ Đảng CS Tàu ở
Bắc Kinh bảo Đảng CSVN ở Hà Nội phải ra lệnh cho con nít Việt (hay Nam ?) học 'Trung Quốc ngữ"
ngay từ lớp mẫu giáo. Bộ Chính trị Đảng CSVN không rõ đầu đuôi -- tuy là
bộ trưởng nào cũng có bằng tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân ! -- cũng đưa ra
chương trình học tiếng "Trung" (? ). Nếu đã
học tiếng Trung thì người đến cư trú hay làm thương mãi ở VN đến từ "Trung
Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc", "Cộng Hoà Trung Hoa" (Đài Loan),
Tân Gia Ba thì gọi là "Trung kiều" à ?
Nước Trung Hoa Địa Lục có
nhiều tiếng nói địa phương và thổ ngữ. Nhưng chữ Hán Bình dân hay Phổ thông (có
từ tháng 10, 1949) viết và đọc với gịong Quan thoại Bắc kinh thì chỉ có
trên dưới 30% người biết viết và 60% người biết đọc trên toàn Trung Hoa Nhân
Dân Cộng Hoà Quốc. Ở Đài Loan và Tân Gia Ba thì có hơn 90% người biết
dọc và viết chữ Hán cổ điển (giống như chũ Nho ngày xưa ở VN).
Tôi muốn học chữ Nho để
nghiên cứu văn chưong VN cổ. Nưung tôi không có cơ hội. Còn con cháu tôi thì học
tiếng Anh (thương mại), tiếng Pháp (ở các toà đại sứ và Thế Vận Hội), tiếng Ả Rập
Cổ (để đọc cho biết kinh Koran), nói tiếng Thượng Hải và Quảng Đông để qua làm
"business" bên đó và đọc chữ PINYIN để khỏi bị lạc ở nhà ga xe lửa Quảng
Châu ( có hơn 250 ngàn người chờ đợi trước ngày Đầu Năm Âm Lịch) !
Tôi nghĩ là quá trễ để bắt
đầu học chữ Hán để có thể có ngày hiểu được cái gì viết trong cái gọi là
"Mật Ước Thành Đô" nguyên văn.
CBN