„Lý do chuyến đi của tôi đến Hà Nội và Đà Nẵng là để huấn luyện các
phóng viên của truyền hình Việt Nam (VTV), họ cần được chuẩn bị cho các công
tác tường thuật từ các vùng căng thẳng hay từ mặt trận.“
Những phóng viên tương lai trong bầu không khí chờ đợi chiến tranh
Tác giả: Dieter Herrmann (web.de)
Chuyển ngữ: Tâm Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21)
21/07/2017 (DĐVN21) - Là phóng viên cho
đài phát thanh và truyền hình, ông Dieter Herrmann đã có gần 20 năm hành nghề
trong các khu vực chiến tranh và khủng hoảng, nhất là trong trong cương vị của
một huấn luyện viên cho ký giả, phóng viên. Muốn được êm ả hơn trong đời sống
riêng tư, gần đây ông sang sống ở Úc và tường trình các sự kiện trong vùng. Tuy
nhiên ông vẫn không thể quên được "công việc" và thỉnh thoảng vẫn đi
lại các vùng căng thẳng như Afghanistan, Iraq, Myanmar và các nơi khủng hoảng
khác. Ông viết blog về các kinh nghiệm của mình, dưới đây là bài viết của ông về
chuyến đi huấn luyện tại Việt Nam
* * *
Đài truyền hình Việt Nam lại tiếp xúc với tôi vì một lý do rất đặc biệt, một lý do hoàn toàn chính trị. Trong cương vị của một người phụ trách đào tạo và huấn luyện cho ký giả, tôi phải rất cẩn thận để không bị trở thành một công cụ phục vụ cho một mục đích chính trị nào đó.
Trước đây, tôi đã nhiều lần giảng dậy tại Truyền hình Việt Nam (VTV), điều quan trọng đối với tôi là trình bầy sự kiện một cách cụ thể, chuyên nghiệp mà vẫn phổ biến được "những chuẩn mực của phương Tây". Đây không phải là một việc đơn giản vì Việt Nam là một nước cộng hòa theo xã hội chủ nghĩa với chế độ độc đảng, trong đó các cơ quan truyền thông, nhất là hệ thống truyền hình đều là những cơ quan của nhà nước.
Mặc dù không thường xuyên nhưng vẫn còn chế độ kiểm duyệt. "Cây kéo kiểm duyệt" vẫn còn trong đầu của những người biên tập, nhưng những người khác thì có chiều hướng đi theo một nền báo chí dân chủ, tự do và cho đến nay họ vẫn có thể thực hiện những điều đó mà không bị cản trở.
Chúng ta không nên quên rằng Việt Nam bị xếp vào hàng những nước tồi tệ nhất về tự do báo chí : hạng 175 trong số 180 nước, một thứ hạng mà những người có trách nhiệm cần phải thấy xấu hổ.
Tự do báo chí vẫn còn rất xa vời
Việc truyền đạt và phổ biến giá trị của tự do báo chí là công việc chính của những người như chúng tôi khi làm việc tại các nước như Turkmenistan, Trung cộng, Lào, Aserbaidschan, Bangladesch, Nam Sudan, Sri Lanka, Miến Điện và các quốc gia tương tự.
Và tôi có thể quả quyết với quý bạn là việc truyền đạt các giá trị của tự do không hề là một việc dễ dàng mà thường giống như đu giây giữa "điều mong muốn" và "điều được phép".
Lần này, tôi đến Hà Nội vì lý do rất đặc biệt : Việt Nam cảm thấy bị Trung cộng đe dọa về quân sự. Cách đây 30 năm, hai quốc gia này đã chạm trán trong cuộc chiến tranh ngắn tại biên giới.
Sau đó lại yên ổn, mối bang giao giữa hai nước được cải thiện đáng kể cho đến gần hai năm nay khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lại tuyên bố trước thế giới là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng chủ quyền của họ, họ sẽ xây đựng cơ sở và khai thác tài nguyên tại đó.
Vấn đề là ngoài Trung cộng thì Việt Nam, Đài Loan, Phi, Mã Lai và Brunei cũng đòi chủ quyền trên tất cả hoặc một phần của các quần đảo này.
Chiến tranh đối mặt với một quân đội đông gấp 5 lần
Trong khi chính quyền các nước khác phản ứng tương đối ôn hòa thì có một dạo nhà cầm quyền Việt Nam tại thủ đô Hà Nội đã công khai dọa sẽ có chiến tranh. Vâng, Việt Nam chống Trung cộng. Một quân đội với khoảng 450.000 quân chống lại với đội quân lớn nhất thế giới với 2,5 triệu lính.
Lý do chuyến đi của tôi đến Hà Nội và Đà Nẵng là để huấn luyện các phóng viên của truyền hình Việt Nam (VTV), họ cần được chuẩn bị cho các công tác tường thuật từ các vùng căng thẳng hay từ mặt trận.
