„…trải nghiệm chủ nghĩa
cộng sản là một bi kịch lớn nhất trong thế kỷ XX : hàng chục triệu con người vô
tội bị giết hại, hàng chục triệu nạn nhân khác bị giam hãm trong các trại cải
tạo và cầm tù, vô số gia đình bị tan vỡ và cả một xã hội bị đè bẹp…“
Báo Le Figaro
Thierry Wolton : « Chủ nghĩa cộng sản » là một « chủ nghĩa không tưởng »
(Thierry Wolton,
phóng viên điều tra tại Đông Âu những năm 1970-1980 và sử gia chuyên về KGB)
Thierry
Wolton, tác giả bộ sách “Lịch sử Thế giới về Chủ nghĩa cộng sản”.
Ảnh chụp năm 2008.
Trước khi đề
cập đến cảnh báo của tình báo Anh về việc hợp tác điện hạt nhân với Trung Quốc
và việc khẳng định lại vị thế của Nga trên chính trường quốc tế, mục Văn hóa
của Le Figaro (22/10/2015) giới thiệu bộ sách sử đồ sộ của Thierry Wolton lên
án sự ảo tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Tờ báo đề tựa : « Chủ nghĩa chuyên chế
mê hoặc đến chừng nào ».
Với tấm ảnh
các triết gia Đức Engel-Karl Marx, các lãnh tụ cộng sản như Lê-nin, Stalin, Mao
Trạch Đông, Pol Pot, Kim Nhật Thành, và lãnh đạo đảng cộng sản Pháp Jacques
Duclos, Le Figaro cho biết bộ sách mang tựa đề « Lịch sử Thế giới về Chủ nghĩa
Cộng sản » là do Thierry Wolton, phóng viên điều tra tại Đông Âu những năm
1970-1980 và sử gia chuyên về KGB biên soạn. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh kể
từ sau bức tường Berlin sụp đổ, nhiều người có lẽ đã tin rằng đấy là cú đánh
chí mạng dành cho « chủ nghĩa cộng sản ».
Thế nhưng,
từ năm 2008, chủ nghĩa tư bản rơi vào vòng xoáy khủng hoảng. Trong khi đó Trung
Quốc – cường quốc thứ hai trên thế giới – không ngừng tự xưng là quốc gia theo
chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người không khỏi tự hỏi, phải chăng là mình đã lên án
quá nhanh hệ thống cộng sản đó ?
Nhằm chống
lại « tư tưởng xét lại » này, ông Thierry Wolton và Hélène Carrère d’Encausse
đã viết nhiều tiểu luận, nhắc lại những sai lầm cố hữu về học thuyết chủ nghĩa
cộng sản và những bi kịch nhân loại của học thuyết này.
Dựa vào
nguồn tài liệu dồi dào liên quan đến toàn bộ chế độ và các đảng cộng sản xưa và
nay, với cách hành văn mạch lạc, rõ ràng, bộ sách của Thierry Wolton đưa ra một
cái nhìn tổng hợp, làm nổi bật điểm cốt lõi các sự kiện. Để rồi từ đó, ông phân
tích các tiến trình cho tác phẩm và thường xuyên so sánh đối chiếu các phương
pháp với nhau nhằm chỉ rõ tính độc nhất của cái hiện tượng gọi là « chủ nghĩa
cộng sản ».
Thông qua
những câu chuyện sống động, được đan xen với nhiều nhân chứng và giai thoại
được góp nhặt và có nhiều nét tương đồng – từ Trung Hoa cộng sản đến Cuba và từ
Liên Xô đến Cam Bốt – tác phẩm tạo ra một tiếng vang và chỉ cho độc giả thấy
tầm mức của những tội ác và chiều sâu những bi kịch đó. Theo Le Figaro, cũng nên nói lên và nhắc lại
một điều : trải nghiệm chủ nghĩa cộng sản là một bi
kịch lớn nhất trong thế kỷ XX : hàng chục triệu con người vô tội bị giết hại,
hàng chục triệu nạn nhân khác bị giam hãm trong các trại cải tạo và cầm tù, vô
số gia đình bị tan vỡ và cả một xã hội bị đè bẹp.
Bộ sách sử
của Wolton gồm hai tập :
Tập một dành nói về « Những tên đao phủ » cộng sản như Lê-nin, Stalin, Mao Trạch Đông,
Pol Pot, gia đình họ Kim (Bắc Triều Tiên) và nhiều người khác nữa. Những người
nắm giữ quyền lực và sẵn sàng đi đến những hành động cực đoan tồi tệ nhất để
bảo toàn và áp dụng bằng mọi giá hệ tư tưởng của họ bằng cách tự cấp cho mình
ba đặc quyền : chính trị, tư tưởng và các phương tiện sản xuất và phân phối vật
chất. Những thứ đảm bảo cho họ quyền kiểm soát xã hội, cho đến chuyện riêng tư
và cả lối suy nghĩ của con người.
Trong tập thứ hai, tác giả đề cập đến « Các nạn nhân ». Ông mô tả chi tiết
nhiều các hành động truy bức và hủy diệt.
Và trong
tương lai không xa, tập thứ ba sẽ ra
đời liên quan đến « Những tên đồng phạm
».
Nguồn: Theo RFI Tiếng Việt