"...Không cần phải leo lên hay bơi vào núi xương sông máu, chỉ rất giản đơn, trong vài khung “đứng hình” của quá khứ cũng đủ trả lời cho câu hỏi tại sao sinh viên Nguyễn Viết Dũng và nhóm bạn lại thân thương với quân phục và phù hiệu Quân Đội VNCH… Và là nỗi ám ảnh của nhà nước “đảng ta” mỗi khi nó xuất hiện nơi công cộng… đến thế?...“
Hoàng Thanh Trúc (Dânlàmbáo)
LS Võ An Đôn -
Tôi vừa nhận
được Giấy đề nghị luật sư bào chữa của bị can Nguyễn Viết Dũng viết từ trại
giam Hỏa Lò, nhờ luật sư Trần Thu Nam gửi cho tôi qua đường bưu điện.
Bị can Nguyễn Viết Dũng bị Công an quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội khởi tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo quy
định tại khoản 2, Điều 245 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 2 năm đến 7
năm tù.
Diễn biến sự việc như sau: Nguyễn Viết
Dũng (biệt danh Dũng Phi Hổ) là con trai duy nhất trong một gia đình nông dân
nghèo ở thôn Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Từ nhỏ Nguyễn Viết Dũng thể hiện là một
cậu bé thông minh, hiếu học, bạn bè quý mến. Năm học lớp 12, Dũng tham gia cuộc
thi Đường lên đỉnh Olympia và đạt giải nhất cuộc thi tháng, sau đó thi đỗ vào
trường Đại học bách khoa Hà Nội, học đến năm thứ 3 thì Dũng bị đuổi học vì tham
gia biểu tình chống Trung Cộng.
Sau khi bị đuổi học Nguyễn Viết Dũng trở
về nhà làm nông phụ giúp gia đình, trong thời gian bố mẹ đi làm thuê vắng nhà,
Nguyễn Viết Dũng đã hai lần tự tay làm lá cờ vàng ba sọc đỏ treo trên nóc nhà,
vì nhà của Dũng nằm ở trung tâm địa bàn giáp ranh ba xã (xã Phúc Thành - xã Hậu
Thành - xã Lăng Thành) nên rất nhiều người dân nhìn thấy lá cờ, hiếu kỳ đến xem
rất đông, cùng với lực lượng an ninh đến bao vây phong tỏa nhiều ngày liền, đã
làm náo động cả một vùng quê.
Sáng ngày 12/4/2015, Nguyễn Viết Dũng đi
cùng một nhóm bạn mặc áo thun đen có in hình biểu tượng quân lực Việt Nam Cộng
Hòa trước ngực, đến vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội để tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội thì bị bắt giữ, tính đến nay
đã hơn 6 tháng.
Không biết kết quả phiên tòa sắp tới sẽ
như thế nào, nhưng với tư cách là một luật sư tôi sẽ làm hết khả năng của mình,
để bào chữa cho chàng trai lắm tài nhiều tật thật hiếm thấy này.
Bổ túc:
Hoàng Thanh Trúc trong bài viết Họ sợ “quân phục” QL/VNCH!?
đăng
trên trang mạng Danlambao đã viết về Nguyễn Viết Dũng như sau:
„…Rất khó để nói rằng sinh viên Nguyễn Viết Dũng và nhóm bạn của
mình là thiếu ý thức…
Năm 2004 là một SV xuất sắc, Dũng thi đậu Đại Học Bách Khoa Hà Nội
với số điểm 29/30 đứng đầu tỉnh Nghệ An, lúc còn là học sinh THPT lớp 12 (2004)
Dũng được chọn tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” (công ty LG Hàn Quốc
tài trợ) một cuộc thi kiến thức (còn cao hơn thi vào Đại Học) trong các lĩnh
vực: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Thể thao, Nghệ thuật và hiểu
biết chung về các lĩnh vực khác do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, chung cuộc
Nguyễn Viết Dũng lọt đến kỳ thi “Quý” (trước cửa chung kết) và đoạt giải ba.
Viện dẫn như vậy để thấy rằng người thanh niên 29 tuổi này (sinh 1986) có chỉ
số thông minh, hay IQ (intelligence quotient) không thấp chút nào. Vì thế cũng
rất dễ hiểu sinh viên Nguyễn Viết Dũng và nhóm bạn hoàn toàn không có gì khó để
truy cập vào không gian mạng đối chiếu so sánh xác minh bản chất thật của 2 chế
độ, 2 quân đội, VNCH và CS Bắc Việt. Hơn nữa quê hương nơi sinh ra Nguyễn Viết
Dũng là tỉnh Nghệ An, mảnh đất mà người dân huyện Quỳnh Lưu năm 1956 có một “bi
tráng sử” kiên cường chống lại bạo quyền cộng sản mà cả nước và thế giới (lúc
bấy giờ) đều biết.
Nghệ An cũng là một trong những nơi có rất nhiều bà con miền Bắc
rời bỏ quê hương trốn chạy CS vào Nam (1954-1956) và cũng vì thế mà việc xác
minh từ đồng bào bà con Nghệ An vào Nam đã sống dưới chế độ VNCH như thế nào,
tự thân nó “bật” ra quá nhiều điều… để sinh viên này và nhóm bạn khoác lên mình
những biểu tượng của Quân Đội miền Nam VNCH với lòng ngưỡng mộ… Bởi vì:
Trong lửa đạn người lính QL/VNCH vẫn quả cảm hào hiệp tràn đầy
lòng trắc ẩn, nhân ái với đồng bào nhân dân mình dù có phải hy sinh cả mạng
sống…
Quân Đội VNCH luôn tôn trọng cầu “Hiền Lương” sông Bến Hải, chưa
bao giờ vượt qua nó để gây đau thương tang tóc cho đồng bào mình ở miền
Bắc.
Ngược lại đồng bào vô tội miền Nam phải gánh chịu quá nhiều thương
đau do quân đội CS miền Bắc gây ra (không chỉ sinh viên Nguyễn Viết Dũng và
nhóm bạn) mà bất cứ ai dẫu có tìm tan nát trên không gian mạng cũng không hề
thấy những cảnh dã man này từ phía quân đội VNCH…
Không cần phải leo lên hay bơi vào núi xương sông máu, chỉ rất
giản đơn, trong vài khung “đứng hình” của quá khứ cũng đủ trả lời cho câu hỏi
tại sao sinh viên Nguyễn Viết Dũng và nhóm bạn lại thân thương với quân phục và
phù hiệu Quân Đội VNCH… Và là nỗi ám ảnh của nhà nước “đảng ta” mỗi khi nó xuất
hiện nơi công cộng… đến thế?.“
Hoàng Thanh Trúc Họ sợ “quân phục” QL/VNCH!?