19.01.2017

Việt Nam 19.01.2017: Tưởng Niệm Hoàng Sa

Việt Nam 19.01.2017: Tưởng Niệm Hoàng Sa


Tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa, tri ân các anh hùng VNCH đã ngã xuống chính là một trong những hoạt động của người dân cả hai miền Nam-Bắc trong một vài năm trở lại đây.

Không thể bưng bít thông tin, nhà cầm quyền cho dư luận viên, công an, côn đồ và nhiều thành phần lưu manh trong xã hội cấm đoán, phá phách và đàn áp các buổi lễ Tưởng niệm. Ngay từ hai ngày trước, nơi ở của hầu hết những người đấu tranh nhân quyền trên khắp cả nước đã bị công an canh gác hầu ngăn chặn những người này ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, vẫn có một số người vượt thoát được vòng vây của công an, mật vụ để đến điểm hẹn, tham gia tưởng niệm các anh hùng VNCH đã ngã xuống tại Hoàng Sa ngày này 43 năm về trước.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã thất bại trong việc xóa bỏ lịch sử và bưng bít sự thật. Hải chiến Hoàng Sa là một phần lịch sử Việt Nam. Chính thế hệ trẻ chứ không ai khác, đang và sẽ nhắc nhớ sự kiện này như một điều đáng tự hào của chính thể VNCH, và là điều ô nhục cho chế độ cộng sản.


Tại Nghệ An:

Hàng chục bạn trẻ mang theo băng rôn, khẩu hiệu, vòng hoa để tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ VNCH. Họ tổ chức tưởng niệm trên biển, hát vang các bài ca tranh đấu, bài ca yêu nước và ca ngợi sự hy sinh của những anh hùng hy sinh tại Hoàng Sa. 

Trần Sáng, một trong những bạn trẻ tổ chức và tham gia buổi tưởng niệm chia sẻ với chúng tôi:Em là người Công giáo, từ nhỏ đã được dạy dỗ phải yêu thương sự thật. Có nhiều lần công an đã gây khó khăn cho nơi ở, cuộc sống của gia đình em, nên từ đó em đã lên mạng tự tìm hiểu sự thật. Em muốn biết chế độ VNCH và lính Mỹ có giống như những gì em được học ở trường không. Sự thật mà em tìm hiểu được hoàn toàn khác.

Ngày 18-5-2014, lần đầu tiên em xuống đường phản đối Trung cộng chiếm biển Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Cũng từ đó em được biết đến ngày 19-1-1974 và sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH. Sáng nay, thời khắc chúng em tường niệm, ai cũng xúc động. Và không khỏi đau xót, cả căm phẫn nữa khi nghĩ về các chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc mà còn bị chế độ cộng sản bôi nhọ và muốn xóa khỏi lịch sử.

Nghệ An: Tưởng nhớ đến các anh…

Thuy Nga

Nghệ An, 14h30 ngày 18/1/2015, anh em dân chủ Nghệ An cùng nhau ra biển Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An để tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH đã chiến đấu anh dũng bảo vệ chủ quyền biển đảo và hy sinh nơi biển đảo Hoàng Sa.

Trong nước cũng như ở Hải ngoại người dân – đồng bào của các anh cùng một mẹ Việt Nam, vô cùng đau xót đang nhỏ lệ xót thương nhớ về các anh chiến sĩ đủ mọi binh chủng của Quân lực VNCH, đã anh dũng hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam thân yêu.

Hòa chung giọt lệ đó, anh em Nghệ An chúng tôi cũng xin gửi sóng biển tới các anh lời cám ơn, sự tiếc thương sâu sắc nhất.


Dù thời tiết giá lạnh, nhưng anh em chúng tôi kẻ xa, người gần cũng đã quay quần về nơi đây để thả về đó lẳng hoa lòng.

Dù biết công an có theo dõi nhưng các cựu tù nhân lương tâm: Trần Đức Thạch, Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Xuân Anh và rất nhiều những thân nhân gia đình tù nhân lương tâm, các anh chị em yêu mến dân chủ tham dự buổi tưởng niệm long trọng.

Trong bối cảnh chủ quyền biển đảo của đất nước hình chữ S bị xâm phạm từ nước láng giềng Trung cộng, cần lắm sự đồng lòng của nhiều người. Ánh lửa nhỏ từ những ngọn nến nhỏ sẽ thành ngọn đuốc bừng cháy, rừng lửa chiến sẽ bừng cháy dữ dội và hừng hực.

Fb. Thuy Nga


Cảnh sát chặn, bắt người biểu tình chống Trung cộng tại Hà Nội

Cảnh sát hôm nay 19.01.2017  đã chặn cuộc biểu tình phản đối Trung cộng, chỉ vài phút sau khi có buổi tưởng niệm vụ hải chiến Hoàng Sa giữa quân Trung cộng và lính Việt Nam Cộng Hòa hồi hơn 40 năm về trước.

