Cách ứng xử nào cho Biển Đông?
Dương
Danh Huy
Tàu
Coconut Princess đưa khách ra Hoàng Sa
Báo Giáo dục vừa
đăng bài của TS Trần
Công Trục bình
luận về bài " Phi Luật Tân phá hư thế trận Biển Đông" của tôi. Trong
bài này, tôi sẽ bàn về những vấn đề hữu quan.
Đàm phán là không đủ
Trước hết, cần
khẳng định rằng việc đàm phán với Trung cộng tuy cần thiết nhưng không đủ cho
việc bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền Việt Nam.
Thí dụ, do Trung
cộng khăng khăng rằng không tồn tại tranh chấp Hoàng Sa, không có cửa ngỏ cho
việc đàm phán. Trong trường hợp này, Việt Nam cần phải
đấu tranh. Như một thí dụ khác, khi Trung cộng đòi quyền lợi bên trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trong những khu vực Nam Côn
Sơn, Tư Chính, vv, vì đòi hỏi đó hoàn toàn vô lý, Việt Nam cũng không thể đàm
phán. Trong trường hợp này, Việt Nam cần phải phải kháng cự.
Ngay cả đối với
những vấn đề được đàm phán, Trung cộng sẽ chèn ép Việt Nam và đàm phán có thể bị
bế tắc, cho nên Việt Nam vẫn phải củng cố khả năng để kháng cự và đấu tranh vì
có thể sẽ cần.
Do đó, dù có đàm
phán hay tiến đến đàm phán trong một số lãnh vực, đối
sách của Việt Nam không thể thiếu hai yếu tố kháng cự và đấu tranh. Đấu
tranh và kháng cự không phải là duy ý chí hay không biết người biết ta, mà là
vì sự ngang ngược của Trung cộng không để cho Việt Nam lựa chọn nào khác nếu muốn
bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền.
Cần sự ủng hộ của thế giới
Tổng thống Phi Luật Tân khai trương tàu tuần tra do
Nhật Bản chế tạo cho hải quân nước này
Với tương quan
thực lực Việt Nam-Trung cộng, Việt Nam cần tăng cường
và bổ sung cho khả năng kháng cự và đấu tranh bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của
thế giới, và đặc biệt là của Mỹ.
"Ủng hộ"
ở đây không có nghĩa Việt Nam dựa vào Mỹ, không có nghĩa Mỹ hy sinh xương máu
cho Việt Nam. Do đó các luận điểm của TS Trần Công Trục như dựa vào Mỹ để chống
Trung cộng có thể sẽ trả giá đắt, Mỹ không sẵn sàng hy sinh xương máu cho Việt
Nam, không phải là phản biện về sự ủng hộ tôi nói đến. Cần lưu ý rằng "ủng
hộ" đa dạng hơn và tế nhị hơn "hy sinh xương máu" rất nhiều, và
sự ủng hộ phi xương máu có thể có hiệu quả hơn cả hy sinh xương máu.
Không nên xem vấn
đề là dựa vào Mỹ để chống Trung cộng, vì vấn đề là tận
dụng yếu tố quốc tế và Mỹ nhằm bổ xung cho khả năng tự vệ.
Cũng cần lưu ý rằng
Trung cộng ráo riết tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Nếu đến việc tranh thủ sự
ủng hộ của thế giới mà Việt Nam còn quan ngại rằng nó sẽ "tạo cho Trung cộng
cái cớ để độc chiếm Biển Đông", thì điều đáng quan ngại chính là Việt Nam
sẽ ngày càng mất thêm vì quá thụ động.
Tất nhiên nếu
các nước nhỏ trong tranh chấp có cùng một quan điểm trong việc tranh thủ sự ủng
hộ của thế giới thì sẽ hữu hiệu hơn trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
Cần gác mâu thuẫn để đoàn kết
TS Trục cho rằng
khả năng tạo lập thế trận đoàn kết giữa các nước nhỏ trong bối cảnh hiện nay là
không cao. Tất nhiên hiện nay khả năng này là không cao. Tôi đã nói rằng thế trận
đó đã bị phá hư từ khi còn phôi thai.
