Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (31.01.2016)
Biển
Đông : Hoa Kỳ bất ngờ cho tàu tuần tra gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa)
Khu trục hạm trang bị
phi đạn điều hướng USS Curtis Wilbur (DDG 54).
Ngày 30/01/2016, Hải quân Hoa Kỳ bất ngờ phái chiến hạm USS Curtis Wilbur tiến
vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn, vùng quần đảo Hoàng
Sa. Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, mục tiêu của chiến dịch vẫn là thể hiện quyết tâm
bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Theo một phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Jeff Davis, khu trục hạm USS Curtis
Wilbur (DDG 54) đã tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri
Tôn, theo thủ tục « qua lại vô hại ». Tuy nhiên phát ngôn viên
Mỹ nhấn mạnh rằng hoạt động của chiến hạm Mỹ nằm trong khuôn khổ một chiến dịch
bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm phản đối « các đòi hỏi chủ quyền quá
đáng » của Trung cộng, Việt Nam và Đài Loan, tức là ba bên đang tranh
chấp vùng quần đảo Hoàng Sa.
Tuyên bố nói rõ : « Hoạt động này [của tàu Curtis Wilbur] thách
thức các nỗ lực của ba bên tranh chấp - Trung cộng, Đài Loan và Việt Nam – muốn
giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do chung quanh các thực thể địa lý mà
họ tuyên bố chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo
trước quá cảnh vùng lãnh hải ».
Đối với phát ngôn viên Ngũ Giác Đài : « Đòi hỏi chủ quyền quá đáng
liên quan đến đảo Tri Tôn không phù hợp với luật lệ quốc tế được phản ánh trong
Công ước về Luật Biển ».
Theo một viên chức quốc phòng Mỹ được nhật báo Wall Street Journal trích
dẫn, chuyến tuần tra của chiếc USS Curtis Wilbur kéo dài ba tiếng đồng hồ, đã
được tiến hành mà không hề báo trước cho bất kỳ nước nào biết. Việc không thông
báo là yếu tố cho thấy cuộc tuần tra đích thực là một chiến dịch bảo vệ quyền
tự do hàng hải.
Viên chức Mỹ cũng xác định rằng chiến hạm Mỹ đã không thấy bất kỳ chiếc tàu
Trung cộng nào trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, nhưng không nói rõ là đã
có hay không có những trao đổi qua vô tuyến điện với tàu Trung cộng hay nước
khác.
Hành động của Mỹ, theo như Ngũ Giác Đài tuyên bố, nhắm vào cả Trung cộng,
Việt Nam lẫn Đài Loan. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng đây thực chất là một
động thái nhắm vào Trung cộng, nước hiện đang kiểm soát toàn bộ vùng quần đảo
Hoàng Sa mà họ đã chiếm trọn từ tay Việt Nam vào năm 1974.
Sự kiện Trung cộng không phản ứng khá khác thường, vì lẽ từ trước đến nay,
Bắc Kinh thường tung các đội tàu nhỏ ra để đối phó mỗi khi tàu ngoại quốc tiến
vào khu vực mà Trung cộng cho là thuộc chủ quyền của họ.
Vào tháng 10 năm ngoái 2015, một khu trục hạm khác của Hải Quân Mỹ cũng đã
đi vào phạm vi 12 hải lý của Đá Xu Bi (Subi Reef), một trong 7 đảo mà Trung
cộng vừa bồi đắp ở quần đảo Trường Sa. Trung cộng khi ấy đã cực lực phản đối,
và cho tàu của họ theo dõi sát tàu Mỹ.
Về phía Việt Nam, sau khi Hải quân Mỹ đưa tàu chiến USS Curtis Wilbur (DDG 54) vào tuần tra trong phạm vi 12
hải lý quanh đảo Tri Tôn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là Lê Hải Bình
đã tuyên bố:
“Là quốc gia thành
viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền
đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên
quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là điều 17 của Công ước”,.