Trong buổi huấn luyện kỳ này thì các đề tài về kỹ thuật như đặt máy quay phim, các loại micrô, cách đặt câu hỏi, kỹ thuật ánh sáng, cắt ráp phim chỉ đóng vai trò phụ, mà điều quan trọng chính là cách bảo vệ cho chính mình, bảo vệ các cuộn phim cũng như cách nhận ra các tình huống nguy hiểm hoặc nhận biết các loại võ khí hiểm độc.
Xem chiến tranh như một cuộc mạo hiểm, thật là một sự vô nghĩa chết người
Trong phút chốc tôi đã hiểu ngay là nhiều phóng viên và những chuyên viên thu hình trong lớp học của tôi lại xem việc tường thuật chiến tranh như là một cuộc mạo hiểm lớn, và tôi biết rằng cần phải tẩy xóa những ý tưởng này trong đầu của họ. Tôi đã không ngừng nhắc nhở rằng sự an toàn cho chính cá nhân là điều quan trọng hơn là những hình ảnh thảm khốc hay những lời tường thuật hấp dẫn.
"Đừng muốn làm anh hùng, đừng quên rằng hầu hết những người anh hùng mà chúng ta biết đến đều đã chết cả !". Thật may là đến cuối tuần lễ huấn luyện họ đã ghi sâu vào đầu những câu này. Tôi hy vọng là những đồng nghiệp Việt Nam của tôi sẽ nhớ đến khi gặp tình trạng nghiêm trọng.
Chúng tôi thảo luận về các mối nguy cơ từ mìn, các tay bắn sẻ, các bẫy phục kích rồi cùng nhau tìm cách ứng xử khi bị đối phương bắt giữ. Ở đây, tôi có thể kể lại một số kinh nghiệm riêng của mình.
Chẳng là trong thời gian hành nghề ký giả tôi đã có dạo bị Taliban giam ở Afghanistan, đã từng bị mật vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắt giam nhiều lần và đã từng "được" ở trong tù của công an Zaïre. Ngoài ra tôi đã qua khóa huấn luyện đặc biệt về hành nghề tại những vùng tranh chấp và chiến trận, trong nhiều ngày chuẩn bị cho trường hợp bị bắt làm con tin.
Tại sao người ta không đủ khôn khéo để giải quyết các mâu thuẫn bằng đường lối ngoại giao ?
Khi kết thúc khóa huấn luyện tôi đã có một cảm giác không yên về các phóng viên và chuyên viên quay phim Việt Nam. Có một điều gì như "không khí hồ hởi chào đón chiến tranh" còn ngự trị ở một số đồng nghiệp này, một cảm nhận có thể chết người trong tình huống hiểm nguy.
Niềm hy vọng của tôi là chính quyền Bắc Kinh và Hà Nội giữ được bình tĩnh và đối thoại với nhau. Vấn đề chỉ là một số quần đảo nhỏ bé với chưa đến 2000 cư dân, mà đa số là quân lính của các quốc gia đang tranh chấp.
Bản gốc tiếng Đức: Dieter Herrmann, Vietnam: Künftige Reporter in Kriegseuphorie, web.de 17/07/2017
https://web.de/magazine/reise/blog/vietnam-kuenftige-reporter-kriegseuphorie-32424800
Vietnam: Künftige Reporter in Kriegseuphorie
Ein Blogbeitrag von Dieter Herrmann
Aktualisiert am 17. Juli 2017, 16:54 Uhr
Dass das vietnamesische Fernsehen sich wieder bei
mir gemeldet hat, hat einen sehr speziellen Grund - und es ist ein
hochpolitischer. Vorsicht ist angebracht in meiner Funktion als Ausbilder
beziehungsweise Trainer für Journalisten, denn ich will mich auf keinen Fall
vor einen politischen Karren spannen lassen.
Bei "VTV" (Vietnam TV) habe ich schon
zuvor mehrfach unterrichtet. Immer war es wichtig, sachlich und fachlich zu
bleiben und dabei trotzdem "westliche Werte" zu vermitteln. Ganz
einfach war das nie - immerhin ist Vietnam eine sozialistische
Einparteien-Republik und die Medien, allen voran das Fernsehen, sind staatliche
Betriebe.
Zensur kommt vor, wenn auch nicht mehr sehr häufig.
Viele Redakteure haben natürlich noch immer "die Schere im Kopf",
andere orientieren sich eher an Werten der freien, demokratischen Presse und
können das bisher auch weitgehend ungehindert umsetzten.
Vergessen sollte man nicht, dass Vietnam auf der
Liste der Pressefreiheit zu den Schlusslichtern gehört. Platz 175 von 180 ist
wahrlich eine Position, die die Verantwortlichen beschämen sollte.
Weit entfernt von freiem Journalismus
Die Vermittlung und Verbreitung der Werte einer
freien Presse ist es, weswegen Leute wie ich in Ländern wie Turkmenistan,
China, Laos, Aserbaidschan, Bangladesch, Südsudan, Sri Lanka, Myanmar und
ähnlichen Ländern arbeiten.
