Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Đức về việc kết án 9 năm tù đối với
nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga
Hình ảnh phiên tòa xử bà Trần Thị Nga. Ảnh chụp màn hình clip TTXVN
Về bản án dành cho nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam
Trần Thị Nga, hôm qua ngày 27.7, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên
bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên
bố như sau:
"Tôi thấy bàng hoàng trước
việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9
năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham
nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động
và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên
dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay.
Cũng như trong trường hợp của
blogger nổi tiếng người Việt Nam ‘"Mẹ Nấm", người bị kết án mười năm
tù giam vì sự dấn thân cho nhân quyền cách đây chưa đầy một tháng, bản án này
cũng đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền mà Việt Nam đã công nhận cũng
như vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã
tham gia. Ngay cả Hiến pháp Việt Nam cũng bảo vệ sự tự do biểu đạt và tự do báo
chí.
Bản án không hợp lý cũng đi
ngược lại các cải cách trong lĩnh vực nhà nước pháp quyền của Chính phủ Việt
Nam. Bên cạnh đó, qua việc này Việt Nam còn mạo hiểm với danh tiếng của mình là
một quốc gia định hướng cải cách và hiện đại hóa.
Tôi xin chia sẻ với gia đình
bà Nga, vì bản án này đối với họ là một điều bất hạnh lớn."
Thông tin chi tiết:
Nhà hoạt động Trần Thị Nga, sinh ngày 28/04/1977 tại
tỉnh Hà Nam, là một bà mẹ có bốn con (trong đó hai con mới bốn và bảy tuổi).
Vì sự dấn thân của mình mà bà Nga đã nhiều lần là nạn
nhân của các cuộc hành hung của lực lượng an ninh. Bà bị bắt giam từ tháng 1
năm 2017 (khoảng 3 tháng sau khi blogger và nhà hoạt động nổi tiếng "Mẹ Nấm"
bị bắt). Trong phiên xét xử ngày 25/7 – với thời gian dự kiến ban đầu là 2 ngày
– bà Nga đã bị tuyên phạt 9 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội "Tuyên
truyền chống nhà nước". Chồng và người thân của bà đã không được phép tham
dự phiên tòa.
*
Zum Urteil gegen die vietnamesische Menschenrechtsaktivistin Tran
Thi Nga sagte die Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Bärbel Kofler
am 27.07:
"Die sehr harte Verurteilung von Frau Tran Thi
Nga zu neun Jahren Haft durch ein Gericht in Vietnam hat mich bestürzt. Tran
Thi Nga hat sich mit friedlichen Mitteln gegen Korruption und Willkür sowie für
Justizopfer, Arbeiterrechte und den Umweltschutz eingesetzt. Ihr Einsatz wurde
von Amnesty International anlässlich des diesjährigen Internationalen
Frauentages gewürdigt.
Wie im Falle von "Mother Mushroom", einer
bekannten vietnamesischen Bloggerin, die vor weniger als einem Monat zu zehn
Jahren Haft aufgrund ihres menschenrechtlichen Engagements verurteilt worden
war, widerspricht auch dieses Urteil den von Vietnam anerkannten
menschenrechtlichen Prinzipien und verstößt gegen den internationalen Pakt über
bürgerliche und politische Rechte, dem Vietnam beigetreten ist. Auch die
vietnamesische Verfassung schützt Meinungs- und Pressefreiheit.
Die unverhältnismäßige Verurteilung steht im
Widerspruch zu den rechtsstaatlichen Reformen der vietnamesischen Regierung.
Zudem setzt Vietnam damit leichtsinnig seinen Ruf als reformorientierter Staat
auf Modernisierungskurs aufs Spiel.
Meine Gedanken sind bei der Familie von Frau Tran,
für die dieses Urteil ein großes Unglück bedeutet."
Hintergrund:
Die Menschenrechtsaktivistin Tran Thi Nga, geboren
am 28. April 1977 in der nordvietnamesischen Provinz Ha-Nam, ist vierfache
Mutter (zwei Kinder sind erst vier und sieben Jahre alt).
Aufgrund ihrer Tätigkeit war Frau Tran mehrmals
Opfer von Attacken durch die Sicherheitskräfte. Bereits im Januar 2017 war sie
festgenommen worden (ca. drei Monate nach der Festnahme der berühmten Bloggerin
und Aktivistin "Mother Mushroom"). In einem ursprünglich für zwei
Tage geplanten Prozess wurde sie am 25. Juli wegen "Betreibung von
Propaganda gegen den Staat" zu neun Jahren Haft und zu fünf Jahren
Hausarrest verurteilt. Der Ehemann von Frau Tran und ihre Verwandten durften
dem Verfahren nicht beiwohnen.
Nguồn: