04.06.2017

Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Shangri-La

Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Shangri-La
Hội nghị này mang tên của khách sạn nơi các cuộc gặp song phương và đa phương diễn ra từ 2-4 tháng Sáu. Diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La bắt đầu từ năm 2002 dưới sự chủ trì của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Chính phủ Singapore.
Diễn đàn năm nay có sự tham dự của 12 bộ trưởng quốc phòng.
Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull, hiện đang thăm Singapore, đọc bài phát biểu nhập đề vào tối hôm khai mạc 2/6.



Mỹ cảnh báo Trung cộng về các đảo ở Biển Đông
Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đưa ra lời cảnh báo với Trung  cộng tại Diễn đàn An ninh ở Shangri-la, Singapore hôm 03/6/2017.

Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận việc quân sự hóa của Trung  cộng với các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đưa ra cảnh báo tại Diễn đàn An ninh ở Shangri-la hôm 03/6/2017.

Phát biểu tại hội nghị an ninh thường niên có tính diễn đàn khu vực và quốc tế ở Singapore, ông nói những động thái như vậy làm suy yếu sự ổn định khu vực.

Tuyên bố lãnh thổ của Trung  cộng được đưa ra trên Biển Đông, một vùng biển giàu tài nguyên đang có tranh chấp chủ quyền khá gắt gao giữa một số quốc gia.

'Phản đối và không chấp nhận'

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Bắc Kinh đang xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên các rạn san hô và tiến hành tuần tra hải quân ở vùng biển có nhiều tranh chấp.

Trong bài diễn văn tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-la thường niên năm 2017, Tướng Mattis nói:

"Chúng tôi phản đối các quốc gia quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo và thực thi thái quá các yêu sách biển.

"Chúng tôi không thể và sẽ không chấp nhận những thay đổi đơn phương, cưỡng ép hiện trạng".

Tổng thống Donald Trump và các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông, một tuyến vận tải quan trọng.

Trong cuộc điều trần để được đề cử hồi đầu năm nay, ông Rex Tillerson, người đã trở thành ngoại trưởng Mỹ sau đó, đã cảnh báo rằng Hoa Kỳ "sẽ gửi cho Trung  cộng một tín hiệu rõ ràng rằng trước tiên việc xây dựng các hòn đảo phải chấm dứt, và thứ hai, việc tiếp cận các hòn đảo này của Trung  cộng cũng sẽ không được phép . "

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung  cộng nói Bắc Kinh sẽ "giữ vững quyền bảo vệ các quyền của mình trong khu vực".

Nhưng ở Singapore, tướng Mattis cũng ghi nhận một cách tích cực về quan hệ Mỹ-Trung, cho rằng mặc dù sự cạnh tranh giữa hai nước "có thể xảy ra, nhưng xung đột không phải là không thể tránh khỏi".

Vai trò tiếp đây của Mỹ?

Bản quyền hình ảnh UNCLOS, CIA Image caption Tuyên bố chủ quyền của Trung  cộng dựa trên một yêu sách đường chín đoạn (hay bản đồ đường lưỡi bò) trên Biển đông gây nhiều tranh cãi và phản ứng trong khu vực và quốc tế.

Câu hỏi lớn nhất trong các đại biểu châu Á tham dự diễn đàn là vai trò của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nhiều như thế nào trong khu vực ngày càng căng thẳng này, theo phái viên Karishma Vaswani của BBC tại Singapore.

Bà nói thêm rằng Tướng Mattis đã cố gắng trấn an các đồng nghiệp rằng Hoa Kỳ không quay lưng lại với châu Á.

Các quốc gia đối lập tranh cãi về lãnh thổ trên biển Biển Đông đã lâu, nhưng căng thẳng gia tăng đều trong những năm gần đây.

Các đảo nhỏ và vùng biển được Đài Loan, Trung  cộng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei tuyên bố chủ quyền với một phần hoặc toàn bộ.
Bắc Kinh đang xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên các rạn san hô và tiến hành tuần tra hải quân ở vùng biển mà các quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền.

Mặc dù chính quyền Hoa Kỳ trước đây của Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh rằng Mỹ có lập trường trung lập, nhưng Washington đã nhiều lần lên tiếng chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, đồng thời tìm cách xây dựng mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á có các yêu sách chủ quyền chồng lấn với Trung  cộng.

Vào tháng 7/2016, một tòa án quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung  cộng, ủng hộ một vụ kiện do Phi Luật Tân đưa ra, nhưng Bắc Kinh nói Trung  cộng sẽ không tôn trọng phán quyết.

Các xích mích đã và đang làm dấy lên quan ngại rằng khu vực đang trở thành một điểm nóng tiềm tàng những hậu quả có tính chất toàn cầu.

Thủ tướng Úc: ‘Cá lớn đừng nuốt cá bé’

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Thủ tướng Turnbull phát biểu trong bài diễn văn nhập đề tại Singapore.

Thủ tướng Úc nói về an ninh hàng hải và sự trỗi dậy của Trung  cộng trong bài diễn văn tại diễn đàn an ninh ở Singapore.

Trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, tối 03/06, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nói về tự do hàng hải.

“Lập trường của Úc là cần phải có môi trường xung quanh mình được định hình bởi thị trường mở và dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và ý tưởng.

“Tức là tự do hàng hải không bị thách thức và các quyền của các quốc gia nhỏ là không bị ngăn cản.

“Những bất đồng được giải quyết bằng đối thoại phù hợp thông qua luật lệ được đồng thuận và các định chế có tổ chức.

“Đây là một thế giới mà cá lớn không nuốt hoặc hù dọa cá nhỏ,” ông Turnbull phát biểu trong bài diễn văn nhập đề tại Singapore.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cũng thừa nhận rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung  cộng tiếp tục là chủ đề gây tranh luận gay gắt nhất.

Ông Turnball, hiện cũng đang thăm chính thức Singapore, nói về nhu cầu gìn giữ cấu trúc lấy luật lệ làm nền tảng nếu muốn duy trì sự năng động của khu vực.

“Điều này có nghĩa hợp tác chứ không hành động đơn phương để chiếm giữ hoặc hình thành lãnh thổ hoặc quân sự hóa khu vực có tranh chấp. Điều này có nghĩa cạnh tranh trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”.

Thủ tướng Úc thừa nhận rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung  cộng tiếp tục là chủ đề gây tranh luận gay gắt nhất.

“Trung  cộng sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc định hình khu vực. Lẽ tự nhiên là Bắc Kinh sẽ tìm kiếm ảnh hưởng chiến lược để phù hợp với sức mạnh kinh tế của họ.

“Tuy nhiên, chúng tôi muốn thấy Trung  cộng lĩnh hội vai trò lãnh đạo mà họ mong muốn theo cách củng cố trật tự khu vực vốn giúp ích cho tất cả các nước.

“Một Trung  cộng ưa chèn ép sẽ khiến các nước láng giềng không thể nhượng bộ quyền tự chủ và không gian chiến lược của họ, và họ sẽ tìm cách để đối trọng sức mạnh của Bắc Kinh bằng cách củng cố các liên minh và quan hệ đối tác, giữa các nước này với nhau và đặc biệt là với Hoa Kỳ.

“Duy trì thượng tôn pháp luật trong khu vực của chúng ta, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia lớn và nhỏ là điều cốt yếu cho hòa bình và ổn định.
“Hòa bình và ổn định của khu vực của chúng ta đã được trợ giúp bởi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ.

“Qua những thăng trầm của lịch sử, Hoa Kỳ đã bảo vệ cho các giá trị mà quốc gia này được thành lập, đó là tự do, dân chủ và thượng tôn pháp luật. Sự lãnh đạo đó, cam kết đó, và những giá trị đó là quan trọng hơn bao giờ hết,” ông Turnbull nói.

BBC Tiếng Việt