Und ich kann Ihnen versichern: Einfach ist die
Vermittlung unserer Freiheitswerte nur selten und eine Gratwanderung zwischen
"Möchten" und "Dürfen" ist es fast immer.
Diesmal ist der Grund meiner Reise nach Hanoi sehr
speziell: Vietnam fühlt sich militärisch von China bedroht. Schon vor rund 30
Jahren haben die beiden Staaten einen kurzen Grenzkrieg geführt.
Danach trat Ruhe ein, die Beziehungen wurden
wesentlich besser: Bis die Volksrepublik China vor gut zwei Jahren in aller
Welt verkündete, dass man ab sofort die Paracel- und die Spratly-Inseln als
eigenes Hoheitsgebiet betrachten, dort Siedlungen bauen und Rohstoffe ausbeuten
würde.
Das Problem: Neben China erheben auch Vietnam,
Taiwan, die Philippinen, Malaysia und Brunei Ansprüche auf alle oder einen Teil
dieser Inseln.
Krieg gegen eine Armee, die mindestens
fünfmal stärker ist
Während sich die Regierungen der anderen Länder
relativ ruhig verhalten, droht die Administration in der vietnamesischen
Hauptstadt Hanoi zeitweilig sogar unverhohlen mit Krieg. Ja, Vietnam gegen
China. Eine Armee mit rund 450.000 Soldaten gegen die mit 2,5 Millionen
Soldaten größte Streitkraft der Welt.
Journalisten von VTV sollten sich darauf
vorbereiten, aus möglichen Spannungs- oder Kriegsgebieten berichten zu müssen,
deshalb also meine Reise nach Hanoi und DaNang.
Bei dieser Unterrichtseinheit soll es also nur am
Rande um Kameraeinstellungen, Mikrofontypen, Fragetechniken, Beleuchtung und
Filmschnitt gehen, sondern vor allem darum, wie man sich um persönlichen Schutz
kümmert, wie man sein Videomaterial sichert und wie man bedrohliche Situation
sowie heimtückische Waffen erkennt.
Krieg als Abenteuer, was für ein
tödlicher Unsinn
Sehr schnell wird klar, dass viele der Reporter und
Kameraleute in meinem Unterricht Kriegsberichterstattung für ein großes
Abenteuer halten und ebenso schnell ist mir klar, dass ich ihnen genau diesen
Zahn ziehen muss. Immer wieder versuche ich zu vermitteln, dass die eigene
Sicherheit grundsätzlich einen höheren Stellenwert hat, als dramatische Bilder
und spannende Reportagen.
"Versucht nicht, Helden zu sein. Vergesst
nicht, dass die meisten Helden, die wir kennen, tot sind." Diese Sätze
haben sie sich bis zum Ende der Unterrichtswoche eingeprägt. Zum Glück. Ich
hoffe, dass sich die vietnamesischen Kolleginnen und Kollegen im Ernstfall
daran erinnern.
Wir diskutieren über die Gefahr von Minen,
Scharfschützen und Hinterhalten und versuchen zu erarbeiten, wie man sich
verhalten sollte, wenn man (von der einen oder anderen Seite) gefangen genommen
werden sollte. Ein bisschen kann ich aus Erfahrung sprechen.
Immerhin war ich eine Weile im Knast der
afghanischen Taliban, wurde vom türkischen Geheimdienst mehrfach festgenommen
und "durfte" ein paar Tage bei der Polizei im ehemaligen Zaire
verbringen. Alles, weil ich meine Arbeit als Journalist gemacht habe. Vor allem
aber wurde ich bei meiner Spezialausbildung für die Arbeit in Kriegs- und
Krisengebieten mehrere Tage auf eine mögliche Geiselnahme vorbereitet.
Warum sind Menschen oft nicht
intelligent genug, Probleme auf diplomatischem Weg zu lösen?
Was die Reporter und Kameraleute in Vietnam angeht,
so habe ich nach Abschluss meines Unterrichts kein wirklich gutes Gefühl. Unter
einigen der Kolleginnen und Kollegen herrscht so etwas wie
"Kriegseuphorie" - ein Empfinden, das in gefährlichen Situationen
tödlich sein kann.
Meine Hoffnung ist, dass die Regierungen in Peking
und in Hanoi Ruhe bewahren und miteinander reden. Es geht schließlich
"nur" um einen Haufen winziger Inselchen mit insgesamt weniger als
2.000 Bewohnern. Die meisten davon sind wohl Soldaten der Staaten, die das
Territorium beanspruchen.
-----------------------------------------------------------------------------------
Blogger
Dieter Herrmann
Beruflich ist Dieter Herrmann immer wieder in
Kriegs- und Krisengebieten als Ausbilder unterwegs. Privat will er es jetzt
etwas ruhiger angehen und lebt deshalb seit einiger Zeit in Australien und
berichtet aus der Region. Im Blog schreibt er auch über seine Erlebnisse auf
Reisen.