Tin Tổng Hợp Liên Quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày
23.07.2017)
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tàu cá bị tấn công trên biển, 4 thuyền viên bị thương nặng
Ngày 23/7, thông tin
từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, 1 tàu cá của VN
bị tàu nước ngoài bắn, 4 thuyền viên bị thương nặng do mất máu, tình trạng rất
nguy kịch.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, lúc 7h50 ngày 23/7, trực ban tác chiến nhận được thông
tin từ lực lượng Cảnh sát biển 3 .
Báo cáo của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Theo đó, vào lúc 21h00 ngày 22/7, tại khu vực cách đường phân định ranh
giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Nam Dương khoảng 7 hải lý về hướng Bắc, cách
Tây Nam bãi cạn Đông Sơn khoảng 34 hải lý, tàu cá BĐ 311153 TS có 4 thuyền viên
bị thương nặng (mất máu) do bị tàu nước ngoài bắn, tình trạng rất nguy kịch.
Hiện tàu cá BĐ 311153 TS đang trong hành trình về Côn Đảo để cấp cứu các
nạn nhân, tốc độ hành trình là 7 hải lý/giờ (dự kiến 17h30 ngày 23/7 sẽ cập
cảng Côn Đảo).
Hiện trực ban tác chiến Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đã báo cáo cấp trên và các cơ quan liên quan biết để kịp thời hỗ trợ cấp cứu
các nạn nhân, đồng thời chỉ đạo các đơn vị thông báo cho các ngư dân đang hoạt
động gần khu vực trên hỗ trợ các nạn nhân tàu cá gặp nạn.
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã chỉ đạo Đồn
biên phòng Côn Đảo liên lạc, theo dõi, nắm tình hình phương tiện bị nạn; chuẩn
bị phương tiện, lực lượng sẵn sàng tham gia hỗ trợ, cấp cứu các nạn nhân.
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đề nghị các cơ
quan chức năng có biện pháp hỗ trợ các ngư dân gặp nạn; đề nghị Ban chỉ huy
Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các cơ quan y tế có biện
pháp hỗ trợ y tế từ xa cho các ngư dân bị nạn, đồng thời hỗ trợ chuyển bệnh
nhân vào trung tâm y tế khi tàu bị nạn cập cảng tại Côn Đảo.
Nguyễn Nam
Hoạt động khoan dầu ở Bãi Tư Chính của Việt Nam có thể phải ngưng
dưới áp lực Trung Cộng
Ảnh:
Petro Vietnam
Công ty Talisman-Việt Nam trực thuộc tập đoàn Respol
của Tây Ban Nha có thể phải ngưng khoan dầu ở bãi Tư Chính, một lô dầu khí nằm
trong vùng biển bị đường lưỡi bò của Trung Cộng liếm qua, mà Bắc Kinh gọi là lô
An Bắc 21.
Nhà báo tự do
Trương Huy San (blogger Huy Đức) dẫn nguồn tin nội bộ cho hay trên trang web của
Việt Nam Thời Báo rằng, vào ngày Thứ Hai 24 tháng 7, có thể mọi hoạt động ở đây
sẽ phải ngưng, vì các sức ép đến từ Trung Cộng.
Trước đây, BBC dẫn
nguồn tin từ Singapore cho biết, việc khoan dầu đã bắt đầu vào ngày 21 tháng 6
vừa qua tại lô 136-03 trong khu vực bãi Tư Chính, khoảng 400 km ngoài khơi tỉnh
Khánh Hòa. Cả Việt Nam và Trung Cộng đều coi đây là vùng “chủ quyền không thể
tranh cãi” của mình.
Năm 2014, công
ty Brightoil có trụ sở tại Hong Kong mua quyền khai thác lô An Bắc 21 với giá 3
triệu Mỹ kim. Hai trong số các giám đốc của Brightoil là thành viên cấp cao của
đảng cộng sản Trung Hoa.
Theo blogger Huy
Đức, việc Hà Nội cho Repsol khoan thăm dò ở lô 136-03 không chỉ như một dự án
khai thác dầu khí đơn thuần, mà còn để xác định chủ quyền của Việt Nam ở vùng
biển này. Hai mũi khoan được bắt đầu vào ngày 18 tháng 6, đúng ngày phó chủ tịch
Quân Ủy Trung Ương Trung Cộng Phạm Tường Long tới Hà Nội. Tướng Phạm khi đó đã
bỏ về. Bắc Kinh sau đó triệu hồi đại sứ và đưa gần 200 tàu xuống bãi Tư Chính.
Theo SBTN
REPSOL CÓ THỂ PHẢI NGƯNG HAI MŨI KHOAN Ở BÃI TƯ CHÍNH 136/3
Trương Huy San
Lô 136/03 mà các
bạn nhìn thấy trên bản đồ này là nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam: Bãi Tư
Chính. Nhưng, nó cũng là nơi, đường lưỡi bò của Trung cộng liếm qua và Bắc Kinh
gọi đó là An Bắc 21. Cả VN và TQ đều coi đây là vùng "chủ quyền không thể
tranh cãi" của mình. Việc Hà Nội cho Repsol khoan thăm dò ở lô 136/03
không chỉ như một dự án khai thác dầu - khí đơn thuần mà còn như để khẳng định
chủ quyền của VN ở vùng biển này.
Nhưng, ngày mai,
thứ Hai, 24-7-2017, có thể Repsol sẽ phải ngưng mọi hoạt động ở đây vì các sức
ép đến từ Trung cộng.
Hai mũi khoan được
bắt đầu vào ngày 18-6-2017, đúng ngày Phó chủ tịch Quân ủy Trung cộng Phạm Tường
Long tới Hà Nội. Tướng Phạm Tường Long khi đó đã bỏ về, BK triệu hồi đại sứ,
đòi đàm phán ở cấp cao và đưa gần 200 tàu xuống bãi Tư Chính nhưng Hà Nội vẫn để
Repsol duy trì các hoạt động khoan thăm dò.Nhưng lần này thì có vẻ như Hà Nội
đang đơn độc.
BẮC KINH ĐƯA GIÀN KHOAN GÂY HẤN TẠI LÔ
136-03
Tàu Hải giám Trung cộng gần tàu Cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 210 km,
Bắc Kinh ngang nhiên đưa
giàn khoan Hải Dương 760 được hàng chục tàu hộ tống tiến vào vùng đặc quyền
kinh tế (200 hải lý) của Việt Nam tại Lô 136-03 để tranh chấp. Đây là nơi hiện
tàu khoan dò Deepsea Metro I của hãng Talisman-Việt Nam thuê mướn đang triển
khai khoan dò dự án khai thác dầu. Trong hai ngày qua, lực lượng Cảnh sát biển
Việt Nam cùng lực lượng kiểm ngư Việt Nam đang vất vả ngăn chặn không cho Hải
Dương 760 của Trung cộng tiến vào gây hấn. Hôm nay Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt
Nam đã điều 14 tàu của Vùng 3 Cảnh sát biển ra tăng viện gấp.
Tàu
khoan dò Deepsea Metro I của hãng Talisman-Việt Nam tại Lô 136-03, Bãi Tư Chính.
Căng thẳng ngoài
khơi biển Vũng Tàu
Sáng 22.7, có 14 tàu của Cảnh sát biển Vùng III vừa được lệnh rời Vũng
Tàu ra khơi. Theo tin nhận được, mấy ngày qua, lực lượng kiểm ngư Việt Nam với
trên 30 tàu và các tàu chấp pháp đang căng thẳng ở khu vực quanh bãi Tư Chính
(Vanguard Bank) cách Vũng Tàu 229 hải lý về phía Đông Nam; Nhằm ngăn chặn không
cho HYSY-760 của Trung cộng đang cùng 40 tàu hộ tống hăm he vượt qua làn ranh đỏ
vô thềm lục địa phía Nam.
Tàu tuần
duyên VN. Ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà
Đây là nơi đang
triển khai dự án khai thác dầu Cá Rồng Đỏ (lô 136-3) do PetroVietNam hợp tác với
Repsol của Tây Ban Nha, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Như có nhắc
trong tin về tướng Phạm Tường Long sang thăm Hà Nội và bỏ về sớm. Trước đó,
ngày 16.6, Trung cộng lại ra thông báo v/v HD-981 sẽ hoạt động ngay gần cửa vịnh
Bắc Bộ trong 3 tháng. Trong khi giàn khoan này tiếp tục di chuyển xuống phía
Nam, Trung cộng đã triển khai 40 tàu hải giám và máy bay Y8 tại khu vực quanh
lô 136-3.
