31.01.2016

Trần Đại Quang: Kẻ thù của các hội đoàn

Trần Đại Quang: Kẻ thù của các hội đoàn

Không ồn ào gây chú ý, bộ trưởng công an Trần Đại Quang leo lên chức Chủ Tịch Nước một cách êm thắm không gặp phải bất kỳ sự trở ngại nào.

Con đường của Trần Đại Quang tiến thân trong ngành công an cũng khá suông sẻ.
Tháng 10 năm 1972 tròn 16 tuổi, Trần Đại Quang kết thúc khoá học ở trường cảnh sát nhân dân chuyển sang học trường văn hoá.


Đến năm 20 tuổi Trần Đại Quang là sĩ quan của một cơ quan an ninh quan trọng đó là Cục Bảo Vệ Chính Trị 2.

Trần Đại Quang lập chiến tích xuất sắc sau khi dẹp gọn phong trào nổi dậy của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nhờ chiến công này , ông ta nhanh chóng được Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng chú ý đến, nâng đỡ thành bộ trưởng công an rồi lên CTN.

Năm 2011 khi Sang làm chủ tịch nước, Trọng làm Tổng Bí Thư. Trần Đại Quang liên tiếp được Trương Tấn Sang phong quân hàm với tốc độ chóng mặt, từ trung tướng lên thượng tướng và đại tướng chỉ từ năm 2011 đến 2012.

Song song với việc lên quân hàm chóng mặt do Sang phong, Trần Đại Quang cũng liên tiếp lên chức trong Đảng do Nguyễn Phú Trọng nâng đỡ.

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến

Ý đồ của Sang  và Trọng đưa Quang lên để kiểm soát lực lượng công an lúc đó do vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng  là  Nguyễn Văn Hưởng, Lê Hồng Anh đang thống trị. Sâu xa hơn nữa là sau này sẽ dùng Quang làm lá chắn bảo vệ chế độ trên phương diện quản lý nhà nước.
Bởi có chủ tịch nước, tổng bí thư đỡ đầu. Con đường của Quang đi chỉ gặp sóng gió duy nhất một lần đó là bị các đối thủ vạch ra chuyện Quang khai gian đến 6 tuổi. Đây là chuyện hoàn toàn có cơ sở, vì khó có thể ở tuổi 19 Quang đã học song hai trường đại học, đến tuổi 20 đã làm sĩ quan an ninh ở một cục quan trọng. Nhưng câu chuyện này bị dẹp yên rất nhanh.

Đưa Trần Đại Quang làm Chủ Tịch Nước đó là một dã tâm cực kỳ thâm độc của Nguyễn Phú Trọng, một kẻ cuồng tín chủ nghĩa Mác Xít.  Luôn e sợ Việt Nam đi chệch con đường CNXH trong khi hoà nhập với quốc tế, nhất là trước tương lại khi hiệp định TPP đi vào thực hiện. Các hội đoàn tự do sẽ phát triển rộng. Nguyễn Phú Trọng đã nhận ra cần phải có người có trình độ, thủ đoạn, kinh nghiệm đối phó với các hội đoàn để trấn áp êm thắm mà không để quốc tế thấy bằng chứng. Bởi thế Trần Đai Quang khi hoàn thành nhiệm vụ tước bỏ vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng, được đưa vào nhiệm vụ thứ hai là làm Chủ Tịch Nước để trấn áp các hội đoàn bên trong, đối phó với dư luận quốc tế bên ngoài.

Nhà hoạt động Trần Thị Nga

Dưới thời Trần Đại Quang làm bộ trưởng, tình trạng công an đội lốt côn đồ, thường dân đánh đập tấn công những nhà bất đồng chính kiến xảy ra tràn lan khắp trong cả nước. Những vụ đánh đập thế này thường được đổ tại cho mâu thuẫn lề đường xã hội, khó có bằng chứng nào để dư luận bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án nhà nước Việt Nam. Điển hình là các vụ tấn công vào Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Văn Đài, Trương Dũng, Trương Văn Tam, Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Anh Tuấn, Trần Bang, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Nga….

Cũng dưới thời Trần Đại Quang làm bộ trưởng, xuất hiện những nhóm truyền thông nặc danh trên mạng xã hội để xuyên tạc hình ảnh những người bất đồng chính kiến. Hàng loạt các trang blog, website như vậy xuất hiện vu khống, bịa đặt, lăng mạ những người đấu tranh cho tự do , mà không hề bị ngăn trở. Thậm chí cá biệt là có những nhà báo hải ngoại, cây viết hải ngoại cũng năng nổ tham gia , được về nước lấy tin, lập kênh truyền hình trên mạng, công khai phỏng vấn xuyên tạc thông tin về những nhóm, hội đoàn đấu tranh cho quyền con người và môi trường. Điển hình là các trang Loa Phường, Vietnamngayve. Mõ Làng, Tre Làng , Vietvison…

Cũng dưới thời Trần Đại Quang làm bộ trưởng, một nhóm thanh niên xung kích được thành lập để chuyên gây rối, chửi bới, lăng mạ những người biểu tình chống Trung Quốc. Nhóm này hung hăng doạ giết cả bà già lẫn thiếu nữ, dùng chất bẩn đổ vào nhà người khác giữa Hà Nội. Luôn đi gây khủng bố tinh thần trực diện cho những nhà đấu tranh tự do, nhân quyền. Điển hình là nhóm Trần Nhật Quang, Hoàng Thị Nhât Lệ, Đỗ Anh Minh…

Nhà hoạt động Trịnh Anh Tuấn

Đó là những thủ đoạn bẩn thỉu mà lực lượng công an Việt Nam đã sử dụng dưới thời Trần Đại Quang làm bộ trưởng. Đó cũng là những kinh nghiệm mà Trần Đại Quang áp dụng thành công ở Tây Nguyên trước kia, giờ đem ra áp dụng phổ biến khắp cả nước.

