Tin tổng hợp về vụ tấn công khủng bố quy mô tại Paris ngày
13.011.2015
Vào ngày thứ sáu
13.11.2015 nước Pháp vừa phải hứng chịu một đợt tấn công khủng bố quy mô và tệ
hại nhất trong lịch sử, đã có khoảng 130 người thiệt mạng và trên 300 người bị
thương. Cuộc tấn công thảm sát "đẫm máu" này diễn ra tại 7 địa
điểm khác nhau ở Paris, từ một quán pizza đông đúc, nhà hát lâu đời Bataclan đến sân vận động quốc
gia Stade de France, nơi đang diễn ra trận banh giao hữu giữa hai đội tuyển
quốc gia Pháp và Đức.
Các vụ tấn công diễn ra
gần như đồng thời tại 7 địa điểm khác nhau trên khắp Paris, cho thấy âm mưu sắp
xếp kỹ lưỡng và khả năng phối hợp cao của quân kẻ khủng bố.
Nhà hát Bataclan
Tối thứ sáu, khán phòng
Bataclan ở trung tâm thủ đô Paris trở nên nhộn nhịp hơn thường lệ, với hơn
1.500 người kéo đến đây thưởng thức buổi biểu diễn của ban nhạc rock Eagles of
Death Metal đến từ Mỹ.
Khoảng một giờ sau khi
ban nhạc biểu diễn, cả khán phòng biến thành một "biển máu", khi
những kẻ bịt mặt mang theo súng AK-47 tràn vào bên trong và lạnh lùng nã đạn
vào đám đông đang hoảng loạn.
Phóng viên Pierre
Janaszak của Pháp có mặt trong khán phòng là người nghe thấy tiếng súng nổ đầu
tiên. Ban đầu anh ngỡ đây là một phần trong mà biểu diễn đặc sắc của ban nhạc.
"Nhưng rất nhanh sau đó, chúng tôi hiểu ra vấn đề. Chúng cứ thế nã đạn vào
đám đông", Janaszak kể.
Anh nghe một kẻ tấn
công hét lớn bằng tiếng Pháp: "Đây
là lỗi của Hollande, là lỗi của tổng thống các người, ông ta không nên can
thiệp vào Syria". Một lúc sau, cảnh sát tràn vào, 4 kẻ tấn công bị
chết sau khi kích hoạt đai thuốc nổ gắn trên người hoặc bị cảnh sát bắn hạ.
Nhưng chúng đã kịp xả súng, tung thuốc nổ sát hại khoảng 100 người bên trong
khán phòng.
Sân vận động Stade de
France
Ba tiếng nổ lớn bùng
lên bên ngoài sân vận động quốc gia của Pháp khi trận giao hữu Pháp - Đức đang
diễn ra, khiến ít nhất 5 người qua đường bị thương nghiêm trọng.
Một trong ba quả bom
phát nổ gần nhà hàng McDonald ở lối vào sân vận động, và một trong hai vụ nổ
trên phố Jules-Rimet gần đó là kết quả của một vụ đánh bom khủng bố. Cảnh sát
Pháp đã hướng dẫn các cổ động viên sơ tán khỏi sân vận động an toàn.
Nhà hàng Nhật Bản trên
đường Charonne
Cách sân vận động một
đoạn về phía đông là đường Charone, nơi những kẻ tấn công nhắm vào một nhà hàng
Nhật Bản, khiến 18 người chết. Các nhân chứng cho biết những tràng súng máy đã
rộ lên trong khoảng hai hoặc ba phút, khiến máu chảy lênh láng khắp nơi.
Nhà hàng Campuchia trên đường Bichat
Xa hơn một chút về phía
bắc, trên đường Bichat, người dân sống gần đó nghe những tràng súng máy rộ lên
liên tục, khiến họ ban đầu tưởng là tiếng pháo.
Khi đến gần một nhà
hàng Campuchia trên phố này, họ mới phát hiện ra các nạn nhân nằm bất động trên
vũng máu. Ít nhất hai người đã thiệt mạng và 7 người bị thương trong vụ xả súng
tại nhà hàng Petit Cambodge và quán bar Carillon đối diện trên khu phố này. Vụ
xả súng được cho là diễn ra chỉ khoảng hai phút trước vụ nổ ở sân vận động.
Quán pizza Casa Nostra
trên đường Fontaine au Roi
Cách khán phòng
Bataclan vài trăm mét, quán pizza Casa Nostra đông đúc thực khách trên đu7o2ng
Fontaine au Roi cũng bị tấn công.
Những kẻ tấn công xả
súng AK-47 vào quán, sát hại 5 người. "Có
ít nhất 5 người nằm chết quanh tôi hoặc ở trên đường phố, máu chảy khắp nơi.
Tôi thật may mắn khi thoát chết", Mathieu, một nhân chứng tại hiện
trường, nói.
Đại lộ Voltaire
Một nguồn tin tư pháp
Pháp cho hay một kẻ tấn công đã bấm ngòi chiếc áo nhồi thuốc nổ trên đại lộ
Voltaire, gần khán phòng Bataclan. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người bị
thương vong trong vụ nổ bom tự sát này.
Vào trưa ngày, 14.11.2015, theo giờ Paris, tổ chức
Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng tự nhận là thủ phạm các vụ tấn công khủng bố
đồng loạt vừa xảy ra tại Paris. Theo IS, loạt khủng bố là phản ứng đối với những
lời phỉ báng nhắm vào nhà tiên tri Mahomet và sau các vụ không kích nhắm vào
vùng lãnh thổ của tổ chức này.
