Kỷ niệm 37 năm 'cả nước chống Trung cộng’
BBC
Image
copyright AFP Image caption Nhân viên xưởng in Tiến Bộ tại
Hà Nội phản đối Trung cộng xâm lược ngày 19/2/1979
Báo chí trong nước đăng bài đánh dấu sự kiện 37 năm ngày toàn quốc tổng
động viên chống quân Trung cộng xâm lược trong bối cảnh đang có quan ngại Bắc
Kinh có thể áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Hôm 5/3, VnExpress tường thuật: “Ngày 5/3/1979, trong tình thế cấp bách chống lại hơn nửa triệu quân Trung
cộng xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng
động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến.”
"Phó
thủ tướng Trung cộng Đặng Tiểu Bình thời điểm đó tuyên bố "Phải dạy cho
Việt Nam một bài học". Cuộc chiến biên giới phía Bắc nổ ra giữa lúc các
quân đoàn chủ lực của Việt Nam đang chiến đấu với quân Khmer Đỏ ở Campuchia.”
“Bài xã luận
trên báo Nhân dân ra ngày 5/3/1979 nêu rõ "Lời kêu gọi của trung ương là
lời hịch quyết chiến quyết thắng của tổ quốc. Tất cả con em đất nước Việt Nam
đang đi vào cuộc chiến đấu mới: cả nước đánh giặc, toàn dân là lính"… 50 triệu người Việt Nam
khi ấy đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình thế chuyển từ thời bình sang thời chiến,”
báo này viết.
VnExpress còn dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng
Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, Chính ủy Sư đoàn 308: "Lệnh tổng động viên mới được ban ra, Trung cộng rút quân nên lệnh tổng
động viên chưa kịp thực hiện. Dù chúng ta không mong muốn, nhưng nếu quân Trung
cộng còn ở lại thì chắc chắn lệnh tổng động viên sẽ được thực hiện rất nhanh."
Báo Tuổi Trẻ đăng lại bản tin phát thanh đặc biệt
sáng 5/3/1979 của Đài tiếng nói Việt Nam "kêu gọi cả nước chống Trung cộng",
trong đó có đoạn:
"Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non sông,
đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm.
Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải
ra sức chiến đấu để tự vệ... Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả
nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền
thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc."
Image
copyright AP Image caption Các cuộc xuống đường tưởng niệm
liệt sĩ chống Trung cộng năm 1979 thường bị chính quyền ngăn cản
Theo chương trình tổng động viên, Việt Nam khi đó áp
dụng chính sách quân sự hóa toàn dân và vũ trang toàn dân, theo đó nam giới từ
18 đến 45 tuổi và nữ giới từ 18 đến 35 tuổi "nếu đủ điều kiện" thì
đều "gia nhập hàng ngũ du kích và tự vệ", và các lực lượng này
"phải làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu" một khi chiến sự
xảy ra ở địa phương.
Cuộc chiến biên giới phía Bắc diễn ra từ ngày 17/2 đến ngày 5/3/1979 nhưng
xung đột biên giới kéo dài dai dẳng đến năm 1988.
'Chung số phận'
Chỉ trước ngày kỷ niệm 'tổng động viên chống quân Trung
cộng xâm lược' ít hôm, ngày 29/2 vừa qua ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối
ngoại Trung ương, Đặc phái viên của ông Nguyễn Phú Trọng, đã sang Bắc Kinh hội
kiến Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình.
Thông tấn xã Việt Nam nói ông đặc phái viên "trân trọng chuyển tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung
cộng Tập Cận Bình thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn ông Tập
Cận Bình đã gửi thư mừng và cử Đặc phái viên sang chúc mừng thành công của Đại
hội XII".
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói "Trung cộng và Việt Nam cùng chung số phận,
cũng như hai đảng cộng sản của hai nước".
Ông cũng nhấn mạnh: "Phát triển quan hệ Trung-Việt là trách nhiệm lịch sử của chúng ta,
phù hợp lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước."
Bản tin của hãng thông tấn nhà nước Trung cộng nói ông
Tập khẳng định "Đảng và Chính phủ Trung cộng hết sức coi trọng quan hệ
Trung-Việt, nguyện kiên trì trước sau như một phát triển quan hệ lâu dài, bền
vững với Việt Nam theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt", nhưng không
đề cập tới các vấn đề cụ thể.
'Phản đối gay gắt'
Image
copyright EPA Image caption Tháng 2/2016, Việt Nam phản đối
Trung cộng đưa tên lửa đến Hoàng Sa
Mới đây Việt Nam phản đối gay gắt việc Trung cộng
tăng cường hiện diện quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt
Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Đang có quan ngại rằng Trung cộng có thể áp đặt vùng
nhận dạng phòng không ADIZ trên Biển Đông, động thái chắc chắn sẽ làm quan
hệ Việt-Trung thêm căng thẳng.
Hồi cuối năm 2015,
phóng viên Reuters Greg Torode viết:
" Quân đội Việt Nam đang tăng cường
vũ trang để chuẩn bị nếu xảy ra xung đột với Trung cộng sau một thập niên dài
trên đường hiện đại hóa. Đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Hà Nội kể từ
đỉnh điểm cuộc chiến tranh Việt Nam."
Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo phóng viên
Reuters, là nhằm "đánh đuổi người
hàng xóm khổng lồ khi căng thẳng lên cao vì xung đột ngoài Biển Đông. Nếu mục
tiêu này không đạt được, thì Việt Nam vẫn có thể tự vệ trên mọi mặt trận khác".
Cây viết Torode cũng dẫn lời Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc
tại Canberra, nói: "Nếu xung đột xảy
ra, Hà Nội có thể nhắm vào các tàu container thương mại và tàu chở dầu có gắn
cờ Trung cộng trên biển Đông."
Tuy nhiên, "mục
tiêu không phải là đánh thắng lực lượng hùng mạnh của Trung cộng mà là “gây ra
những tổn thất thực sự và bất an tinh thần, khiến tỷ giá lãi suất của bảo hiểm
Lloyd tăng phi mã và khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn”, ông Carl Thayer nói.