Viên chức Việt Nam đòi Mỹ 'lại quả' từ các hợp đồng mua vũ khí
Các viên chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác
của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí, theo tiết lộ của hãng
tin tình báo quốc phòng Anh Shephard
Media.
Một hãng tin tình báo quốc phòng của Anh vừa tiết lộ
rằng các viên chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối
tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí.
Thông tin của Shephard Media trích dẫn một nguồn tin
quốc phòng của Mỹ cho biết các giới chức quốc phòng Việt Nam thông báo cho phái
đoàn của Mỹ biết trong một cuộc họp gần đây ở Hà Nội rằng các thương vụ mua bán vũ khí phải được “lại quả” 1/4 của tổng
giá trị.
Các viên chức chính phủ Việt Nam rửa tiền
ở Singapore thông qua “các bà vợ” của họ.
Nguồn tin của
Shephard từ Singapore
Cũng
theo nguồn tin này, cuộc họp đã “đột ngột dừng lại” sau khi phía Việt Nam đưa
ra yêu cầu đó. Nguồn tin
quốc phòng Mỹ cho Shephard Media biết thông tin này tại một Hội nghị và triển
lãm phòng thủ hàng hải IMDEX được tổ chức ở Singapore tháng 5 vừa qua.
VOA không thể
liên lạc được với quan chức Bộ Quốc phòng để kiểm chứng thông tin này.
Trả tiền hoa hồng,
“lại quả” hay “phí bôi trơn” rất phổ biến ở Việt Nam và được coi là một hình thức
“hối lội” trá hình. Khảo sát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy khoảng
66% doanh nghiệp tại Việt Nam phải trả “phí bôi trơn” cho giới chức để việc
kinh doanh được thuận tiện.
Chỉ
số tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố năm 2013. VIệt Nam hiện
đang đứng thứ 113/176 theo đánh giá của tổ chức này.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Việt Nam thứ 113 trên 176 của bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm 2016.
Liên quan đến vấn đề tham nhũng ở Việt Nam, một nguồn
tin khác của Shephard Media, hãng tin chuyên cung cấp thông tin tình báo có độ
tin cậy cao về kinh doanh và quốc phòng trong 35 năm qua, từ Singapore cho biết
các quan chức chính phủ Việt Nam rửa tiền ở nước Đông Nam Á này thông qua “các
bà vợ” của họ. Hãng tin này không cho biết thêm chi tiết về những hoạt động rửa
tiền này được tiến hành như thế nào.
Theo Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài của Mỹ
được đưa ra năm 1977, các doanh nghiệp Mỹ không được phép tiến hành các thương
vụ mua bán theo phương cách này, tức trả hoa hồng hoặc “lại quả” theo cách gọi ở
Việt Nam. Đạo luật này khép hành vi đưa nhận hối lộ vào tội hình sự cấp liên
bang.
Súng
do Nga chế tạo tại triển lãm vũ khí ở Moscow năm 2014. Nga hiện là nhà cung cấp
vũ khí chính cho Việt Nam, theo số liệu của SIPRI.
Điều này, theo nhà báo Wendell Minnick của Shephard
Media giải thích trong bài viết đăng hôm 25/7, có
thể là lý do vì sao “Việt Nam sẽ tiếp tục
dựa vào nguồn vũ khí của Nga và chấm dứt bất kỳ mối hợp tác quân sự đích thực
nào giữa Mỹ và Việt Nam.”
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế
(SIPRI) có trụ sở ở Stockholm, Thụy Điển, nhà cung cấp chính về vũ khí cho Việt
Nam là Nga. SIPRI xếp Việt Nam nằm trong Top 10 của danh sách các nước nhập khẩu
vũ khí lớn nhất thế giới. Trong thời gian từ 2012-2016, Việt Nam nhập khẩu vũ
khí với giá trị ước tính khoảng 5 tỷ USD và chiếm 3% thị phần toàn cầu.
Phản ứng về nguồn tin này, một người dùng Facebook
có tên Nguyen Anh Tuan viết “Nếu dựa vào
vũ khí của Nga thì sao có thể đối đầu với Trung cộng khi mà những loại vũ khí
này cũng được Nga bán cho Trung cộng với số lượng nhiều hơn, và đôi khi là với
những phiên bản còn hiện đại hơn?”
Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí
sát thương của Mỹ cho Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 5 năm ngoái.
Kể từ đó chưa có thương vụ mua bán vũ khí nào được chính phủ 2 bên công bố.
Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5/2016, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sau 1 thập kỷ cấm vận. Tuy nhiên, chưa có một thương vụ mua bán vũ khí nào giữa 2 chính phủ được ghi nhận trên truyền thông.
Nhận xét trước thông tin của Shephard Media về yêu cầu
“lại quả” từ phía Việt Nam, một Facebooker có tên Hưng Ngọc Phạm viết điều này “lý giải tại
sao hơn 1 năm sau khi được Mỹ gỡ bỏ cấm vận vũ khí mà Việt Nam vẫn chưa mua được
món nào, bất chấp những háo hức trước đó.”
Theo các chuyên gia, Việt Nam được cho là đang gia
tăng chi tiêu quốc phòng và mua sắm thêm nhiều vũ khí trong những năm qua trong
bối cảnh Trung cộng ngày càng hung hăng hơn trên biển Đông.
VOA
Tiếng Việt