Tàu tuần duyên 2009 của VN. Ảnh: FB Lê
Nguyễn Hương Trà
Các nhà quan sát nhận định, có khả năng căng thẳng
leo thang trong những ngày tới!
Clip tàu CSB 9001 ra khơi sáng 22.7, anh Trần
Song Hải ghi lại:
Biển Đông: Tổng thống Mỹ đồng ý kế hoạch đối phó Trung cộng
Khu
trục hạm Mỹ USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn, Hoàng Sa ngày 02/07/2017.Reuters
Sự kiện Mỹ tiến
hành ba chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông từ hạ tuần
tháng Năm 2017 đến nay, sau một thời gian dài bất động, rốt cuộc đã rõ nguyên
nhân : Tổng thống Donald Trump đã chuẩn y một kế hoạch hành động cụ thể do bộ
Quốc Phòng Mỹ đưa lên nhằm thường xuyên thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung
cộng tại Biển Đông.
Breitbart News,
một hãng truyền thông thân cận với Tò Bạch Ốc, ngày 20/07/2017, đã trích dẫn một
viên chức Mỹ tiết lộ rằng ngay từ tháng Tư vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim
Mattis đã chuyển lên cho tổng thống Mỹ một kế hoạch nhằm đối phó với các đòi hỏi
quá đáng của Trung cộng tại Biển Đông, phác thảo cả một lịch trình dùng cho cả
năm, điều động chiến hạm Mỹ đi vào những vùng biển quốc tế mà Trung cộng yêu
sách chủ quyền một cách bất hợp pháp.
Theo hãng tin
Breibart, mặc dù Hải Quân Hoa Kỳ đã thường xuyên tiến hành các « hoạt động bảo
vệ tự do hàng hải » trên khắp thế giới từ nhiều thập niên trước đây, nhưng
chính quyền Obama, vì tránh đụng chạm đến Trung cộng, đã cho dừng các chiến dịch
này ở Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, chỉ thực hiên một vài vụ vào năm 2016.
Viên chức Mỹ trả
lời hãng Breibart tố cáo : Dưới thời tổng thống Obama, Lầu Năm Góc đã gửi yêu cầu
tiến hành chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tới Hội Đồng An Ninh Quốc gia, nhưng
các đề nghị này đã bị chận lại. Trong thời gian đó, thì Trung cộng rốt ráo
bồi đắp các rạn san hô trong tay họ ở Biển Đông, lắp đặt ngày càng nhiều thiết
bị quân sự trên đó, bất chấp việc Việt Nam, Mã Lai, Brunei, Phi Luật Tân và Đài
Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên các khu vực đó.
Theo nhận xét của
viên chức Mỹ nói trên, với kế hoạch mới, Tòa Bạch Ốc đã biết trước về các chiến
dịch dự trù, do đó không bị « bất ngờ » mỗi khi có đề xuất được chuyển lên, và
việc bật đèn xanh sẽ nhanh chóng hơn trước đây.
Việc chấp thuận
nhanh hơn sẽ cho phép các hoạt động tuần tra được thực hiện một cách « rất bình
thường » và « rất thường xuyên », mang tính chất một phần của hoạt động hải
quân thông thường, trái với thời Obama là mỗi chiến dịch đề xuất đều mang tính
chất cá biệt, « làm một lần rồi thôi », nhằm phản ứng lại một điều gì cụ thể mà
Trung cộng đã làm, do đó bị xem xét và phê duyệt kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian
hơn để được chấp nhận.
Trong khuôn khổ
kế hoạch mới đã được tổng thống Donald Trunp chấp thuận, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ là
nơi đề xuất chiến dịch tuần tra, đề nghị này được chuyển lên theo hàng dọc, lần
lượt đi qua Hạm Đội Thái Bình Dương, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Ngũ Giác Đài,
và sau đó đến Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Ngũ Giác Đài cũng
sẽ chuyển yêu cầu qua bộ Ngoại Giao cùng lúc với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, để
đảm bảo rằng chiến dịch sẽ không tác hại tới một hoạt động ngoại giao nào đó.