Đảo Tri Tôn là một cồn cát có diện tích lớn
thứ ba ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung cộng chiếm đóng trái phép từ năm 1974.
Ông Bình một lần nữa
khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa và đề nghị “Tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào
việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Bộ
trưởng Quốc phòng Úc Đại Lợi, Marise Payne cũng lên tiếng bày tỏ ủng hộ việc chiến hạm
Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông, cho rằng đây là hành động nhằm bảo vệ luật pháp quốc
tế. Bà Payne cũng khẳng định Úc Đại Lợi sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng
hải và hàng không ở khu vực này.
Biển Hoa Đông và Biển
Đông : Bắc Kinh lại « cay cú » Hoa Kỳ
Cảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung cộng hộ
tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày
15/07/2014.REUTERS/Martin Petty/Files
Trung cộng vào ngày 29/01/2016 đã lại cảnh cáo Mỹ sau tuyên bố thẳng thắn
của đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương là sẽ bảo vệ
Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông bị Trung cộng tấn
công. Lời phản ứng cứng rắn này được đưa ra 24 tiếng đồng hồ sau một lời đả
kích khác của Bắc Kinh, cũng nhắm vào đô đốc Mỹ, đã khẳng định rằng các đảo
trên Biển Đông không phải là của Trung cộng.
Theo nhật báo Anh ngữ Trung cộng China Daily, trong một tuyên bố bằng văn
bản gởi đến tờ báo này, Bộ Quốc phòng Trung cộng vào hôm qua 29/01, đã kêu gọi
Washington « thận trọng trong lời nói và hành động liên quan đến vấn đề
quần đảo Điếu Ngư ». Điếu Ngư là tên Bắc Kinh đặt cho quần đảo Senkaku
hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung cộng đòi chủ quyền.
Trong một tuyên bố ngày 27/01 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc
Tế (CSIS) tại Washington, khi nói về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vị đô đốc chỉ
huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã tái khẳng định quan điểm theo đó«
Mỹ rõ ràng sẽ bảo vệ quần đảo này nếu bị Trung cộng tấn công ».
Ngoài các ý kiến về Biển Hoa Đông, đô đốc Harris cũng đã khiến Bắc Kinh
giận dữ khi ông đề cập đến tình hình Biển Đông, và khẳng định rằng Mỹ sẽ tiếp
tục thách thức lập trường của Trung cộng về Biển Đông, nơi mà theo ông, «
những hòn đảo không thuộc về Trung cộng ».
Tối hôm 28/01/2016, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung cộng đã đả kích nhân
xét của đô đốc Mỹ, bị cho là « hoàn toàn thiếu hiểu biết thông thường
về lịch sử ». Theo Bộ Quốc phòng Trung cộng, duy trì hòa bình và ổn định ở
Biển Đông là công việc của Bắc Kinh và các nước ASEAN, do đó « không
cần đến các nước bên ngoài khu vực chỉ trỏ, chưa kể đến việc đưa ra những nhận
xét ngu dốt ».
ICAO sửa bản đồ hàng không liên quan Đá Chữ Thập theo
yêu cầu của VN
RFA
Máy bay Trung cộng
đáp xuống sân bay thiết lập trên Đá Chữ Thập ngày 6/1/2016. AFP
Bản đồ hàng không về khu vực thông tin bay Tam Á-FIR
Tam Á và các thông tin liên quan đã được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc
tế-ICAO chỉnh sửa theo yêu cầu của phía Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin này hôm qua dẫn nguồn
Cục Hàng không Việt Nam. Theo đó những chi tiết sửa đổi thể hiện trên trang
mạng của ICAO.
Vào ngày 27 tháng giêng vừa qua, chủ tịch hội đồng
ICAO có gửi thư cho Cục Hàng không Dân dụng về vấn đề vừa nêu.
