"Vấn đề Biển Đông quan trọng hơn đối với
Nhật Bản, không chỉ từ góc độ kinh tế, mà còn ở góc độ quân sự và chiến lược,
trong khi các vấn đề tại Biển Hoa Đông là có tính chiến thuật và dễ kiểm soát
hơn,"
Nhật Bản và bài toán Biển Đông
Image copyright REUTERS
Trong bối cảnh
Washington lên kế hoạch áp sát đảo nhân tạo Trung Cộng cơi nới tại Biển Đông,
một số chuyên gia nói rằng Nhật có thể đóng một vai trò lớn hơn trong tranh
chấp ngày càng căng thẳng.
Bài phân tích trên Japan
Times vào ngày 21/10 dẫn lời ông Zack Cooper, chuyên gia nghiên cứu tại
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS nói rằng Nhật Bản quan ngại về
ổn định khu vực khu vực bị đe dọa và hành động lấn lướt của Trung Cộng có thể
tạo ra tiền lệ.
"Nếu Trung Cộng được
phép ép các nước nhỏ hơn ở Biển Đông, thì điều đó tạo một tiền lệ nguy hiểm cho
các quốc gia lớn hơn như Nhật Bản, đang đối mặt với việc Bắc Kinh tuyên bố chủ
quyền tại Biển Hoa Đông."
Trong khi tranh chấp
trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật cai quản từ lâu làm lu mờ chủ đề Biển
Đông tại Nhật Bản, một số quan chức chính phủ và giới chuyên gia tin rằng hai
chủ đề này có liên hệ chặt chẽ.
Trong năm 2013, Bộ
trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ
khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh
hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
Trong một bài viết vào
năm 2012 trước khi trở thành thủ tướng, ông Shinzo Abe thậm chí còn liên kết
trực tiếp tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
"Nhật Bản không
được nhún nhường trước các hoạt động lấn lướt thường ngày của chính phủ Trung
Cộngquanh quần đảo Senkaku. . . . Bằng cách đưa các tàu thuyền xuất hiện bình
thường tại đây, Trung Cộngtìm cách lập quyền tài phán của mình trong vùng biển
xung quanh các hòn đảo như một việc đã rồi. . . . Nếu Nhật Bản không ép, Biển
Đông sẽ trở nên khu vực được gia cố hơn nữa," ông Abe viết trên trang web
Project Syndicate.
Một số chuyên gia thậm
chí cho rằng các vấn đề tại Biển Đông có thể liên quan tới Nhật hơn là tranh
chấp tại Biển Hoa Đông.
"Vấn đề Biển Đông
quan trọng hơn đối với Nhật Bản, không chỉ từ góc độ kinh tế, mà còn ở góc độ
quân sự và chiến lược, trong khi các vấn đề tại Biển Hoa Đông là có tính chiến
thuật và dễ kiểm soát hơn," Tetsuo
Kotani, một thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu Thời sự Quốc tế bình
luận.
Tokyo đang thực hiện
cách tiếp cận đa phương đối với chủ đề Biển Đông qua việc quốc tế hóa tranh
chấp tại các diễn đàn đa phương, khuyến khích sự đoàn kết trong Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (Asean) trong khi hỗ trợ cho các nước tuyên bố chủ quyền
tại đây xây dựng năng lực và phối hợp về chủ trương của họ với Washington.
Tuy nhiên, tiềm năng cho
sự thay đổi chính sách một cách nhanh chóng của Tokyo là có, đặc biệt nếu Mỹ
khởi động cho chiến dịch tự do đi lại.
Image copyright AFP Image caption
Thực
trạng bồi đắp đảo của Trung Cộng tại Biển Đông đang gây quan ngại từ Hoa Kỳ.
Ian Storey, nhà nghiên cứu về hàng hải châu Á-Thái Bình
Dương tại Viện Yusof Ishak-ISEAS nói rằng
"Khi
Hoa Kỳ quyết định tiến hành chiến dịch tự do đi lại tại Trường Sa thì nhiều khả
năng đây sẽ không chỉ là hoạt động đơn lẻ.
“Để củng cố thông điệp
của mình rằng Trung Cộng phải tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ
phải tiến hành các hoạt động đó một cách thường xuyên.
Điều này mở ra khả năng
rằng trong tương lai Hoa Kỳ sẽ mời các nước khác tham gia - Nhật Bản và
Australia sẽ là ứng viên dễ thấy," ông cho biết qua
email.
Tuy nhiên, ông Storey
lưu ý nếu Tokyo chấp nhận bất kỳ lời mời như vậy thì điều đó cho thấy việc Nhật
củng cố vai trò đáng kể của mình đối với tranh chấp, và gần như chắc chắn sẽ
làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật.
Ông Abe trong vài năm
qua đã dành nguồn vốn chính trị đáng kể nhằm không tiếp tục làm trầm trọng thêm
mối quan hệ đã có rạn nứt giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Các nhà quan sát chia sẻ
quan điểm rằng các cuộc tuần tra của Nhật Bản là có thể diễn ra nhưng lưu ý
rằng bất kỳ quyết định nào của Tokyo sẽ phải có tham vấn với Hoa Kỳ trong khi
cũng đánh giá các rủi ro, lợi ích và thời điểm thích hợp trong một động thái
như vậy.
"Nhật Bản chắc chắn
có quyền tiến hành các hoạt động tương tự trong vùng biển quốc tế, hoặc tự mình
hoặc phối hợp với Hoa Kỳ," ông Cooper từ CSIS nói.
Nhưng những người khác
nói rằng Tokyo sẽ tiếp tục cách tiếp cận đa phương đối với chủ đề Biển Đông -
nhất là ngay sau chính phủ ông Abe thông qua luật cho phép Nhật Bản để tiến
hành các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh hải của họ.
"Nhật Bản cần phải
chủ động tại Biển Hoa Đông và vấn đề Senkaku," Corey Wallace, một nhà phân tích chính sách an ninh tại các
Trường Nghiên cứu Đông Á tại Freie Universität, Berlin nói.
"Đối với Biển Đông,
Nhật Bản đã thận trọng không đóng vai trò đi trước các nước khác trong khu vực.
“Vì vậy nếu các nước khu
vực không ủng hộ thì chính phủ sẽ do dự. Tôi cho rằng họ sẽ tiếp tục tập trung
vào việc xây dựng năng lực hàng hải và quân sự," Corey Wallace nói.