Theo ông Harry
Kazianis, giám đốc nghiên cứu về quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu National
Interest, việc tiến hành thường xuyên, đều đặn các chiến dịch tuần tra bảo vệ tự
do hàng hải ở Biển Đông là một điều tốt, để cho Trung cộng biết rằng « Hoa Kỳ sẽ
hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép, cũng giống như Bắc
Kinh khi họ tiến hành các hoạt động quanh đảo Guam, Hawaii hoặc gần Alaska ».
Chiến dịch tuần
tra bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng được Quốc Hội Mỹ ủng
hộ, thậm chí vào tháng Năm vừa qua, một nhóm thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng
còn công khai bày tỏ lo ngại trước sự kiện từ tháng 10 năm ngoái đến lúc đó, Mỹ
đã không làm một cuộc tuần tra nào ở Biển Đông.
Giải thích về việc
tại sao trước tháng Năm, bộ Quốc Phòng Mỹ đã bác bỏ mọi đề nghị tiến hành các
chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, viên chức Mỹ nói trên
giải thích là vào thời điểm đó, bộ trưởng Mattis không muốn phê duyệt các chiến
dịch riêng lẻ, mà muốn chờ có được kế hoạch tổng thể.
Kế hoạch đã được
thông qua, và chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông đầu tiên thời tổng
thống Trump đã được tung ra ngày 24 tháng 5, với khu trục hạm USS Dewey tiến
vào bên trong vùng 12 hải lý quanh bãi đá ngầm Vành Khăn (Mischief) ở Trường
Sa. Qua ngày 02/07, đến lượt tàu khu trục USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn tại
Hoàng Sa. Đến mồng 6 tháng 7, hai chiếc oanh tạc cơ B-1B Lancer đã bay tuần tra
ngang không phận Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Trọng Nghĩa (RFI)
Tổng thống Mỹ phê duyệt hải quân tuần tra
nhiều hơn ở Biển Đông
Dự kiến các tàu khu trục Mỹ sẽ tuần tra vì tự do
hàng hải thường xuyên hơn ở Biển Đông
Tổng thống Donald Trump mới
chuẩn thuận kế hoạch trao cho hải quân Mỹ nhiều quyền tự do hơn để thực hiện
các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông, theo một bài đăng trên trang
tin Breibart News hôm 21/7.
Kế hoạch của tổng thống Mỹ
đồng thời gây sức ép lên các nỗ lực của Trung cộng gia tăng sự hiện diện quân sự
ở vùng biển bằng cách xây đảo nhân tạo.
Các nhà ngoại giao nhìn nhận
rằng có thể coi động thái kể trên là một thách thức đối với những tuyên bố đòi
chủ quyền biển của Trung cộng về hầu hết Biển Đông và các nỗ lực của nước này
nhằm bác bỏ những tuyên bố chồng lấn của 5 nước khác, gồm có Việt Nam, Mã Lai, Nam
Dương, Brunei và Phi Luật Tân.
Động thái của Mỹ sẽ làm
cho hải quân Trung cộng phải “bận rộn” trong vùng, và khiến Bắc Kinh khó xử lý
những tranh chấp lãnh thổ với những nước khác như Ấn Độ và Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Jim Mattis đã lập bản kế hoạch mới với lịch hoạt động cho cả một năm, xác định
các thời điểm hải quân Mỹ sẽ cử tàu đi xuyên qua những vùng biển có tranh chấp.
Ông Mattis đã trình kế hoạch lên Tòa Bạch Ốc hồi tháng 4 năm nay.
Một viên chức Mỹ nói với
Breibart News rằng Tòa Bạch Ốc sẽ nắm được tất cả các cuộc tuần tra vì tự do
hàng hải nằm trong kế hoạch. Như vậy, họ sẽ không “ngạc nhiên” khi có các đề xuất
được chuyển từ dưới lên, và việc phê duyệt sẽ nhanh hơn, theo lời viên chức.