Nhưng nỗ lực và
các thành tích của Việt Nam và Phi Luật Tân trong việc xây dựng sự đoàn kết
trong những năm qua cho thấy trên nguyên tắc việc đó là khả thi. Dù là hai nước
Đông Nam Á có mâu thuẫn lớn nhất ở Trường Sa, Việt Nam và Phi Luật Tân đã là
hai nước đoàn kết nhất. Dù Việt Nam và Mã Lai cũng có mâu thuẫn về Trường Sa,
việc hai nước nộp đệ trình chung về thềm lục địa lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục
địa UNCLOS cũng cho thấy trên nguyên tắc việc xây dựng sự đoàn kết là khả thi.
Ngoài ra, luận
điểm "giữ gìn hòa bình và ổn định cho Biển Đông" không phải là hợp lý
để phản biện chủ trương xây dựng sự đoàn kết đó. Khó cho rằng những nỗ lực như
trên không phải là giữ gìn hòa bình và ổn định trong cho Biển Đông.
Giữ gìn hòa bình và ổn định?
Lãnh
đạo Việt-Hoa tuyên bố tiếp tục thắt chặt mối quan hệ
Không người Việt
nào không muốn hòa bình và ổn định cho Biển Đông, nhưng vấn đề là Trung cộng có
chủ trương phá vỡ chúng, và chúng ta nên làm gì để phòng chống. Khả năng Trung
cộng manh động sẽ cao hơn nếu các nước nhỏ trong tranh chấp không đoàn kết dựa
trên một nền tảng chung nào đó, và nếu thế giới không có nhiều quan tâm đến Biển
Đông. Trước một Trung cộng muốn xâm lấn, việc Việt Nam
bổ xung cho khả năng kháng cự bằng cách vận động sự ủng hộ của thế giới chính
là giữ gìn hòa bình và ổn định.
Ngoài ra, cần
cân bằng luận điểm của TS TC Trục về giảm tối đa việc "tạo ra những cái cớ
Trung cộng mong muốn [để manh động]" bằng truyện Sói và Cừu của La
Fontaine. Sói không cần cừu tạo ra những cái cớ; cừu có giảm tối đa việc
"tạo ra những cái cớ" cũng vẫn chết dưới tay sói. Trung cộng bắt thiết
bị ngầm của Mỹ, xây đảo nhân tạo, đặt giàn khoan HD 981, cắt cáp tàu Bình Minh
và Viking, đuổi ExxonMobil và BP, chiếm đá Vành Khăn, ký hợp đồng với Crestone
về bãi Tư Chính, chiếm những đảo ở Trường Sa, chiếm Hoàng Sa, có cần nước nào tạo
ra những cái cớ?
Phán quyết Trọng tài
TS Trần Công Trục
phản biện rằng rằng tuyệt đối hóa vai trò của Phán quyết, xem nó như chìa khóa
vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề, là không phù hợp với thực tế. Nhưng điều
tôi nói là phán quyết là cơ hội vàng cho các nước nhỏ trong tranh chấp, và điều
đó khác với "tuyệt đối hóa" hay "chìa khóa vạn năng".
TS Trục cho rằng
vấn đề kế tiếp và quan trọng nhất là làm thế nào để thực hiện được Phán quyết,
và ông trả lời rằng gác phán quyết sang một bên để đối thoại và đàm phán là phù
hợp hơn cả.
Nhưng sẽ ngây
thơ nếu tin rằng đối thoại và đàm phán có thể dẫn đến việc thực hiện được Phán
quyết. Nếu trong trong tranh chấp và đàm phán Trung cộng tung ra hành động và
yêu sách đi ngược với phán quyết thì Phi Luật Tân và Việt Nam phải làm gì? Sẽ
chấp nhận một phần yêu sách của họ? Không thể được. Sẽ thuyết phục được họ từ bỏ
yêu sách và chấm dứt hành động, không tái phạm? Không khả thi.