Formularende
Bản quyền hình ảnh AFP PHOTO / HOANG DINH NAM/AFP/GETTY Image caption Người biểu tình tụ tập tại trung tâm Hà Nội hôm 19/1 để kỷ niệm 43 năm trận hải chiến Hoàng Sa

Cuộc biểu tình tại Hà Nội khởi đầu bằng một lễ kỷ niệm ôn hòa nhằm tưởng nhớ hơn 70 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống trong cuộc đối đầu hồi 19/1/1974, là sự kiện qua đó Trung cộng chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa.
Kể từ đó, Trung cộng đã thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Có khoảng 100 người tụ tập tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội. Tin tức nói cảnh sát đã lôi khoảng 20 người biểu tình lên xe buýt sau khi họ phớt lờ yêu cầu giải tán và bắt đầu tuần hành với các biểu ngữ, hô vang nhiều khẩu hiệu.

Các phóng viên có mặt được yêu cầu rời khỏi hiện trường và tắt máy quay, theo AFP.

Truyền thông trong nước không đưa tin về vụ việc, trong lúc chính quyền và cảnh sát từ chối bình luận, hãng tin Reuters nói.

Bản quyền hình ảnh AFP PHOTO / HOANG DINH NAM/AFP/GETTY

Tin BBC


Cuộc tưởng niệm ở Hà Nội đầy màu sắc. Hầu hết những người tham gia cuộc tưởng niệm đều đeo trên đầu dải băng màu xanh, hàng chữ trắng khẳng định chủ quyền Việt Nam. Họ mang theo những tấm banner, khẩu hiệu lớn: 

Anh hùng tử-khí hùng bất tử”; “Trường Sa-Hoàng Sa-Việt Nam”; “Phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988”; “Cảm tử, quyết tử đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam”; “Không đòi Trung Quốc trả lại Trường Sa và Hoàng Sa là có tội với tổ tiên và con cháu”…


 Buổi tưởng niệm vẫn đang diễn ra thì rất đông công an, mật vụ ra tay đàn áp. Chúng cướp băng rôn, khẩu hiệu, giật vòng hoa và bắt người. Hàng chục người đã bị tống lên xe bus đưa đi đâu không rõ. Một trong những người bị đánh có anh Nguyễn Văn Điển. Chúng tôi hiện chưa có các thông tin về những người khác.



                                   (hình ảnh: Fb Trung Nghĩa)
Tin Dân Làm Báo  

Sài Gòn:  Giam lỏng những người đi viếng mộ các chiến sĩ VNCH, “hoà hợp hoà giải” chỉ là trò hề

CTV Danlambao

 Khoảng 10 giờ sáng 17/10/2017 một số nhà hoạt động nhân quyền tại Sài Gòn đã đến nghĩa trang Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, để thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời kỷ niệm 74 chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong trong trận Hải chiến chống quân Trung cộng xâm lược cưỡng chiến Hoàng Sa năm 1974.

Ban quản lý nghĩa trang (BQL NT) đã yêu cầu mọi người xuất trình giấy tờ tùy thân, ghi lại thông tin cá nhân trước khi đồng ý cho mọi người vào nghĩa trang viếng mộ. 

Ảnh: FB Phạm Thanh Nghiên

Mọi người thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ VNCH trong sự rình rập, giám sát của cả an ninh thường phục lẫn sắc phục.

Dâng hương xong, mọi người ra về thì bị BQL NT và hơn 20 công an ngăn cản, không cho ra khỏi khu nghĩa trang. Phía công an yêu cầu những người đi thắp hương viếng mộ phải “làm việc” với họ, trả lời rõ vì sao đến đây. Mọi người phản đối cách hành xử vi phạm pháp luật, coi thường anh linh những người đã khuất và từ chối làm việc với công an. 

Ảnh Facebook Nguyễn Hoàng Vi

Hơn một giờ đồng hồ sau, blogger Nguyễn Hoàng Vi và chị Trần Thu Nguyệt đã tự ra mở cổng, liền bị hàng chục công an, côn đồ xông vào ngăn cản, xô đẩy. Phía công an huy động lực lượng ngày càng đông đến bao vây khu nghĩa trang.
Ký giả Trương Minh Đức yêu cầu gặp người chỉ huy của toán công an, yêu cầu mở cửa cho đoàn thăm viếng mộ ra về. Một người mặc thường phục, tự xưng là trưởng ban QLNT nói rằng “chúng tôi muốn biết các anh chị chụp hình với băng rôn khẩu hiệu gì?”. Ông Đức trả lời nói rằng mọi người dân đều có quyền đi thăm viếng mộ những người đã nằm xuống. Chính việc ngăn cản của công an đã vi phạm pháp luật. Ông cũng thẳng thắn nói cho công an biết nội dung của các băng rôn, khẩu hiệu là khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, tri ân 74 vị anh hùng VNCH đã vị quốc vong thân để bảo vệ Hoàng Sa 43 năm về trước.

Sau khi bị giam lỏng gần 2 tiếng đồng hồ, công an mới mở cổng để mọi người rời khỏi nghĩa trang Bình An.

Trao đổi với CTV Danlambao, Blogger Dương Lâm- một thành viên MLBVN cho biết: "Tôi cảm thấy bất ngờ vì phản ứng thái quá của một nhóm người mang sắc phục của nhân viên công quyền bởi: 


Thứ nhất: chúng tôi đến nghĩa trang thăm viếng, dâng hương là thể hiện tấm lòng của mình với những người đã khuất. Việc làm này mang tính nhân văn và không hề vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thứ 2: Việc nhà cầm quyền huy động khoảng 20-30 nhân viên công lực để giám sát nhóm người chúng tôi như vậy là rất lãng phí. Lãng phí trong điều kiện nên kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn, nợ công tăng vọt. Việc làm này của nhà cầm quyền thật không đáng.

Thứ 3: tôi nghi ngờ vào sự hòa hợp mà nhà cầm quyền cộng sản đang kêu gọi. Làm sao có sự hòa hợp dân tộc khi họ đang phân biệt đối xử với ngay những người Việt Nam đã khuất?

Luật sư Lê Công Định, người có mặt trong nhóm tưởng niệm cũng chia sẻ: Chúng tôi đến viếng nghĩa trang binh sĩ VNCH vừa để tưởng niệm ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng xâm chiếm, vừa hương khói ngày Tết cho người nằm xuống vì quốc gia. Cá nhân tôi muốn tự mình đánh giá xem nhà cầm quyền thực tâm hoà giải dân tộc thế nào và có đúng như họ tuyên truyền hay không?

Thái độ thù hằn dành cho chúng tôi và hành động giữ người trái luật của họ sáng nay đã gửi ra một thông điệp rõ ràng là không hoà giải gì cả. Điều này thật đáng tiếc và tôi vô cùng thất vọng trước chính sách hai mặt này của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam”.

Blogger Phạm Thanh Nghiên thành viên MLBVN chia sẻ thêm cảm nghĩ của mình trong chuyến tưởng niệm ngày hôm nay: 

Tôi là một người sinh sau 1975 và sinh tại miền Bắc. Khi còn đi học cho đến khi đã trưởng thành, tôi vẫn có cái nhìn sai lệch và hiểu lầm về chế độ VNCH. Thậm chí còn gọi họ là "ngụy". Tôi chỉ biết sự thật trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đồng thời cũng là lúc tôi công khai, mạnh dạn cất lên tiếng nói của một người Việt Nam đúng nghĩa. Tôi đã hiểu về chế độ VNCH, hiểu về cuộc chiến mà ông Hồ và những người cộng sản thực hiện và rêu rao là cuộc “giải phóng miền Nam”. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn luôn nói về "Hoà giải hoà hợp dân tộc", nhưng những gì họ đã làm trong hơn 40 năm qua hoàn toàn ngược lại.

Ngày hôm nay, tôi và các anh chị em khác tới đây để viếng mộ những người lính đã ngã xuống để bảo vệ nền tự do của chế độ VNCH, cũng là để tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân đã hy sinh 43 năm trước trên đảo Hoàng Sa khi giao chiến với quân Trung cộng xâm lược. Nhìn những ngôi mộ xơ xác, tiêu điều của các chiến sĩ VNCH, và nhất là qua sự việc chúng tôi bị giam lỏng trái phép ngày hôm nay, chính là câu trả lời rõ ràng nhất về thực tâm “Hoà hợp, hoà giải” của nhà cầm quyền cộng sản. Những gì xảy ra trên đất nước này hơn 40 năm nay, sự thù hằn đối với cả những ngôi mộ của người “thua cuộc”, ta có thể khẳng định rằng “hoà hợp, hoà giải” chỉ là một trò hề.”



Tại Sài Gòn, ngày 19.01:


Sài Gòn luôn là nơi mà công an “siết chặt” đối với những người đấu tranh cũng như tại các địa điểm diễn ra sự kiện. Ông Huỳnh Công Thuận, cựu quân nhân VNCH, thành viên CLB Nhà báo tự do đã bị hành hung bởi một nhóm côn an khi ông này vừa bước ra khỏi nhà vài chục mét. Tại khu vực diễn ra buổi tưởng niệm, công an yêu cầu kiểm tra hành chính của những người đi đường mang theo túi xách, ba-lô. Tuy bị ngăn chặn, kiểm soát gắt gao nhưng hàng chục người vẫn tập trung tại chân tượng Đài Trần Hưng Đạo- bến Bạch Đằng để tổ chức buổi tưởng niệm.


danlambaovn.blogspot.com



Hải Phòng - Dân Oan Tưởng Niệm Hoàng Sa

Ảnh: lấy từ Fb của chị Vân Lê - dân oan Hải Phòng