"...chỉ cần nhà nước Việt Nam gửi một Tuyên bố theo Khoản 3, Điều 12 Quy chế Rome công nhận thẩm quyền xét xử của ICC về tội ác hủy hoại môi trường."
Nhà nước CSVN có đứng về phía người dân nạn nhân để kiện Formosa
ra ICC?
FB
Phạm Lê Vuơng Các
Nạn nhân Việt Nam có thể khởi
kiện Formosa ra Tòa án Hình sự Quốc tế?
Hôm nay báo chí loan tin cho biết Tòa án
Hình sự Quốc tế (ICC) vào hôm 15/9 đã ra quyết định mở rộng phạm vi thụ lý xét
xử về tội phạm hủy hoại môi trường, bao gồm cả hành vi dùng vũ lực cưỡng chế đất
đai.
Thông tin này như dấy lên hy vọng cho các luật sư và
nhà hoạt động nhân quyền nảy ra ý định kiện Formosa ra ICC và kiện chính quyền
Việt Nam ra ICC vì cưỡng chế đất đai bằng vũ lực một cách có hệ thống.
Nạn nhân Việt Nam muốn kiện được Formosa
ra ICC, trong trường hợp này, rất đơn giản, không cần nhà nước Việt Nam phải
phê chuẩn Quy chế Rome, chỉ cần nhà nước Việt Nam gửi một Tuyên bố theo Khoản
3, Điều 12 Quy chế Rome công nhận thẩm quyền xét xử của ICC về tội ác hủy hoại
môi trường.
Nhưng thật ra, việc mở rộng phạm vi xử lý tội danh
này của ICC vẫn không thể giúp người dân Việt Nam thực hiện việc khởi kiện được
ra Tòa án Hình sự Quốc tế, vì Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn Quy chế Rome về Tòa
án Hình sự Quốc tế.
1.
Để Tòa án Hình sự Quốc tế thụ lý vụ việc,
thì cần có điều kiện là nhà nước Việt Nam đã phê chuẩn Quy chế Rome về Tòa án
Hình sự Quốc tế trong đó chấp nhận quyền tài phán của ICC được quy định tại Khoản
1, Điều 12 Quy chế Rome, nói nôm na là công nhận thẩm quyền xét xử của ICC .
Cho đến lúc này Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn Quy chế Rome và cũng không có ý định Tuyên bố công nhận thẩm quyền xét xử của ICC.
Vào năm 2014, trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) của Việt Nam, nhiều quốc gia đã đưa ra khuyến nghị Việt Nam cần phê chuẩn Quy chế Rome. Nhưng nhà nước Việt Nam đã bác bỏ hết. Lý do được đưa ra là: “ vấn đề này nhạy cảm, nhạy cảm lắm… chúng tôi cần có thời gian nhiên cứu, xem xét…”
Quy chế Rome công nhận thẩm quyền xét xử của ICC cho các tội danh xâm phạm nghiêm trọng về quyền con người, nên “nhạy cảm” với quan chức Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Chắc sẽ rất lâu, rất lâu nữa nữa Việt Nam mới tính đến chuyện trở thành thành viên của Quy chế này vì các bác ấy chẳng dại dột gì tự chui đầu vào rọ.
2.
Trở lại với ý định đưa Formosa ra Tòa án
Hình sự Quốc tế. Có ý kiến hỏi rằng, nếu Đài Loan đã phê chuẩn Quy chế Rome,
thì các tổ chức nhân quyền của Đài Loan có thể đại diện cho nạn nhân Việt Nam
khởi kiện Formosa ra ICC?
Câu trả lời vẫn là không. Vì căn cứ vào Khoản a, Điểm 2, Điều 12 Quy Chế này, ICC chỉ thực hiện quyền tài phán của mình khi vụ việc phạm tội xảy ra ở Quốc gia thành viên. Vụ việc Formosa phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam-nhưng Việt Nam không phải là quốc gia thành viên của Quy chế Rome thì ICC cũng không có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ việc.
3.
Nạn
nhân Việt Nam muốn kiện được Formosa ra ICC, trong trường hợp
này, rất đơn giản, không cần nhà nước Việt Nam phải phê chuẩn Quy chế Rome, chỉ cần nhà nước Việt Nam gửi một Tuyên bố theo Khoản 3, Điều 12 Quy chế Rome công nhận
thẩm quyền xét xử của ICC về tội ác
hủy hoại môi trường.
Nhưng liệu Nhà nước Việt Nam có đứng về
phía người dân là nạn nhân để giúp họ làm việc này?