Trước khi rời bỏ chức bộ trưởng công an để lên làm chủ tịch nước. Trần Đại Quang đã ra lệnh bắt luật sư Nguyễn Văn Đài.

Luật sư Nguyễn Văn Đài là nhà tổ chức, nhà đấu tranh hoạt động có hiệu quả nhất hiện nay trong phong trào đấu tranh, dân chủ ở Việt Nam. Đài có được sự quan tâm của chính phủ các nước phương Tây, bản thân Đài có kiến thức và nhiệt huyết, hơn nữa Đài đang xây dựng được đội ngũ đấu tranh ôn hoà rất có uy tin và đang lan rộng.

Có thể nói Trần Đại Quang không từ bất kỳ thủ đoạn nào để triệt phá những hội đoàn đang còn trong thời kỳ chập chững. Nhưng như thế chưa đủ để kể về Trần Đại Quang, ngoài những thủ đoạn bỉ ổi như trên. Trần Đại Quang còn có tầm nhìn xa để cản trở các hội đoàn tương lai trên phương diện vĩ mô.

Mới đây có hai quy định sẽ được thi hành vào thời kỳ Trần Đại Quang làm Chủ Tịch Nước.

Văn bản thứ nhất cho phép công an dừng mọi phương tiện đang lưu thông để kiểm tra toàn diện, được quyền thu giữ phương tiện cũng như các thiết bị truyền thông điện thoại, máy ảnh, máy quay phim. Thông tư này có hiệu lực từ năm 2016.


Nhà hoạt động Trương Dũng

Người dân thường cho rằng thông tư này mang tính chất nới rộng quyền kiểm soát của cảnh sát giao thông. Nhưng thực ra âm mưu của thông tư này là nhằm ngăn chặn  sự đi lại, phát triển của các hội đoàn trong tương lai. Hãy hình dung tổ chức công đoàn tự do, các tổ chức xã hội dân sự, các cuộc đình công, biểu tình sẽ khó khăn thế nào khi tập hợp lực lượng để mít tinh, biểu tình, đình công.? Thông tư này mục đích nhằm ngăn cản sự tập hợp, hoạt động của các hội đoàn trong tương lai, khi mà TPP được ký kết. Bởi vậy nó được ghi là việc thực hiện đó diễn ra trên những tuyến đường bất kỳ, những quãng thời gian bất kỳ khi có kế hoạch của cấp trên. Có nghĩa việc dừng xe không diễn ra tràn lan, nhưng tuyến đường nào đó mà người đấu tranh, những hôị đoàn di chuyển đều trở thành kế hoạch để dừng chặn.
Văn bản thứ hai là việc sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự. Luật sửa đổi này cũng có hiệu lực bắt đầu từ năm 2016. Luật này gia tăng thời gian công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, nới rộng độ tuổi bắt thực hiện NVQS, mở rộng các thành phần cũng là đối tượng như sinh viên đại học, cao đẳng…những người không chấp hành bị phạt tiền và có thể bị phạt tù đến 5 năm.

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Người dân tưởng rằng luật sửa đổi này để nhằm củng cố an ninh quốc phòng. Nhưng không, thực ra nó là để nhằm triệt phá các hội đoàn, nhất là những công đoàn mà thành viên của nó là những công nhân trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nó nhằm triệt tiêu những nhân tố trẻ, nhiệt tình trong các nhóm xã hội dân sự. Nhất là những sinh viên mới ra trường, chưa có gia đình là những nhân tố tích cực muốn thay đổi xã hội. Họ sẽ là đối tượng để nhà nước bắt đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, tách họ ra khỏi phong trào đấu tranh đang có cơ hội phát triển tới đây.

Đến đây đủ chứng cứ để kết luận, việc một bộ trưởng công an, tiến si, giáo sư chuyên ngành an ninh nhà nước được làm Chủ Tịch Nước, là nhằm ý đồ phá hoại, cản trở sự tự do phát triển. Bởi được dự tính để làm việc đó, không có ai phù hợp hơn Trần Đại Quang. Do đó con đường của Trần Đại Quang không bị cản trở khó khăn gì, dễ dàng leo đến chức CTN.

Trả lời phỏng vấn của BBC mới đây,  TBT Nguyễn Phú Trọng dằn giọng nói.   – Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương.

Với một kỷ cương do người như Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước. Chẳng khó gì để đoán tương lai của dân chủ Việt Nam thế nào.