Viên chức này nói thêm quy
trình phê duyệt nhanh hơn cũng có nghĩa các cuộc hành quân có thể được thực hiện
“thường xuyên hơn”, trong khuôn khổ một chương trình duy trì các vùng biển luôn
thông thương, thay vì chỉ là một hoạt động đơn lẻ.
Hiện chưa rõ kế hoạch này
có phải là một phần trong một chiến lược lớn hơn về châu Á-Thái Bình Dương, hay
nó đơn thuần chỉ nhằm làm cho các hoạt động vì tự do hàng hải diễn ra thường
xuyên hơn ở Biển Đông.
Theo kế hoạch mới, hải
quân Mỹ sẽ có nhiều tự do hơn so với thời chính quyền Tổng thống Obama.
Chính quyền khi đó đề nghị
Hội đồng An ninh Quốc gia phê duyệt các quyết định hành quân quan trọng. Cũng
trong thời ông Obama, Mỹ đã đình chỉ các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải
trong suốt 3 năm, từ 2012-2015.
Trong năm 2016, Mỹ chỉ có
ba cuộc tuần tra như vậy. Trong khi đó, kể từ khi ông Trump nắm quyền đến nay,
với khoảng thời gian 6 tháng, Mỹ cũng đã thực hiện tới 3 cuộc tuần tra.
“Rõ ràng mọi việc quay trở
lại với mức độ bình thường”, phát ngôn viên chính của Ngũ Giác Đài nói với
Breitbart News.
Việt Nam, Trung cộng và 5 bên khác có các tuyên bố
chồng lấn ở Biển Đông
Khi một nước đưa ra tuyên
bố chủ quyền biển quá đáng, hải quân Mỹ thách thức lại bằng cách điều tàu, thường
là khu trục hạm, đi vào sát vùng lãnh thổ trong vòng tranh chấp và đi xuyên qua
vùng biển có tranh chấp, như là một cách bảo đảm tự do hàng hải cho tất cả các
nước.
Trong năm 2016, Mỹ đã
thách thức các tuyên bố quá đáng của 22 nước, trong đó, các tuyên bố của Trung
cộng ở Biển Đông được xem là các tuyên bố nổi bật nhất.
Biển Đông có nhiều tuyến vận
tải biển đi qua, chuyên chở lượng hàng giá trị tới 5 nghìn tỷ đôla mỗi năm.
Trung cộng đã hồi đáp mạnh
mẽ với các hoạt động của Mỹ, tuyên bố các động thái của Mỹ mang tính khiêu
khích.
Bắc Kinh cũng đòi
Washington “phải xin phép”, một yêu cầu không phù hợp với luật quốc tế và các
công ước của Liên Hiệp Quốc.
(theo Breibart News, South China Morning Post, Business Insider)
VOA Tiếng Việt
Đọc thêm:
Sau phán quyết của
tòa PCA, có vẻ như TC bớt hung hăng hơn. Báo NNVN đặt câu hỏi: Trung cộng âm thầm đổi chiến lược về biển Đông? Bài báo kết luận: “Trung cộng không bao giờ từ bỏ
chủ trương bành trướng, nhất là khi đang nắm trong tay những con bài chủ, sau
khi quân sự hóa các đảo trên biển Đông. Và sự yên lặng hiện nay trên vùng biển
chiến lược này chỉ là một sự yên tĩnh ngoài mặt, mà bên dưới là những cơn sóng
ngầm“.
Báo Diplomat có
bài: Coi chừng bị mắc lừa khi thấy Biển Đông yên tĩnh.
Tác giả cho rằng,
mặc dù không còn hung hăng như trước đây, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh ngưng việc xây dựng các cơ sở quân sự ở quần đảo
Trường Sa, vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).
Tờ báo cực hữu
Breitbart News, từng dưới sự điều hành của Steve Bannon, cánh tay phải của TT
Trump, có bài độc quyền: Trump có kế hoạch thách thức các tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông. Bài báo cho biết, Trump đã thông qua kế hoạch của Lầu Năm góc trong
năm nay, yêu cầu phải có những thách thức thường xuyên đối với những tuyên bố
chủ quyền trên Biển Đông của Trung cộng.