13.11.2017

Nhân quyền tại VN sẽ tốt hơn khi Mỹ rời TPP?- Nguyễn Quang Duy

Nhân quyền tại VN sẽ tốt hơn khi Mỹ rời TPP?


tpp

Khi Tổng thống Donald Trump ký quyết định không tham gia TPP, nhà báo Phạm Chí Dũng trao đổi với BBC Tiếng Việt với bốn nhận định tóm tắt như sau:

"Không có TPP, thứ nhất là công đoàn độc lập sẽ không được thành lập, không được thí điểm thành lập, thứ hai không chấp nhận, không thừa nhận xã hội dân sự, thứ ba là sẽ không có thả tù nhân lương tâm,… và thứ tư là sẽ 'đàn áp' nhiều hơn…"
Ông Phạm Chí Dũng đặt không đúng vấn đề.
Quyết định ông Trump không phải "không có TPP", đúng ra phải là "TPP không có Mỹ". 11 quốc gia còn lại sẽ tiếp tục ngồi lại với nhau và (có thể) TPP vẫn sẽ tồn tại.
Đương nhiên Hoa Kỳ vẫn được xem là quốc gia chủ lực nên quyết định không tham gia TPP của Mỹ có ảnh hưởng đến hiệu quả của TPP.

Nhưng đừng quên rằng thay vì đứng chung trong TPP, Hoa Kỳ sẽ tiến hành các hiệp định song phương, trong đó sẽ (có thể) có hiệp định giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Bài viết này đứng từ nhận định nói trên cho thấy nhân quyền tại Việt Nam (có thể) sẽ tốt hơn.

Thất bại mậu dịch toàn cầu

Khi đặt bút ký lệnh, ông Trump tuyên bố: "Điều chúng ta vừa mới làm là một điều vô cùng to lớn cho người lao động Mỹ."
Trên lý thuyết, giao thương tự do sẽ mang lại lợi ích chung cho mọi quốc gia.
Vietnam prepares for Lunar New YearBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionTổng thống Trump ký sắc lệnh rút khỏi TPP vào thời điểm Việt Nam đang chuẩn bị đón năm mới Đinh Dậu
Thực tế lại chứng minh Hoa Kỳ chịu thiệt thòi chịu bất công vì các lý do sau:
Trong khi Mỹ thả nổi đồng tiền, thì Trung Quốc và Việt Nam định giá đồng tiền, giảm giá hàng xuất cảng, tăng giá hàng nhập cảng, gây bất lợi cho Mỹ.
Trong khi nghiệp đoàn và hội đoàn Mỹ hoạt động tự do, thì Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia cộng sản mọi hội đoàn đều bị Mặt trận Tổ quốc và đảng Cộng sản kiểm soát.
Trong khi các doanh nghiệp của Mỹ phải cạnh tranh sống còn, thì tại Trung Quốc, Việt Nam nhiều tập đoàn kinh tế nằm trong tay nhà nước hay được nhà nước bảo hộ.
Trong khi môi trường tại Mỹ được quan tâm đúng mức, tại Trung Quốc và Việt Nam môi trường đang bị hủy hoại trầm trọng.
Trung Quốc và Việt Nam đánh thuế hàng của Mỹ rất nặng, thì thật bất công khi hàng hóa hai nước trên nhập vào Mỹ một cách dễ dàng nhẹ thuế.
Việt Nam chỉ là một sân sau của hàng hóa Trung Quốc, ưu đãi cho Việt Nam không khác gì ưu đãi cho Trung Quốc, quốc gia đang được chính phủ Trump quan tâm.
Và điều quan trọng nhất Mỹ là quốc gia tự do, còn Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia cộng sản, người dân hai nước này không có một chút quyền.
Hậu quả là hàng chục triệu lao động Mỹ bị mất việc và hàng triệu người khác đang bị đe dọa mất việc khi Hiệp định TPP có hiệu lực.
Những người này đã bầu cho ông Trump. Và vì thế ông Trump sẽ phải đại diện quyền lợi của họ và bảo đảm quyền có công ăn việc làm cho họ.
Tóm lại, một hiệp định song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nếu được ký kết sẽ rất cụ thể để có thể kiểm soát một cách có hiệu quả các điều khoản về công đoàn, tự do lập hội và hội họp…, nói chung là tốt hơn cho nhân quyền Việt Nam.