Trước đó ICAO cho đăng bản đồ hàng không về FIR Tam Á
và FIR trong khu vực Biển Đông mà nội dung bị phía Hà Nội cho là không phù hợp
và ảnh hưởng nặng nề đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
Vào ngày 22 tháng giêng, đại diện sứ quán Việt Nam tại
Canada đã đến trụ sở ICAO ở thành phố Montreal để trao công hàm phản đối và yêu
cầu chỉnh sửa lại cho phù hợp.
Trung cộng trong hai ngày 2 và 6 tháng giêng cho máy
bay từ Hải Nam bay xuống đáp tại đường băng trên Đá Chữ Thập. Hoạt động bay đó
bị cho là vi phạm vùng thông báo bay FIR Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý.
Bắc
Kinh sẽ biến Nam Hải thành ao hồ cuả Trung cộng năm 2030
Ngày 20/1/2016 vừa qua, báo mạng Business Insider
đăng một bài viết nhan đề "Beijing could turn the South China
Sea into a 'Chinese lake' by 2030" cuả tác giả Jeremy Bender, tạm
dịch : Bắc Kinh sẽ biến Nam Hải thành ao hồ của Trung cộng năm
2030.
Hàng Không Mẫu Hạm đầu tiên
của Trung Cộng, tân trang từ một HKMH cũ mua lại của Ukraine năm 1998,
đã được nhìn thấy tại hải cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh,
tháng ̣9 năm 2012.
Trong một bản báo cáo mới đây cuả Trung Tâm Nghiên
Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International
Studies), năm 2030 Trung Cộng sẽ là một siêu cường và biển Nam Trung Hoa
chỉ còn là một ao hồ của họ. Sự thống trị cuả Trung Cộng trong khu
vực là do Bắc Kinh trực tiếp phát triển các HKMH và mục tiêu cuả
Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung cộng (QĐGPND/TC) gia tăng hành quân hải
ngoại.
Trích dẫn từ một bạch thư cuả Trung Cộng,
TTNCCL&QT nhận xét rằng trong tương lai gần, QĐGPND sẽ hoạt động
vượt khỏi nhóm đảo thứ nhất và đi vào Ấn Độ Dương. Sự chuẩn bị
cuả QĐGPND trong trách nhiệm phát triển này là mối quan tâm lớn nhất
cuả Hoa Kỳ, vì nó sẽ dần dà phát triển tầm mức, tiến đến thực
hiện những cuộc hành quân an ninh ngoại qui ước (nontraditional security
operations).
Để hoàn thành sứ mạng bành trướng này,
TTNCCL&QT dự đoán rằng Trung Cộng sẽ tích cực đầu tư phát triển
và khai triển những nhóm HKMH. Số lượng vũ khí cuả Trung Cộng đi đôi
với lực phóng, chắc chắn rằng năm 2030 biển Nam Trung Hoa sẽ trở
thành một ao hồ cuả Trung Cộng như là biển Caribbean trong Vịnh Mễ Tây
Cơ đối với Hoa Kỳ hiện nay.
Sự triển khai như thế sẽ cho phép Trung Cộng có
một cánh tay vững mạnh, tranh dành khắp Châu Á, đặc biệt là biển Nam
Trung Hoa. Bắc Kinh bị bao vây qua sự tranh chấp biên giới trên vùng
biển phía Nam với Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, và Brunei.
Hiện tại Trung Cộng đang tiến hành cải tạo và
xây dựng một chuổi đảo nhân tạo trong biển Hoa Nam. Những hòn đảo do
người bồi đắp, đang được thiết lập các hải cảng, bờ đê và sân bay
để Trung Cộng thuận tiện phóng ra những ảnh hưởng đáng kể khắp nơi
trong khu vực, mặc dù có sự phản đối từ các lân bang.
Hiện nay Trung Cộng đang sở hữu một HKMH lỗi
thời. Tuy nhiên Bắc Kinh xác nhận rằng họ đang đóng một HKMH thứ hai.
THẾ VIỆT dịch