Do đó, chúng ta không nên nghĩ về Phán quyết như một mục đích, kiểu
"làm sao để thực hiện được nó". Thay vào đó, nên nghĩ về nó như một
phương tiện, kiểu "làm sao để vận dụng nó để hỗ trợ công cuộc phòng chống
những bước xâm lấn kế tiếp từ Trung cộng". Nếu gác Phán quyết sang
một bên thì đó là gác sang một bên một phương tiện có lợi cho Phi Luật Tân, Việt
Nam, Mã Lai, Brunei và Nam Dương.
Tất nhiên Phi Luật
Tân không hủy bỏ Phán quyết, nhưng vấn đề là khi đến ngày nào đó họ đem nó ra đặt
vấn đề với Trung cộng và để kêu gọi sự ủng hộ của thế giới thì lúc đó có thể
không còn thời cơ nữa.
Cách ứng xử của Duterte
TS Trục cho rằng
ông Duterte "đã rất khéo léo nếu không muốn nói là 'tinh quái'""
trong ứng xử với hai siêu cường Mỹ-Trung để "tối đa hóa lợi ích cho đất nước".
Tôi nghĩ không
thể cho cách ông Duterte ứng xử với Mỹ là khéo léo hay tinh quái. Không nước
nào muốn trung lập giữa hai siêu cường lại ứng xử như thế. Ông Duterte cũng khó
có thể "tinh quái" đủ để "chơi trên" Trung cộng và Mỹ.
Về ông có tối đa
hóa lợi ích cho Phi Luật Tân hay không, tôi xin trích lời cựu Ngoại trưởng Phi
Luật Tân Abert del Rosario:
"Sự thay đổi trong chính sách ngoại giao mà
[Tổng thống Duterte] tuyên bố, bỏ qua một bên một đồng minh lâu đời và đáng tin
cậy để ôm lấy một cách hấp tấp một nước láng giềng hung hăng vốn bác bỏ luật quốc
tế một cách kịch liệt, vừa không khôn ngoan, vừa không thể hiểu được."
Ông cũng cho rằng:
"Hiện nay chúng ta có vẻ như đang trên đường
đi đến việc từ bỏ những thắng lợi mà chúng ta đã đạt được [trong Phán quyết]
cho lợi ích của nhân dân chúng ta."
Ngay cả cựu Tổng
thống Fidel Ramos, người được ông
Duterte chọn làm sứ giả đặc biệt với Trung cộng, đã hỏi:
"Chẳng lẽ chúng ta vứt bỏ một cách dễ dàng như thế
hàng chục năm là đối tác quân sự [với Mỹ], sự thành thạo chiến thuật, vũ khí
tương thích, hậu cần đáng tin cậy, tình đồng đội giữa những người lính [Mỹ và Phi
Luật Tân]? Tổng thống Duterte nói thì chúng ta làm?"
Tổng
Thống Phi Duterte. Reuters
Ông còn viết
trên báo rằng ông Duterte "tự bắn súng vào miệng mình và vào cả miệng tất
cả chúng ta, 101.5 triệu người Phi Luật Tân ".
Khi tôi đưa ra quan điểm cho rằng cách ứng xử của ông Duterte là quy phục Trung cộng, và nếu
Việt Nam theo cách ứng xử đó thì cũng là quy phục Trung cộng, TS Trục phản
biện bằng cách nhắc về cách ứng xử của vua Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân
Tông với nhà Nguyên.
Nhưng cách ứng xử như của ông Duterte rất khác với
cách ứng xử của hai vị vua này cho nên, theo ý tôi, không thể dùng cách của họ
để biện minh cho cách như của ông.
Tương tự, dù có khi đối sách của Việt Nam được ví với
của hai vị vua này, lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần luôn
luôn tự xét xem trong tranh chấp Biển Đông khả năng lèo lái của họ có giống của
vua Tự Đức hơn không.
BBC
Tiếng Việt