Ngay sau khi sự việc xảy
ra, Tổng thống Francois Hollande đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên
giới, kiểm soát giao thông và đưa quân đội tuần tra để ngăn ngừa những vụ tấn
công mới. Thị trưởng Paris cho kiểm soát gắt gao tại các trạm xe điện ngầm
(Metro) cùng các tuyến đường xe bus và khuyên người dân ở trong nhà.
Các nhà lãnh đạo quốc tế đã lên án vụ tấn công khủng
bố.
Từ Hoa Kỳ đến Iran, từ
Đức, Nga sang Trung Quốc, các nước trên toàn thế giới đồng thanh lên án các vụ
khủng bố hàng loạt chưa từng thấy tại Paris ngày 13.11.2015 đã làm hơn 130
người chết và 300 người bị thương. Loạt khủng bố khiến dấy lên một làn sóng
kinh hoàng và phẫn nộ khắp nơi trên thế giới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama là
nguyên thủ lên tiếng sớm nhất. Ông tuyên bố : « Các vụ khủng bố này
không chỉ tấn công vào Paris mà còn tấn công vào nhân loại và các giá trị toàn
cầu của chúng ta ».
Ông dẫn ra bằng tiếng Pháp câu khẩu hiệu « Tự do, Bình đẳng, Bác ái »,
khẳng định rằng đây cũng là châm ngôn của nhân dân Mỹ.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tố
cáo « các
vụ tấn công khủng bố đáng khinh bỉ » và cho biết ông « sát cánh cùng chính phủ và
dân tộc Pháp ».
Trong một tuyên bố được
nhất trí thông qua, toàn bộ 15 quốc gia thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc « cực lực lên án các vụ tấn công khủng bố hèn nhát và
man rợ ».
Từ Vatican, Tòa Thánh bày tỏ sự xúc động về « vụ tấn công vào hòa
bình của toàn nhân loại, cần có phản ứng dứt khoát và mang tính liên đới từ
phía chúng ta ».
Tại châu Âu, các chính
phủ Anh, Đức, Ý họp khẩn hôm nay, các nguyên thủ châu Âu bày tỏ thái độ kiên
quyết.
Thủ tướng Anh David Cameron tố
cáo « các
vụ khủng bố kinh hoàng và ghê tởm ». Ông nói : « Chúng tôi nghĩ đến và cầu
nguyện cho dân tộc Pháp. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng
cho biết bà « bị sốc nặng nề »,
và nói : « Chúng
tôi sẽ làm mọi cách để giúp đỡ đồng thời truy lùng các thủ phạm và những kẻ chủ
mưu, để cùng tiến hành cuộc chiến chống bọn khủng bố » bên
cạnh nước Pháp.
Tương tự, người đứng
đầu ngành ngoại giao châu Âu, bà
Federica Mogherini khẳng định : « Châu Âu ở bên cạnh nước Pháp và dân tộc Pháp ».
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy
tuyên bố : « Hiện
nay tất cả chúng ta đều là nước Pháp ».
Thủ tướng Ý Matteo Renzi tuyên
bố : « Cũng
như mọi người dân Ý, tôi biết rằng bọn khủng bố không thể chiến thắng. Tự do
luôn mạnh mẽ hơn sự tàn bạo, và lòng can đảm mạnh hơn nỗi sợ hãi ».
Thủ tướng Nga Dimitri Medvedev kêu
gọi cộng đồng quốc tế « hãy đoàn
kết lại chống chủ nghĩa cực đoan » và « có lời đáp trả kiên
quyết trước các hành động khủng bố ».
Trong khi loạt khủng bố
này được cho là do quân thánh chiến tiến hành, giáo sĩ Ahmed Al Tayeb của đền thờ Al Azhar, định chế uy tín nhất
của Hồi giáo Sunni lên án các vụ tấn
công « ghê
tởm » và kêu gọi « toàn thế giới đoàn kết
lại để đối phó với con quái vật khủng bố ».
Ngoại trưởng Arab Saudis Adel Al Jubeir cho
rằng « các hành động khủng bố xâm phạm mọi đạo đức và tín ngưỡng ».
Các quốc gia vùng Vịnh
khác như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Koweit, Qatar, Bahrein…đều đồng
thanh lên án.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho
biết : « Israel
bên cạnh Tổng thống François Hollande và dân tộc Pháp trong cuộc chiến đấu
chung chống lại chủ nghĩa khủng bố ».
Ở châu Á, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe « phẫn nộ » và « cực lực lên án » các
vụ khủng bố đẫm máu ở Paris tối qua. Chủ
tịch nhà nước Trung cộng Tập Cận Bình tố cáo « một cách mạnh mẽ nhất các hành động
tàn bạo này ».
Philippines cam kết sẽ « tăng cường an
ninh » đối với nguyên thủ các nước đến dự
Thượng đỉnh APEC ở Manila tuần tới.
Cột ăng-ten của tòa
tháp World Trade Center ở New York được xây dựng trên nền công trình cũ sau các
vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín đã được chiếu sáng với màu cờ Pháp. Tháp CN
(Canadien National ) khổng lồ ở trung tâm Toronto, nhà hát Opera nổi tiếng ở Sydney…
cũng sáng rực ba màu xanh, trắng, đỏ của quốc kỳ Pháp. Rất nhiều nhân vật nổi
tiếng trong các ngành nghệ thuật, thể thao đều bày tỏ tình tương thân tương ái
trên các mạng xã hội.
Tổng hợp tin Reuters, AP
Je suis Paris