Toàn cầu hóa ‘‘kiểu Trung cộng’’ đe dọa nước yếu
Bản
đồ Con Đường Tơ Lụa thời cổ đại nối liền Âu-ÁẢnh : Wikipedia
Về thời sự quốc tế, Le Monde hôm 15.05 chú ý đến thượng
đỉnh « Con Đường Tơ Lụa Mới » tại Bắc Kinh, diễn ra trong hai
ngày, 14 và 15/05, với bài phân tích : « Một cuộc toàn cầu hóa ‘‘kiểu Trung
cộng’’'».
Le Monde ghi nhận một thực tế rất mới là, kể từ một
năm nay, cứ mỗi tuần lại có một đoàn tàu chở hàng từ Trung cộng vượt qua hơn
10.000 km, tới khoảng 15 thành phố Châu Âu, từ Lyon, đến Luân Đôn, Madrid,
Duisburg (Đức)… Việc hàng hóa lưu chuyển bằng đường sắt từ Đông qua Tây, và ngược
lại, là một trụ cột trong dự án Con Đường Tơ Lụa Mới của Bắc Kinh, còn gọi là dự
án « Một vành đai, một con đường », khởi sự từ năm 2013, có
tham vọng bao trùm hơn 60 quốc gia, với hai phần ba dân số và gần một nửa GDP
toàn cầu.
Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy một « thời
kỳ vàng son » cho thương mại song phương châu Âu – Trung cộng đang đến
?
« Hoàn toàn không có gì chắc chắn »
! Bên cạnh một loạt các cản trở hiện tại, như hàng rào thuế quan còn tồn tại ở
nhiều nơi, tuyến đường sắt hiện chưa được nối liền hoàn toàn, an ninh tại nhiều
khu vực bất ổn suốt dọc tuyến đường sắt…, Le
Monde nhấn mạnh đến « tính chất nguy hiểm
của dự án đối với các nước dễ tổn thương nhất ».
Đầu tư rất khó hoàn vốn
Hồi tháng 1/2017, công ty thẩm định tài chính Ficht
cho rằng các nước nghèo rất ít có khả năng hoàn trả các khoản tín dụng khổng lồ,
để xây dựng các cơ sở hạ tầng, vay từ Trung cộng. Cụ thể như, dự án đường sắt
cao tốc qua Lào, có trị giá ước tính 7 tỉ đô la, tương đương một nửa GDP quốc
gia nghèo nhất hành tinh này. Theo chuyên gia văn phòng tư vấn Gavekal
Dragonomics, một số quan chức Trung cộng thừa nhận rằng sẽ phải chấp nhận mất đến
80% số vốn đầu tư vào Pakistan chẳng hạn.
Dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung cộng,
về mặt hình thức, có vẻ rất hấp dẫn. Khoảng 140 thỏa thuận
về giao thông các loại đã được Trung cộng ký kết với các đối tác, riêng tại khu
vực Trung Á. Thế nhưng theo chuyên gia François Godement của một viện tư vấn
hàng đầu của châu Âu (European Council on Foreign Relations), cách làm ăn của Trung
cộng rõ ràng mang tính manh mún, bởi các thỏa thuận song phương như vậy hoàn
toàn không thể thay thế cho một thỏa thuận thương mại toàn thể.
Theo chuyên gia nói trên, phần
lớn các dự án bắt nguồn từ mục tiêu « địa chính trị » hơn là « thuần
túy thương mại ». Rất nhiều quốc gia ký kết hợp đồng với Trung
cộng ở trong trạng thái rất mong manh về tài chính, bất ổn về an ninh và nạn
tham nhũng đè nặng.
Chủ yếu để giải quyết hàng
dư thừa
Phân tích của Le Monde nhấn mạnh đến động lực ẩn đằng
sau quyết tâm mở ra dự án « toàn cầu hóa theo kiểu Trung cộng »
này, trước hết là để Bắc Kinh xuất khẩu khối lượng lớn hàng hóa công nghiệp
đang dư thừa trong nước, sau nhiều thập niên tăng trưởng quá nóng. Bao nhiêu
thép, xi măng, máy móc không có người tiêu thụ tại Trung cộng cần đến các thị
trường mới.
Theo Ngân hàng Phát Triển Châu Âu, từ nay đến 2030,
nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng riêng tại châu Á ước tính là 26.000 tỉ đô la. Với
lý do này, nhiều người hy vọng, nếu được quản lý tốt dự án Một Vành Đai Một Con
Đường có thể thúc đẩy nhiều khu vực kinh tế « chậm phát triển nhất ».
Nhưng nhiều thực tế như đã dẫn ở trên cho thấy trong
hiện tại, dự án khổng lồ của Trung cộng rõ ràng là một mối nguy với nhiều nước
nghèo.
Cũng về chủ đề này, báo La Croix dẫn nhận định của đại
sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Trung cộng, ông Hans Dietmar Schweisgut, lưu ý : để khẳng
định thiện chí thúc đẩy tự do thương mại của mình, trước hết Trung cộng nên thực
hiện, ngay tại nước mình, những điều mà Bắc Kinh thường « rao giảng »
trên trường quốc tế, cụ thể là không ngăn cản hàng hóa của châu Âu vào Trung cộng.
Trọng Thành (RFI)
Châu Âu và Ấn Độ tẩy chay Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung cộng
Thượng
đỉnh ' Con Đường Tơ Lụa' tại Bắc Kinh. Chủ tịch Tập Cận Bình (G), Tổng thống
Nga Putin (T), Achentina Mauricio Macri (P). Ảnh ngày 15/05/2017.Reuters
Thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 tổ chức tại Bắc
Kinh kết thúc hôm nay, 15/05/2017. Nhiều thành viên
trong Liên Hiệp Châu Âu từ chối ký kết văn bản về thương mại trong dự án Một
Vành Đai Một Con Đường. Đối với New Delhi, tham vọng của Bắc Kinh thiết
lập một vành đai từ Âu sang Á xuyên qua Cachemire vùng có tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ là một mối đe dọa.
Theo một nguồn tin ngoại giao được hãng tin Pháp AFP
trích dẫn, ít nhất 6 nước trong Liên Hiệp Châu Âu gồm Anh, Đức, Pháp, Hy Lạp, Bồ
Đào Nha và Estonia từ chối ký kết vào thông cáo kết thúc thượng đỉnh ở Bắc Kinh
liên quan đến vế thương mại. Nhiều nước châu Âu tẩy chay đề xuất của Trung cộng
do văn bản này không quan tâm đúng mức đến "các chuẩn mực về môi trường,
về các tiêu chuẩn xã hội, không bảo đảm tính minh bạch mỗi khi các cơ quan nhà
nước gọi thầu".
Trong trường hợp của Ấn Độ, New Delhi tẩy chay thượng
đỉnh Một Vành Đai Một Con Đường tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và
15/05/2017 do bất đồng về chủ quyền lãnh thổ, theo như giải thích của thông tín
viên đài RFI từ New Delhi, Sébastien Farcis :
"Thái độ kình địch giữa hai Ấn Độ và Trung cộng
trong khu vực lên đến đỉnh cao vào cuối tuần này. Điều ấy được thể hiện qua việc
New Delhi tẩy chay thượng đỉnh quốc tế quan trọng được tổ chức tại Bắc Kinh. Thật
vậy, từ lâu nay Trung cộng đã yểm trợ kẻ thù truyền thống của Ấn Độ là
Pakistan, xem Islamabad là một trong những cánh tay đắc lực để thực hiện dự án
Con Đường Tơ Lụa mới.
Trung cộng dự trù đầu tư 42 tỷ euro tại
Pakistan, với nhiều dự án xây dựng cầu đường, hải cảng. Vấn đề đặt ra là xa lộ
chính của dự án vĩ đại này lại đi ngang qua vùng Cachemire của Pakistan, nơi mà
từ 70 năm nay Ấn Độ vẫn khẳng định chủ quyền. Đây là điều New Delhi không thể
chấp nhận được.
Dù vậy trong cuộc đối đầu với Trung cộng,
Ấn Độ đang trong thế đơn độc. Tất cả các quốc gia trong vùng, ngoại trừ
Bhoutan, đều đã ngả vào vòng tay Bắc Kinh. Trung cộng hứa giúp các quốc gia này
nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng, cấp tín dụng và huy động các tập đoàn xây
dựng của Trung cộng.
Trước mắt, New Delhi đang mở chiến dịch
phản công : vận động một vài nước lân cận như là Sri Lanka hay Nepal kháng cự với
Bắc Kinh. Nhưng có khả năng, Ấn Độ sẽ khó cưỡng lại trước sức thuyết phục mạnh
mẽ của Trung cộng".
Thanh Hà (RFI)
Những Dữ Kiện mơ hồ về Một Vành Đai, Một
Con Đường
Diễn đàn về "Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường"
được Tổ chức tại Trung cộng trong 2 ngày 14 và 15-05-2017 dưới sự chủ toạ của
Chủ tịch Tập Cận Bình đã quy tụ 15,000 đại biểu của hơn 70 tổ chức quốc tế và
130 quốc gia tham dự, kể cả 28 nguyên thủ quốc gia. Báo chí của Trung cộng ít nói tới sinh hoạt của diễn đàn mà
ra sức đánh bóng Tập Cận Bình "đã đưa ra sáng kiến, hiểu rõ, và lập kế hoạch"
cho sáng kiến về Một Vành đai, Một Con đường".
Tài liệu từ Cơ quan Văn hoá và Khoa
học, Giáo dục Liên Hiệp Quốc, UNESCO, cho thấy có rất nhiều tuyến đường giao
thông nối liền Châu Âu, Châu Á, Châu Phi. Giới thương nhân tuỳ theo nhu cầu
hàng hoá và chọn đường giao thông. Theo BBC ngày 14-05-2017 trong bài "Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển không
của riêng ai".
Lụa tuy xuất xứ từ Trung Hoa, nhưng, nghề tơ tầm
cũng lan tràn khắp Châu Á và Châu Âu từ năm 550.
Các nhà truyền giáo, thương nhân, hàng hải Châu Âu
đã thám hiểm và khám phá nhiều vùng đất, tuyến đường mới.
Mãi đến đời Nhà Nguyên (1271-1368) của Trung Hoa mới
vươn ra biển khi Đô đốc Trịnh Hoà chỉ huy một đội tàu 62 chiếc và gần 28,000
quân đến Quy Nhơn (Champa), qua Eo biển Malacca tới Sri-Lanka trên Ấn Độ Dương.
Britannica nhận xét về các chuyến đi của Trịnh Hoà
chỉ làm tăng tầm chính trị của Trung Hoa tại Châu Á trong nửa thế kỷ và tạo ra
làn sóng thực-dân-hoá ở Đông Nam Á.
Vì thế, Nhà Minh (1368-1644) cho đốt các tàu biển đi
xa, buộc dân duyên hải lùi sâu vào bờ và cấm dùng thuyền lớn đánh cá.
Khi Nhà Minh bị Nhà Thanh thôn tính thì lính thuỷ và
thường dân dùng thuyền chạy sang Việt Nam, Mã Lai Á và Nam Dương tạo ra cộng đồng
Minh Hương.
Các con đường giao thông quốc tế đã phổ biến văn
hoá, kiến thức, thương mại cũng như tạo ra vụ gián điệp kinh tế, quốc phòng và
di dân lẫn xâm lược.
Đàng sau chủ trương hấp dẫn và ngôn ngữ trau chuốt đều
che đậy ý đồ đen tối.
Tại lễ khai mạc Diễn đàn, Tập Cận Bình nói: "Chúng tôi không quay trở lại lối chơi cũ giữa
những kẻ thù mà sẽ tạo ra một mô hình hợp tác mới, các bên cùng có lợi ...
Chúng ta nên xây dựng một nền tảng hợp tác mở, duy trì và phát triển nền kinh tế
thế giới mở". Tập tiếp: "đã
đến lúc xây dựng hệ thống các quy tắc về thương mại và đầu tư toàn cầu công bằng,
hợp lý và minh bạch ... sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển mà không can
thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác".
Diễn đàn này thiếu tiếng nói của nguyên
thủ các cường quốc kinh tế thế giới như, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Ấn, Úc, Gia
Nã Đại ... nên tham vọng xây dựng một hệ thống quy tắc phục vụ
quyền lợi của Trung cộng sẽ có thể dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh về Kinh tế
như từng xảy ra thời Liên Xô.
Hội đồng Tương trợ Kinh tế do Liên Xô thành lập từ
tháng 1-1949 gồm có 11 quốc gia, kể cả Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Bắc Việt) đã
không đưa các thành viên phát triển kinh tế do tính chất giáo điều và bao cấp
nên tan rã sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
Truyền thông Trung cộng cho biết Bắc Kinh
đã đầu tư khoảng 1,000 tỉ USD vào Sáng kiến Một Vành đai, Một
Con đường sau 4 năm thực hiện trải dài trên 68 quốc gia, chiếm 40% GDP toàn cầu
và 60% dân số thế giới. Bắc Kinh hy vọng số thành viên sẽ tăng lên 78 quốc gia
vào cuối năm 2017.
Tại Diễn đàn, Tập Cận Bình
cam kết sẽ chi 124 tỉ USD cho "Sáng
kiến Một Vành đai Một Con đường".
Bắc Kinh tuyên bố duy trì chính sách “ba không: không can thiệp vào công việc
nội bộ của quốc gia khác, không tìm kiếm ảnh hưởng toàn cầu, không giành quyền
bá chủ" khi thực hiện chính sách Một vành đai, một con đường.
Dư luận quốc tế phấn khởi nhiều và chỉ
trích cũng chẳng ít.
Về chính trị: Sáng
kiến Một Vành đai, Một Con đường không đơn thuần liên kết và hội nhập mà nhằm
bành trướng"sức mạnh mềm" của Trung cộng. Mô hình Bắc Kinh muốn quảng
bá "xây dựng Trung cộng thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh,
dân chủ, văn minh hài hòa vào năm 2049" trái với nguyên tắc nhân quyền phổ
cập. Liên Xô đã thất bại.
Về kinh tế: thông
qua các gói viện trợ, Bắc Kinh sẽ tuồn công nghệ lạc hậu tới các nước. Các cộng
đồng người Hoa được Bắc Kinh hỗ trợ tích cực sẽ khống chế nền kinh tế của các
quốc gia khác đúng chủ trương của Trung cộng "không chiếm lãnh thổ mà chỉ khai thác đất đai của nước khác".
Nô lệ kinh tế với Trung cộng khó tránh khỏi. Điều này thể hiện rõ nhất tại Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về quân sự: Trung
cộng xây dựng một hệ thống hải cảng tại nhiều quốc gia duyên hải dưới sự kiểm
soát, thậm chí điều hành của giới thân-Bắc Kinh. Các hạm đội của Trung cộng có
thể được tiếp tế, sửa chửa khi hoạt động xa nhà.
Về chiến lược: Trung
cộng khó bị bao vây về quân sự lẫn kinh tế, đặc biệt khi xảy ra chiến tranh. Bắc
Kinh lấn dần vai trò siêu cường duy nhất của Hoa Kỳ.
Ai lợi ai hại trong Sáng kiến Một Vành đai, Một Con
đường?
Các nước nhỏ, nghèo loá mắt trước số tiền viện trợ
khổng lồ, hàng loạt máy móc, hàng hoá rẻ tiền từ Trung cộng sẽ bị tham nhũng,
quản trị yếu kém khiến khối nợ ngày càng phình to và tương lai làm thuê khó
tránh.
Ngược lại, Trung cộng sẽ thu lợi từ các hoạt động đầu
tư thiếu minh bạch để yểm trợ cho các hoạt động kinh tế ở quốc nội và toàn cầu
nhờ khối người tiêu thụ 60% dân số thế giới.
Các quốc gia công nghệ tiên tiến sẽ dễ dàng tiếp cận
với mọi loại thị trường cần hàng hoá cao cấp.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang áp dụng chính
sách của
Nhà Nguyên nên vừa phát triển kinh tế, vừa đe doạ quân
sự để đặt ách thống trị mềm cấp vùng rồi lan khắp toàn cầu.
Đại-Dương