Sửa soạn cho công đoàn tự do


Vietnamese workers are seen as they go on strike at the Keyhinge Toy plant in the central city of Da Nang, 30 January 2008Bản quyền hình ảnhSTR/AFP/GETTY IMAGES
Image captionCông nhân đình công tại một nhà máy ở Đà Nẵng hồi 1/2008

Trên diễn đàn BBC, tôi từng chia sẻ ý kiến là phong trào công đoàn tại Việt Nam chẳng khác gì những ngọn gió tự phát, thiếu tổ chức và nhanh chóng tàn lụi. Vì thế công đoàn tự do tại Việt Nam gần như chưa có.
Vẫn biết giới chức cộng sản luôn kiềm tỏa phong trào là lý do khách quan, nhưng thiếu đường lối, chiến lược để xây dựng được tổ chức xuất phát từ công nhân, phục vụ công nhân, phát triển nhờ công nhân chính là vấn đề những người hoạt động công đoàn cần nhận ra.
Nếu tình trạng vẫn tiếp tục thì mọi hiệp định thương mại sẽ chẳng mang lại mấy lợi ích thiết thực cho tầng lớp công nhân và công đoàn cũng chỉ là biến dạng của công đoàn nhà nước hiện nay.
Xã hội dân sự đã và đang chuyển biến.
Chẳng khác gì sinh hoạt công đoàn tự do, các tổ chức mệnh danh là tổ chức xã hội dân sự mà nhà báo Phạm Chí Dũng nhắc đến vừa ít, vừa thiếu tổ chức, thiếu sinh hoạt và đang tự cô lập.
Thực tế, trong vòng 20 năm trở lại đây tại Việt Nam đã hình thành một xã hội dân sự với thật nhiều tổ chức hoạt động công khai.
Các tổ chức dân sự gồm tổ chức tôn giáo, hướng đạo, đồng hương, từ thiện, môi trường, nghiên cứu, các câu lạc bộ, các nhóm thân hữu. Họ đều là những tổ chức vô vụ lợi với những mục đích khác nhau.
Các tổ chức này sẽ càng ngày càng mở rộng và thoát dần sự kiểm soát của nhà cầm quyền cộng sản.

Tình hình nhân quyền Việt Nam


Chính trị MỹBản quyền hình ảnhJOE RAEDLE/GETTY
Image captionTân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tỏ ra có những chính sách trái ngược với người tiền nhiệm, ông Barack Obama, đặc biệt trong Hiệp định TPP

Để giữ vững thể chế, chính quyền cộng sản thường xuyên và liên tục gia tăng trấn áp thành phần hoạt động xã hội.
Nhưng vì nhân quyền là giá trị chung cho toàn nhân loại, các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Liên minh Âu châu có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở Hà Nội.
Và để nhắc nhở Hà Nội, họ không chỉ dùng các hiệp định thương mại mà còn dùng mọi phương tiện có thể có được như ngoại giao, viện trợ, quân sự, giáo dục, v.v…
Về nhân quyền cho Việt Nam rất có thể chính phủ của ông Trump sẽ cứng rắn hơn. Ông cũng không để nhà cầm quyền cộng sản lợi dụng nhân quyền như một phương tiện mua bán, đổ chác tù nhân lương tâm.

Kết luận

Khi Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam ông nhắc nhở chúng ta chuyện Việt Nam là của người Việt.
Tổng Thống Trump gởi một tín hiệu mạnh mẽ và rõ ràng hơn người Mỹ phải lo cho người Mỹ và người Mỹ sẽ thương lượng với người Việt một cách công bằng và bình đẳng hơn.
Nói chung, nhân quyền bao gồm các quyền hoạt động công đoàn, hoạt động dân sự không do ai ban cho chúng ta, mà phải qua sự bền bỉ vừa đấu tranh, vừa học tập, vừa thực tập mới có thể có được.
Khi chúng ta chưa nhận định đúng vấn đề, chưa có được đường lối, chiến lược để hoạt động đúng đắn thì đừng vội mong chờ nhân quyền được tốt hơn qua bất cứ hiệp định nào.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia.