Chủ tịch nước Việt Nam, Trần Đại Quang đến Bắc Kinh
Trung cộng vừa chơi một vố ngoại giao mà phía Việt Nam không biết
Chuyện bây giờ mới biết.
Ông Trần Đại Quang dẫn đầu một phái đoàn thăm viếng Trung cộng đồng thời
tham dự diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” từ ngày 11 đến
15 Tháng Năm 2017.
Trong các cuộc hội thoại, đàm phán chính thức giữa hai phái đoàn Việt Nam
và Trung cộng.
Bảng tên của phái đoàn Việt Nam bị viết bằng tiếng
Tàu…
Trong khi bảng tên của phái đoàn chủ nhà Trung cộng
được phiên âm sang tiếng Anh. Hình ảnh do đài truyền hình trong nước VTN1 truyền
đi. Đâu rồi phản ứng của nhà
cầm quyền csVN , của người dân trong nước ?
Hội đàm với TC nhưng tên phía đại diện VN được chúng phiên âm tiếng Trung, trong khi đại diện phía chúng lại phiên âm quốc tế Anh ngữ. Bọn đểu cáng Trung Cộng luôn coi VN là một địa phương nhỏ bé của chúng.
Cha ông ta từ xưa, khi quan hệ với TC luôn cẩn trọng từng chút một và phải cảnh giác chúng mọi lúc mọi nơi. Nó luôn là kẻ thù đấy!.
Đọc
thêm:
Trần Đại Quang đến Bắc Kinh, Trung cộng nói chuyện ‘tích cực’ về Biển
Đông
Chủ
tịch Trung cộng Tập Cận Bình đón tiếp chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang ở Bắc
Kinh hôm 10 Tháng Năm 2017. (Hình: Getty Images)
Trung cộng và Việt Nam đã thảo luận “tích cực” về
khu vực Biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền, không bên nào chỉ
trích bên kia, theo một viên chức ngoại giao cấp cao Trung cộng.
Nói với báo chí sau cuộc thảo luận giữa chủ tịch Trung
cộng Tập Cận Bình với chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang hôm 11 Tháng Năm 2017,
ông Liu Zhemin (Lưu Chấn Dân) thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng cho hay vấn đề
Biển Đông cũng đã được nêu ra trong cuộc thảo luận, theo tường thuật của
Reuters.
Trung cộng tổ chức diễn đàn này để cổ võ tham vọng lấy
Trung cộng làm đầu tàu kết nối với một dọc các nước đến Âu châu phát triển kinh
tế và mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị trên bình diện toàn cầu.
‘Vấn
đề (Biển Đông) đã được thảo luận nhưng với giọng điệu tích cực.’
Lưu Chấn Dân nói với báo chí. Ông Lưu giải thích thêm rằng “Theo tôi nghĩ, cuộc thảo luận về Biển Đông lần
này là một tin rất tích cực. Không có bên nào đả kích bên kia. Không có lời nào
đi ra ngoài khuôn khổ.”
Tân Hoa Xã chỉ có một bản tin ngắn về cuộc thảo luận
giữa hai ông Tập Cận Bình và Trần Đại Quang khi viết rằng “Ông Tập Cận Bình nói hai bên nên hợp tác chặt chẽ với nhau để áp dụng
các sự đồng thuận đã được các nhà lãnh đạo thỏa thuận, thắt chặt sự hợp tác
trên nhiều lãnh vực khác nhau, nâng cao thỏa hiệp đối tác chiến lược toàn diện
lên tầm cao mới.”
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) viết rằng “Hai
bên nhất trí tiếp tục duy trì
trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhằm định
hướng chiến lược, chỉ đạo thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác, kịp thời trao đổi, giải
quyết các vấn đề nảy sinh, duy trì cục diện hữu nghị và đà phát triển lành mạnh,
ổn định cho quan hệ Việt-Trung”.
Dịp này, TTXVN cho biết, ông Trần Đại Quang không
quên nhắc lại là “Việt Nam và Trung cộng
là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng, quan hệ hữu nghị truyền
thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em” …. Chủ tịch nước khẳng định chủ trương
nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng, chân thành mong muốn
phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước Trung
cộng, đây là sự lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam.”
Mới tháng trước, Hà Nội lên tiếng phản đối Bắc Kinh
ra lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông từ Tháng 5 đến đầu Tháng 8 là “xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam”. Việt Nam phản đối Trung cộng bồi đắp các đảo nhân tạo trên
các bãi đá ngầm cướp của Việt Nam từ thập niên 1980 và biến các nơi này thành
các căn cứ quân sự khổng lồ khống chế toàn bộ khu vực Biển Đông.
Mỗi khi có tin tức gì về các hoạt động của Trung cộng
tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Hà Nội đều cho phát ngôn viên lập lại lời
tuyên bố chủ quyền lãnh thổ có các bằng chứng lịch sử “không thể tranh cãi” dù
bị Bắc Kinh lờ đi.
Theo Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam, năm 2016, mậu dịch
hai chiều Việt Nam-Trung cộng được gần $72 tỷ (tăng 7.9% so với năm 2015).
Trong đó, Việt Nam xuất cảng gần $22 tỷ, nhập cảng gần $50 tỷ, thâm thủng $28 tỉ.
Dư luận và truyền thông tại Việt Nam từng có lời kêu
gọi “thoát Trung” sau cuộc đối đầu trên biển năm 2014 nhưng càng ngày Việt Nam
càng lún sâu vào sự lệ thuộc nền kinh tế Trung cộng.
Trung cộng tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của
Việt Nam và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung cộng
trong ASEAN. Kim ngạch thương mại song phương 3 tháng đầu năm 2017 được gần $19
tỷ (tăng 27.5% so với cùng kỳ năm 2016), theo TTXVN.
Người
Việt